Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giáo dục tinh thần làm việc tập thể cho người trẻ

Tạp Chí Giáo Dục

mt lp CĐ tôi ph trách, khi giao bài tp nhóm v nhà, mt s sinh viên nói vi tôi: “Thy cho em t lp nhóm đưc không? Vì va ri, chia nhóm theo t nhưng trong quá trình làm bài tp, ch có mt s bn tham gia, phn nhiu còn li không chu đóng góp gì hết. Ti chng tính đim thì các bn không làm gì cũng đưc đim như các bn phi vt v chun b, vy là không công bng…”.


Giáo viên cn chú trng rèn luyn k năng làm vic nhóm cho hc sinh, sinh viên mt cách thưng xuyên (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Tôi phải giải thích cho các em hiểu rằng, việc xếp nhóm đã được cả lớp thống nhất, trong quá trình làm bài, các sinh viên phải tổ chức làm việc với nhau, có sự phân công, phối hợp với nhau; nếu nhóm không làm được các điều đó thì không phát huy được trí tuệ tập thể, sẽ khó thực hiện bài tập một cách tốt nhất, sẽ khó cạnh tranh với các nhóm khác. Do đã nhận thấy điều này nên trong quá trình lên lớp, khi làm các bài tập nhóm, tôi có một số giải pháp khắc phục. Mỗi bài tập tôi lại tổ chức các nhóm khác nhau, trong nhóm phân công một thư ký để ghi chép các ý kiến và một nhóm trưởng có trách nhiệm trình bày phần tập hợp; khi trình bày xong thì các thành viên có thể bổ sung; đồng thời, các nhóm phải lắng nghe phần trình bày của nhóm khác để chất vấn, phản biện… Như vậy, với các nhóm nhỏ (5-7 thành viên) thì gần như mỗi thành viên đều có trách nhiệm và có đóng góp vào công việc chung của nhóm. Khi chấm điểm, tôi thường công khai điểm của từng nhóm, trong đó luôn có điểm thưởng cho các thành viên có đóng góp tích cực (trình bày lưu loát, có các ý kiến phản biện sắc sảo, có câu hỏi hay…, đặc biệt là thành viên thể hiện được vai trò dẫn dắt, định hướng hoạt động cho cả nhóm). Có khi tôi giao nhóm bình bầu sự đóng góp của từng thành viên bằng các nhận xét cụ thể hoặc nhóm tự chấm điểm A, B, C với nhau, để căn cứ vào đó tôi cân nhắc cho điểm đối với từng cá nhân.

Trên thực tế, không khó nhận thấy tinh thần làm việc tập thể của nhiều học sinh, sinh viên không được tốt. Từng cá nhân có thể thể hiện năng lực rất tốt nhưng khi cần phối hợp, làm việc nhóm với nhau thì kết quả lại không mỹ mãn, thậm chí trong một số trường hợp, kết quả lại còn kém hơn do các cá nhân thực hiện. Biểu hiện thường thấy là khi phân nhóm, phần nhiều học sinh, sinh viên có xu hướng muốn làm việc cùng với nhóm bạn thân hoặc bạn thường chơi chung mà khó chấp nhận các thành viên khác; khi tổ chức nhóm, thường chỉ thu hút được các thành viên tích cực, còn những thành viên khác nếu không nhiệt tình tham gia thì nhóm (hoặc nhóm trưởng) cũng không chú ý phân công; nếu nhóm đó ổn định và làm các việc khác nhau thì từng vị trí đã được phân công thường không thay đổi nên khi có những hoạt động khác lạ thì sự thích nghi có phần không tốt…

