Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Giáo dục toàn cầu: Phần Lan đứng đầu bảng

Tạp Chí Giáo Dục

Học sinh Phần Lan dùng ít thời gian để học bài nhưng có thành tích cao nhất

Những kết quả ban đầu từ khảo sát PISA (Chương trình về đánh giá học sinh quốc tế) trong 40 nước đã đưa Phần Lan lên đầu bảng nhìn tổng quát về toán, đọc hiểu và thử nghiệm khoa học.
PISA là đánh giá 3 năm một lần những học sinh ở tuổi 15 tại những nước công nghiệp hóa chính, do nhóm các nhóm OECD (Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển) thực hiện.
Vương quốc Anh như một tổng thể (gồm Anh, Scotland, xứ Wales, Bắc Ireland) không được tính do không cung cấp đủ mọi kết quả, mặc dù Bắc Ireland có thành tích tốt.
Tập trung vào môn toán
PISA nhằm mục đích đánh giá kiến thức và những kỹ năng cần thiết để tham gia đầy đủ vào xã hội, hơn là nắm vững chương trình khóa học.
Nó so sánh các nước thành viên của OECD với “các nước đối tác”, các vùng, như Nga và Brazil. Nhiều cuộc kiểm tra được thực hiện bởi hơn 250.000 học sinh, đại diện cho khoảng 23 triệu học sinh ở độ tuổi 15 của các nước tham gia.
Tập trung kiểm tra năm 2003 là vào các môn toán với những vấn đề chính đặt ra trong tình hình thế giới thực, bao quát không gian và thể hiện, thay đổi và những quan hệ, số lượng và tình trạng không chắc chắn.
Hồng Kông ghi được số điểm hơi cao hơn Phần Lan nhưng về sát hạch trình độ thông thạo chung, Phần Lan đứng đầu, trước Hàn Quốc rồi đến Canada, và Indonesia ở cuối bảng.
OECD sử dụng mức thang 7 điểm, tăng dần để đánh giá kỹ thuật, từ “dưới trình độ 1” đến trình độ 6. Hơn phân nửa học sinh 15 tuổi đạt ít nhất trình độ 4 tại Phần Lan, Hàn Quốc và Hồng Kông.
Ở Mexico, chỉ 3% thực hiện được điều này, số phần trăm thậm chí còn thấp hơn cả ở Indonesia và Tunisia.
Tại hầu hết những nước là thành viên của OECD, ít nhất 3/4 số học sinh đạt trình độ 2, nhưng hơn 1/4 không thể hoàn thành phần việc này ở Italia, Bồ Đào Nha và Mỹ. Báo cáo viết: “Những học sinh này thất bại trong việc chứng tỏ mình thích hợp với những kỹ thuật cơ bản về toán học mà các em học”.
Những khác biệt trong nước
Những người làm báo cáo cẩn thận ghi nhận cùng với những so sánh quốc tế trước đó thì chỉ khoảng 1/10 khác biệt trong thành tích học sinh tổng quát về trình độ môn toán giữa các nước.
Hầu hết là bên trong các nước: giữa các hệ thống và chương trình giáo dục, giữa các trường và giữa học sinh bên trong các trường. Thí dụ, ở Bỉ, ghi điểm về trình độ môn toán đối với cộng đồng Flemish (cộng đồng người Bỉ nói tiếng Đức để phân biệt với cộng đồng nói tiếng Pháp) cao hơn so với những nước OECD có thành tích tốt nhất khác, Phần Lan và Hàn Quốc. Tuy nhiên, kết quả của cộng đồng nói tiếng Pháp, chỉ đạt mức trung bình của OECD.
Cả Đức và Cộng hòa Ireland đều ghi điểm gần bằng mức trung bình của OECD nhưng trình độ thành tích của Ireland là một trong những nước sàn sàn nhau nhất, trong khi khác biệt giữa 75% và 25% tại Đức nằm trong số có khoảng cách trình độ lớn nhất.
Khoảng cách giới tính
NHỮNG NƯỚC CÓ THÀNH TÍCH KHOA HỌC CAO NHẤT

Phần Lan: 548
Nhật Bản: 548
Hàn Quốc: 538
Úc: 525
Về đọc hiểu, kết quả tổng quát ở Phần Lan, Hàn Quốc và Canada nằm ở tốp đầu, còn Indonesia ở cuối bảng.
Về điểm khoa học, 4 nước đạt thành tích cao bình quân không thể phân biệt được là Phần Lan, Nhật Bản, Hồng Kông và Hàn Quốc.
Báo cáo của OECD cũng xem xét đến khác biệt giới tính.
Về các môn toán, báo cáo nói còn nhiều điều cần làm để thu hẹp khoảng cách giữa nam sinh làm tốt hơn nữ sinh.
Về đọc hiểu, nữ sinh có “thành tích bình quân cao hơn thấy rõ” tại tất cả các nước. Khoảng cách lớn nhất là ở Iceland.
Khoa học cho thấy khoảng cách giới tính bình quân nhỏ nhất, với nam sinh hơi trội hơn và nữ sinh có thành tích tốt hơn nam sinh chỉ thấy rõ tại các nước Phần Lan, Iceland và Tunisia.n
Quang Hùng (Theo BBC)

Bình luận (0)