Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

T nhng chai nưc, tương t, hp nha…, hc sinh Trưng THPT Hùng Vương đã sáng to ra các mô hình tàu ngm chy đưc dưi nưc, tranh tài trong cuc thi Thiết kế vn hành mô hình tàu ngm – chinh phc đi dương.


Trung tá Trn Văn Đc bày t ng ngàng vi nhng mô hình tàu ngm ca hc sinh

Có mặt tại cuộc thi Thiết kế vận hành mô hình tàu ngầm – chinh phục đại dương, Thượng tá Nguyễn Ngọc Dương – Chính ủy Trung đoàn 196, Hải quân Việt Nam, đơn vị đóng trú tại bán đảo Cam Ranh, Khánh Hòa đã bày tỏ sự ngạc nhiên trước những mô hình tàu ngầm do học sinh Trường THPT Hùng Vương sáng tạo.

Theo Thượng tá Dương, Việt Nam là một quốc gia ven biển với đường bờ biển dài hơn 3.260km, trong đó có trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, đặc biệt có 2 quần đảo là Hoàng Sa, Trường Sa. Từ ngàn xưa, cha ông ta đã xác lập chủ quyền đối với các vùng biển đảo. Ngày nay, trong tình hình mới phức tạp, các nước lớn đã có những ảnh hưởng tranh giành vùng biển Đông, đặc biệt là 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.


Các mô hình tranh tài đua dưi nưc

“Để bảo vệ chủ quyền biển đảo đòi hỏi chúng ta phải có một lực lượng quân đội mạnh, lực lượng hải quân hiện đại. Để có những vũ khí, trang khí tượng hiện đại thì cần được bắt đầu từ chính những ý tưởng thiết kế, chế tạo máy bay, tàu ngầm… Những ý tưởng với sự đầu tư đúng hướng, chúng ta sẽ có được công nghiệp quốc phòng lớn mạnh, từng bước làm chủ công nghệ, sản xuất được vũ khí trang bị “made in Việt Nam”, góp phần nâng cao sức mạnh của quân đội nói chung, hải quân nói riêng, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc” – Thượng tá Dương nhấn mạnh.

Trung tá Trần Văn Đức – Phó Chủ nhiệm Kỹ thuật Trung đoàn 196, Hải quân Việt Nam mong muốn học sinh giữ được đam mê sáng tạo để tương lai có thể trở thành thuyền trưởng của Hải quân Việt Nam, trở thành những nhà khoa học thiết kế tàu ngầm, góp phần bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo quê hương của Tổ quốc.


Thưng tá Nguyn Ngc Dương tng hc sinh mô hình tàu ngm

Theo thầy Lê Thành Trung – Tổ trưởng Tổ vật lý, Trường THPT Hùng Vương, cuộc thi được lên ý tưởng từ hè năm 2023, khi nhà trường có chuyến thăm Trung đoàn Hải quân 196.

Ngay sau đó, cuộc thi được phát động ở hơn 3.000 học sinh toàn trường trong năm học này. Ở vòng sơ loại có tới 140 đội thi tham gia, đến từ cả 3 khối 10, 11, 12. Mỗi đội tối đa 5 học sinh. Hơn 4 tiếng đồng hồ, ban tổ chức mới chọn 16 đội bước vào vòng chung kết.

Tham gia vào cuộc thi, học sinh sẽ áp dụng kiến thức các môn vật lý, tin học chế tạo ra mô hình tàu ngầm chạy được dưới nước. Trong môn vật lý đó là các định luật như Acsimet, định luật Pascal, mạch điều khiển thông qua RC, sự nổi và chìm, cấu tạo của thân tàu, hoạt động của tàu; với môn tin học là việc sử dụng mạch điều khiển bằng bluetooth thông qua điện thoại thông minh để điều khiển tàu di chuyển.

“Những kiến thức hoàn toàn nằm trong chương trình THPT học sinh được học. Năm học này nhà trường có chương trình dạy STEM, STEAM – trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng, chế tạo các sản phẩm ứng dụng từ kiến thức đã được học. Trong suốt quá trình diễn ra cuộc thi, phòng STEM, STEAM luôn mở cửa để học sinh sử dụng thiết bị. Bên cạnh đó, trường còn thành lập một đội giáo viên đồng hành, hướng dẫn học sinh lắp ráp mạch, viết code… Trước một tuần diễn ra cuộc thi, trường chuẩn bị thêm hồ nước rộng để các em vừa làm, vừa thử nghiệm…” – thầy Trung cho hay.

Thầy Phạm Văn Tú – Tổ trưởng Tổ tin học, Trường THPT Hùng Vương cho biết các mô hình tàu ngầm đều được học sinh thiết kế bằng vật liệu tái chế, như chai nước tương, tương ớt… Ngoài lấy ý tưởng từ tàu ngầm thực tế, nhiều mô hình còn được tham khảo ý tưởng hình dáng các loại cá có kích thước lớn như cá mập, cá voi; ý tưởng gắn với văn hóa biển đảo quê hương, văn hóa truyền thống…

“Cuộc thi là cơ hội để học sinh được biết nhiều hơn về biển đảo cũng như các loại khí tài, đặc biệt là tàu ngầm Kilo – niềm tự hào của Hải quân Việt Nam. Qua đó giáo dục các em tình yêu biển đảo, lòng tự hào dân tộc, góp sức mình trong công cuộc bảo vệ chủ quyền đất nước…” – thầy Tú bày tỏ.

Với mô hình tàu ngầm HV20, nhóm Thanh Như – lớp 12A20 đã xuất sắc giành quán quân cuộc thi. Bạn cho biết cuộc thi giúp cả nhóm ôn lại những kiến thức vật lý, tin học đã học, ứng dụng vào thực tiễn và rèn cho mỗi bạn tính kiên trì, sáng tạo. “Để hoàn thiện mô hình tàu ngầm chạy ổn định trên nước, cả nhóm đã phải làm đi làm lại rất nhiều lần. Ban đầu tàu chỉ là chai nước tái chế nhưng sau nhiều lần thử nghiệm nhóm quyết định sử dụng thêm chai tương ớt làm mũi tàu để hạn chế diện tích tiếp xúc với nước, giúp tàu di chuyển dễ dàng hơn…”.

Đặc biệt, với mô hình HV08 – nhóm lớp 10A8 đã được phần thưởng mô hình tàu ngầm do Trung đoàn Hải quân 196 tặng.

Đ Yến Khương

Bình luận (0)