Có thể thấy rằng, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc tập thể là một kỹ năng quan trọng và cần thiết với hầu hết mỗi người trong môi trường làm việc hiện nay. Bởi trừ những việc hoạt động đơn lẻ hoặc làm việc với máy móc, phần nhiều các việc còn lại cần có sự phối hợp, chia sẻ trách nhiệm và thông tin cho nhau để hiệu quả cuối cùng của phần việc được phân công đạt mức cao nhất. Khi đó, phải phát huy tối đa vai trò, sự đóng góp của từng thành viên trong một tập thể có tổ chức và có sự phân công hợp lý dựa trên năng lực, thói quen, kinh nghiệm… Trong một số trường hợp, làm việc nhóm đồng thời thể hiện sự giúp đỡ, thúc đẩy vươn lên cho các thành viên có hạn chế nhất định, cũng như phát huy năng lực của thành viên nổi trội, coi đó như là một dịp rèn luyện bổ ích. Không chỉ vậy, hoạt động nhóm còn có thể truyền cảm hứng cho nhau khi các thành viên có thể bộc lộ những tố chất thuyết phục của mình. Dĩ nhiên, ở tập thể đó, luôn cần một người chỉ huy có khả năng tổ chức, điều hành, biết cách khuyến khích sự sáng tạo và sức đóng góp của các thành viên. Người chỉ huy đó nếu kiêm luôn vai trò thủ lĩnh thì càng tốt, nếu không thì phải là một người đứng đầu thực sự. Trong chừng mực nào đó, làm việc nhóm là cơ hội để tìm ra các thủ lĩnh, những người có năng lực chỉ huy để giới thiệu vào các vị trí ở trường, ở lớp như ban cán sự lớp, chỉ huy Đội, cán bộ Đoàn…

Nhìn nhận vai trò quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm, nhà trường, giáo viên cần chú trọng rèn luyện kỹ năng này một cách thường xuyên, khoa học. Việc rèn luyện này nên tiến hành từ bậc tiểu học, để các em hình thành nhận thức và tư duy tích cực về việc phối hợp làm việc nhóm cũng như tinh thần làm việc tập thể. Trong các bài học, nên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ để thảo luận, làm bài tập nhóm, thuyết trình…; khi sinh hoạt ngoại khóa, tham gia các trò chơi, giáo viên cũng nên tổ chức thành nhiều nhóm có thi đua với nhau để tăng động lực làm việc. Nên thay đổi thường xuyên các nhóm để rèn luyện khả năng tổ chức nhóm cũng như sự phân công, thay vì để một nhóm ổn định thì các vị trí ít có cơ hội thể hiện ở vai trò khác. Khi các nhóm thể hiện xong, giáo viên nên nhận xét nhóm đã thực hiện tốt và chưa tốt những điểm nào, cần rút kinh nghiệm điều gì cho lần sau, nhất là trong việc phối hợp. Khi chấm điểm hoặc tính thành tích, giáo viên tránh “cào bằng”, tức là đánh giá tất cả các thành viên của nhóm như nhau, mà phải có phân biệt sự đóng góp để biểu dương các thành viên tích cực, tiêu biểu; cần thiết có thể phê bình những thành viên chưa nhiệt tình tham gia.  Quá trình tổ chức nhóm, giáo viên cũng nên lưu ý đến việc tị nạnh, so bì hoặc ôm đồm của các thành viên để có sự nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời, hợp lý. Dĩ nhiên, quá trình đó thế nào cũng xuất hiện những cá nhân nổi trội, nhất là các em có khả năng chỉ huy, có tố chất làm thủ lĩnh, đồng thời có những em bộc lộ những mặt hạn chế trong việc phối hợp với các bạn; giáo viên cần bồi dưỡng, phát huy, định hướng những em tiêu biểu đó, đồng thời có phương pháp giáo dục riêng với các em chưa thuần thục kỹ năng này. Sự nhìn nhận năng lực làm việc nhóm có thể là một phần đánh giá về năng lực của học sinh vào cuối mỗi năm học, mỗi cấp học để động viên các em rèn luyện thêm hoặc gợi mở, định hướng cho các em tìm học hay làm việc ở những môi trường phù hợp.

Ở Nhật Bản, một trong những giá trị cốt lõi của nền giáo dục nước này là hướng các học sinh vào hoạt động nhóm. Hầu hết hoạt động của học sinh tiểu học đều được tổ chức theo các nhóm nhỏ, vì thế, học tập dường như trở thành hoạt động tự nhiên mang tính xã hội. Điều này tác động các học sinh trong nhóm quan tâm và yêu cầu bạn của mình trở nên tích cực hơn vì lợi ích của nhóm. Cách giáo dục này giúp trẻ ý thức rằng các em là thành phần cần thiết của nhóm và tự hào khi nhóm đạt được thành tựu. Điều này lý giải khả năng làm việc nhóm rất tuyệt vời của người Nhật, cũng là điều mà người Việt Nam ta phải nỗ lực học tập.

Nguyn Minh Hi

 

Bình luận (0)