Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giáo dục toàn diện học sinh từ sân chơi câu lạc bộ

Tạp Chí Giáo Dục

Các câu lc b (CLB) trong trưng THPT hin không ch đưc xem là sân chơi đ hc sinh rèn luyn, b tr thêm kiến thc mà còn góp phn đnh hưng ngh nghip cho hc sinh, hưng ti giáo dc toàn din hc sinh theo Chương trình giáo dc ph thông 2018.

Học sinh Trường THPT Trần Khai Nguyên (Q.5) tham gia Câu lạc bộ Toán học của trường

Đưa kiến thc gn vi cuc sng

Mới đây, CLB Toán học và Tổ toán của Trường THPT Trần Khai Nguyên (Q.5, TP.HCM) đã tổ chức hoạt động ngoại khóa “Toán học – tư duy – nghệ thuật”. Đây là hoạt động thường niên của CLB Toán học, được xem là chương trình học thuật, sân chơi sáng tạo của toán học. Đặc biệt, hoạt động trên cũng trở thành cầu nối đưa toán học gần hơn với cuộc sống qua những góc nhìn mới lạ, kết hợp hài hòa giữa tư duy logic và nghệ thuật thông qua các sản phẩm thiết kế sáng tạo ứng dụng toán học vào thực tiễn và các trò chơi đầy thú vị.

Buổi ngoại khóa với 2 hoạt động chính: hội thi ứng dụng “Toán học và đời sống” với các sản phẩm theo chủ đề gồm hình học và trang trí nội thất, toán học và logic ngôn ngữ, xác suất thống kê và trò chơi may rủi, file thiết kế thiệp điện tử; gian hàng trò chơi “Rèn luyện thể lực trí não” gồm 5 gian: Rubik, Sodoku, Tangram, tháp Hà Nội, cờ caro.

Thầy Ngô Hùng Cường (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Khai Nguyên) đánh giá, thông qua sân chơi, kiến thức môn học được đưa vào đời sống một cách gần gũi, không chỉ đơn thuần thể hiện qua các con số hay những công thức khô khan mà được học sinh sáng tạo, vận dụng vào những vấn đề cụ thể trong đời sống. “Không dừng lại ở một sân chơi của một CLB, hoạt động ngoại khóa này đã giúp học sinh học tập, rèn luyện và nâng cao kỹ năng ứng dụng kiến thức toán học đã học trên lớp vận dụng vào thực tiễn, kích thích niềm say mê của học sinh với môn toán. Thông qua đó cũng hỗ trợ thêm việc dạy và học bộ môn toán trên lớp”, thầy Cường chia sẻ.

Trong khi đó, tại Trường THPT Trưng Vương (Q.1, TP.HCM), CLB Văn hóa Nhật Bản được xem là điểm nhấn riêng biệt của trường; bởi Trường THPT Trưng Vương là một trong số ít trường THPT tại TP.HCM có giảng dạy môn tiếng Nhật. Không chỉ là sân chơi cho những học sinh theo học ngôn ngữ này, CLB còn trở thành nơi để học sinh giao lưu, chia sẻ, thắp lên tình yêu, niềm ham thích với môn học.

Đại diện Ban Giám hiệu Trường THPT Trưng Vương cho hay, nhà trường luôn tạo điều kiện cho các CLB học thuật, văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao hoạt động, giúp học sinh phát huy thế mạnh, năng khiếu của bản thân. Điều đặc biệt là các hoạt động của CLB ngoài phát triển khả năng sáng tạo của học sinh thì đều gắn với môn học, đưa tính ứng dụng của môn học đến gần với thực tiễn cuộc sống. Riêng CLB Văn hóa Nhật Bản, học sinh được tìm hiểu về văn hóa, ngôn ngữ Nhật Bản, có môi trường để rèn luyện thêm về khả năng giao tiếp ngôn ngữ, hỗ trợ các em rất nhiều trong việc học. “Việc học ngôn ngữ phải luôn gắn liền với việc được giao tiếp, được rèn luyện. CLB Văn hóa Nhật Bản đã hỗ trợ rất tốt cho công tác dạy và học tiếng Nhật của nhà trường khi tạo ra môi trường để học sinh yêu thích tiếng Nhật được trao đổi, giao lưu, học tập. Và cũng từ đây, mở ra thêm những cơ hội cho các em tìm hiểu thêm về đất nước Nhật Bản, trau dồi thêm ngoại ngữ…”, đại diện nhà trường nói.

