Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giáo dục tính cách cho trẻ thông qua lao động chân tay

Tạp Chí Giáo Dục

Vic hình thành tính cách cn thiết cho tr thông qua lao đng chân tay là mt trong nhng bin pháp quan trng trong giáo dc tr hin nay. Các nhà giáo dc chia s rng nếu tr không đưc lao đng chân tay s dn đến khiếm khuyết v nhân cách sau này, cho dù bt k thi đi nào. Đó cũng là nhn đnh da trên cơ s phân tích khoa hc v lý lun v s phát trin ca tr.


Giáo dc tính cách cho tr thông qua  lao đng chân tay là điu rt cn thiết. Ảnh: IT

Quan nim sai lm trong giáo dc tr

Thực tế, ngày nay với sự phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có các điều kiện để trẻ được hưởng thụ một nền giáo dục công bằng, tiến bộ, khoa học… Mặc dù, những điều kiện giáo dục tốt nhất được đáp ứng cho trẻ, song vẫn còn một bộ phận trẻ phát triển lệch lạc cả nhận thức, hành vi cũng như các giá trị sống. Chị Hòa (Biên Hòa, Đồng Nai) chia sẻ: “Gia đình tôi điều kiện kinh tế khá, chúng tôi quyết tâm đầu tư chăm sóc con cái tối đa, làm sao để cháu đạt được những kết quả tốt, sau này cháu sẽ nhanh chóng trưởng thành và gặt hái được thành công theo lĩnh vực cháu mong muốn. Tuy nhiên, khi bước vào lớp 9, càng ngày cháu càng làm cho vợ chồng tôi thất vọng. Ngoài việc học, cháu không biết làm thêm một công việc nào khác trong gia đình, đơn giản chỉ là nấu cơm, giặt giũ. Cháu không biết chia sẻ công việc, không biết quý trọng tiền bạc của cha mẹ, cho bao nhiêu, tiêu xài bấy nhiêu… Gần đây cháu còn tư tưởng không muốn học vì không biết học nhiều để làm gì. Chúng tôi thất vọng vô cùng!”.

Không chỉ trường hợp gia đình chị Hòa mà có khá nhiều trường hợp tương tự, vì nhiều lý do mà trẻ lại không có cơ hội được tham gia lao động nên dẫn đến nhiều hệ lụy như lười biếng, thiếu đồng cảm, nghèo nàn về giá trị sống. Thậm chí ngay cả xu hướng chọn nghề cho con của một phụ huynh (ở Dĩ An, Bình Dương) cũng có suy nghĩ đơn giản, chị ấy đã tâm sự: “Thời đại này hướng cho con cái làm việc trong văn phòng là tốt nhất, không biết nấu ăn, giặt giũ mà kiếm được nhiều tiền cũng tốt, nên ngay từ giờ tôi cũng hướng cho con công việc phù hợp trong một xã hội công nghiệp. Không cần cho con phải lao động chân tay mà có thể bằng nhiều hình thức khác cũng giúp các cháu phát triển toàn diện”. Ngược lại, gia đình anh Quế (TP.HCM) lại rất tự hào về cách giáo dục con trai của anh đang tuổi dậy thì. Anh chia sẻ: “Hàng ngày, ngoài việc học thì chúng tôi tranh thủ sắp xếp thời gian để cháu tham gia một vài công việc gia đình như rửa bát chén, quét nhà, giặt giũ, lau nhà… giờ đây trở thành thói quen nên công việc đó cháu cảm thấy không khó khăn và rất tự tin, chủ động, biết cách bố trí để hoàn thành trong thời gian sớm nhất”.