H tr đnh hưng ngh nghip

Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, bậc THPT được xác định là giai đoạn định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Chính vì vậy, việc định hướng nghề nghiệp là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt của mỗi trường THPT, được các nhà trường thực hiện đa dạng qua nhiều hoạt động, trong đó hoạt động CLB đang được xem là hoạt động bổ trợ thiết thực, hiệu quả nhất với công tác định hướng nghề nghiệp.

CLB Trí tuệ nhân tạo được Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM) gầy dựng trong 2 năm nay đã thực sự trở thành nơi ươm mầm, hướng nghiệp cho những học sinh có niềm đam mê, yêu thích lĩnh vực công nghệ thông tin. Từ CLB, nhiều dự án, đề tài với tính ứng dụng cao đã được học sinh thiết kế, ứng dụng ngay tại trường, như mô hình điểm danh học sinh bằng đồng phục; mô hình dự đoán tỷ số…

Đại diện nhà trường cho hay, công nghệ thông tin là một ngành có sức hút, tuy nhiên, hầu hết học sinh mới chỉ bị thu hút do sự hào nhoáng của ngành chứ không hẳn là dựa vào niềm đam mê, yêu thích hoặc là có sự tìm hiểu kỹ về ngành. Thực tế là nhiều sinh viên theo học ngành công nghệ thông tin ra trường vẫn thất nghiệp.

“CLB Trí tuệ nhân tạo được nhà trường mời giảng viên lĩnh vực công nghệ thông tin ở trường ĐH về đứng lớp giảng dạy. Vì thế, học sinh vừa được trang bị nền tảng, vừa có kiến thức, hiểu biết về ngành học, từ đó các em xác định được việc có nên theo học hay không. Thời điểm đầu, CLB thu hút rất đông học sinh tham gia, từ lớp 10 đến lớp 12. Nhưng sau một thời gian sàng lọc, những học sinh theo học đến nay đều là những em xác định rõ được đam mê, thế mạnh, theo đuổi lĩnh vực công nghệ thông tin sau này”, lãnh đạo nhà trường chia sẻ.

Tương tự, CLB Văn học của Trường THPT Nguyễn Huệ (TP.Thủ Đức) thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến môn học, gắn môn học với những lĩnh vực cụ thể. Không chỉ dừng ở việc tổ chức các hoạt động sáng tạo như thiết kế thiệp tri ân thầy cô, thiệp chúc Tết, CLB còn tổ chức các buổi chuyên đề định hướng nghề nghiệp cho học sinh, như “Viết kịch bản văn học”, hội thi “Sân khấu hóa tác phẩm văn học”… giúp học sinh có niềm yêu thích với lĩnh vực văn học, có thêm hiểu biết về các lĩnh vực ngành nghề của môn học.

Theo cô Trần Thị Thủy Tiên (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ), khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, vai trò định hướng nghề nghiệp cho học sinh không chỉ dừng ở mỗi môn học, qua những hoạt động giáo dục của trường mà còn gắn với các CLB. Mỗi CLB với thế mạnh phát huy thêm năng lực, sở trường của học sinh, đồng thời giúp học sinh tiếp cận được nhiều hơn với các lĩnh vực ngành nghề liên quan, từ đó các em có những hình dung rõ ràng hơn về nghề nghiệp gắn với môn học và lựa chọn đúng đắn.

Bài, ảnh: Đ Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)