Thit thòi trong giáo dc toàn din nhân cách ca tr

Không được lao động chân tay là sự thiệt thòi trong giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ. Có thể nhận thấy ở xã hội nào thì lao động chân tay là điều rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Trong giáo dục toàn diện, lao động nói chung và lao động chân tay nói riêng là một nội dung không thể thiếu trong mỗi gia đình và nhà trường. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà một số trẻ hiện nay không được giáo dục thông qua lao động chân tay, từ đó dẫn đến sự phát triển lệch lạc trong nhân cách, trẻ rất khó thích ứng được với điều kiện mới cũng như ứng phó với nhiều tình huống phát sinh. Hệ quả là các em khiếm khuyết, lệch lạc về nhân cách, một khoảng trống trong hệ giá trị. Một số trẻ vì thiếu lao động chân tay nên không cảm nhận được giá trị hoặc biết tỏ thái độ với những thành quả lao động do chính mình hoặc do người khác tạo ra. Đặc biệt, khi trẻ được chiều chuộng quá mức, tiền bạc được tiêu xài thoải mái thì dần dần các em không biết quý trọng giá trị của lao động và thành quả lao động. Chính vì không được lao động chân tay nên khi gặp tình huống, khi phải tham gia các hoạt động bằng cơ bắp thì trẻ lúng túng, sai sót, thậm chí biểu hiện lười biếng, thiếu tính tích cực, ý thức tổ chức kỷ luật lao động kém, tùy tiện, lười nhác, cẩu thả, trách nhiệm công việc thấp. Ngược lại, khi trẻ được giáo dục bài bản, được tổ chức cuộc sống thông qua lao động chân tay thì những đứa trẻ đó luôn hăng hái với công việc lao động, mong muốn được thể hiện mình trong lao động, tích cực, tự giác, chủ động với công việc, trân trọng những giá trị và đặc biệt là các em thích nghi tốt với điều kiện mới, nhất là trong hoàn cảnh khó khăn.

Mi mt hot đng lao đng chân tay dù đơn gin nhưng đu có giá tr. Bên cnh đó không nên cng nhc áp đt các em phi la chn công vic theo ngưi ln, mi loi hình lao đng đu có ý nghĩa nht đnh, có th các em la chn công vic trí óc, lao đng ti công s, vi áp lc ln, thu nhp cao hoc các em chp nhn lao đng ph thông, gim áp lc, thu nhp va phi… Song, lao đng chân tay trong giai đon nhng năm tháng đu đi là rt cn thiết trong sut quá trình giáo dc tr.

Một số phụ huynh nhận thức thiếu đầy đủ trong sự phát triển và trưởng thành của con trẻ dẫn đến không quan tâm hoặc thiếu coi trọng trong việc giáo dục thông qua lao động chân tay. Ngoài ra, việc giáo dục lao động ở một số trường phổ thông còn bị xem nhẹ, với nội dung dạy học lớn, cường độ cao, áp lực thành tích không nhỏ dẫn đến việc tổ chức cuộc sống lao động cho trẻ để rèn luyện hình thành ý thức và kỹ năng lao động còn hạn chế.

Tại Nhật Bản, việc giáo dục thông qua lao động chân tay là rất cần thiết, theo họ thì trước khi trở thành một giám đốc giỏi thì đầu tiên anh phải là người nhân viên tốt. Ở Tokyo, trường đại học nổi tiếng nhất là Đại học Tokyo, sinh viên ở trường này nếu có đến làm cho công ty tàu hỏa của thành phố thì việc đầu tiên họ phải làm là dọn dẹp nhà vệ sinh, cắt vé. Điều đó có nghĩa là, mỗi con người muốn thành công trong công việc đều phải có hoạt động trải nghiệm phong phú, đa dạng trong thực tiễn thì sau này mới có điều kiện phát triển tốt. Đúng như cố nhà giáo Văn Như Cương nói với học sinh trường Lương Thế Vinh: “Không có lao động thì không có sáng tạo. Một người lười lao động thì chắc chắn không làm việc gì thành công”. Bởi lẽ, lao động bao giờ cũng là nguồn mạch vô tận để con người sáng tạo và phát triển. Vì vậy, trong giáo dục con trẻ muốn trưởng thành và phát triển thì nhất thiết phải coi trọng giáo dục thông qua lao động chân tay. Hãy cho trẻ ngay từ nhỏ trải nghiệm những công việc lao động chân tay đầu tiên để trẻ hiểu được, cảm nhận được và thấy được ý nghĩa của thành quả lao động mà các em cố gắng mới có được. Giáo dục và tổ chức cuộc sống cả ở gia đình và nhà trường để các em được tham gia hoạt động lao động chân tay một cách tự giác chứ không phải ép buộc. Người lớn thực sự hiểu các em, tôn trọng các em song cũng đặt ra yêu cầu cho các em trải nghiệm thông qua lao động chân tay.

Phm Th Dung
(Ging viên Trưng Đi hc Nguyn Hu)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)