Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Giáo dục TP.HCM giúp học sinh Long An giải quyết “mâu thuẫn” khi chọn ngành nghề

Tạp Chí Giáo Dục

Trong tun qua, hàng ngàn hc sinh tnh Long An gm các trưng: THPT Cn Giuc, THPT Nguyn Th Mt, THPT M Quý, THPT Chuyên Long An… đã đưc tham d Chương trình tư vn hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 14 năm hc 2021-2022 do Tp chí Giáo dc TP.HCM t chc.


Hc sinh tnh Long An tham d chương trình tư vn trc tuyến

Chương trình có sự phối hợp của Sở GD-ĐT tỉnh Long An, ĐH Quốc gia TP.HCM, Trung tâm Phát triển GD-ĐT phía Nam (Bộ GD-ĐT). Trường ĐH Công nghệ TP.HCM và Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM là đơn vị đồng hành.

Là địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí là “cửa ngõ” của đồng bằng sông Cửu Long kết nối với TP.HCM và Đông Nam bộ, thời gian qua, Long An liên tục khẳng định vị thế. Hạ tầng phát triển mạnh mẽ, đô thị hóa nhanh… đòi hỏi một thị trường lao động chất lượng để phát triển địa phương. Trước tiềm năng của tỉnh này, TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐHQG TP.HCM) đã khái quát bức tranh sinh động về mô hình hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam để các em có thể lựa chọn theo học sau này đóng góp vào sự phát triển kinh tế cho địa phương.


TS. Lê Th Thanh Mai

Theo bà Mai, mô hình hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam gồm 8 bậc: Bậc 1, 2, 3 là giáo dục phổ thông (Tiểu học, THCS, THPT); bậc 4, 5 là giáo dục nghề nghiệp (Cao đẳng, trung cấp); bậc 6, 7, 8 là giáo dục đại học (đại học, thạc sĩ, tiến sĩ). Vậy là sau khi tốt nghiệp THPT, học sinh tỉnh Long An có thể chọn bậc giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục đại học. Các nhóm ngành đào tạo gồm: khoa học và công nghệ; nhóm kiến trúc và kỹ thuật; nông, lâm, ngư; khoa học xã hội; giáo dục; nghệ thuật; kinh doanh và quản lý; khoa học sức khỏe và y dược; luật và chính sách; truyền thông và dịch vụ; an ninh quốc phòng.


ThS. Đoàn Thanh Phong

Trước sự quan tâm của nhiều học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Một về ngành dược, ThS. Vũ Quang Huy (Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho biết, ngành dược thuộc nhóm ngành sức khỏe, là một trong những lĩnh vực quan trọng. Điển hình trong đợt dịch bệnh Covid-19 vừa qua, đội ngũ y bác sĩ là lực lượng tuyến đầu chống dịch, họ phải làm việc liên tục để cứu người. Do là ngành nghề quan trọng, liên quan đến sự sống của con người nên ngành dược đạo đào tạo kỹ lưỡng, bài bản các kiến thức liên quan đến dược học, y dược. Thời gian đào tạo của ngành cũng lâu hơn ngành khác, kéo dài đến 5 năm. Điều kiện xét tuyển đầu vào cũng khắc khe: học sinh giỏi lớp 12, xét tuyển tổ hợp môn đạt từ 24 điểm. Đặc biệt, người học phải giỏi môn hóa và môn sinh học, có tính cẩn thận, tỉ mỉ, tư duy lôgic. “Ngành dược tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM xét tuyển 2 đợt: Đợt 1 là 24 điểm, đợt 2 từ 26-27 điểm. Những học sinh muốn học ngành này nên tranh thủ xét tuyển đợt 1 vì qua đợt 2 điểm chuẩn sẽ tăng lên khó có cơ hội trúng tuyển”, ThS. Huy lưu ý.


ThS. Vũ Quang Huy

Với câu hỏi về ngành marketing của em Nguyễn Hải Đăng (lớp 12A1, Trường THPT Mỹ Quý), ThS. Đoàn Thanh Phong (Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) cho biết, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông, marketing hiện đang là lĩnh vực được các doanh nghiệp quan tâm, chú trọng phát triển. Những năm gần đây, ngành này cũng được nhiều bạn trẻ quan tâm theo đuổi. Marketing đào tạo sinh viên nắm vững kiến thức nền tảng, hiện đại về marketing, chuyên sâu về quản trị marketing, quảng cáo và thương hiệu, có năng lực hoạch định, tổ chức, quản lý các hoạt động liên quan đến chức năng tiếp thị tại các tổ chức của nền kinh tế, phát triển nghề nghiệp bản thân trong thị trường lao động cạnh tranh trên nền tảng hội nhập. “Marketing là ngành đòi hỏi sự năng động và sáng tạo, không ngừng học hỏi. Là một trong những học nghề “hot”, không bao giờ lỗi thời và đang trong tình trạng thiếu hụt nhân lực, sinh viên tốt nghiệp ngành marketing có nhiều lựa chọn với đa dạng các lĩnh vực làm việc khác nhau như lĩnh vực giải trí, sức khỏe, tiêu dùng, làm đẹp… “, ThS. Phong thông tin.

Tham gia chương trình tư vấn cho học sinh tỉnh Long An, chuyên gia cũng nhận được nhiều câu hỏi về bí quyết tránh bất đồng với người thân trong việc lựa chọn ngành nghề. Giải đáp cho học sinh, chuyên gia tâm lý Đỗ Văn Sự cho rằng, ở độ tuổi của các em đôi khi không tránh khỏi sự xung đột, bất đồng với người thân trong gia đình, nhất là với cha mẹ. Bởi cha mẹ nào cũng thương và lo lắng cho con nên mọi bước chân của con đều được cha mẹ dõi theo. Chẳng hạn các em muốn theo đuổi đam mê làm nghệ thuật nhưng cha mẹ lại muốn các em theo con đường khoa học, làm việc tại một cơ quan nào đó để tương lai được tốt đẹp hơn. Vì không có tiếng nói chung nên xảy ra mâu thuẫn. “Sự lựa chọn của các em đôi khi không nhận được sự đồng tình từ người khác. Tuy nhiên các em hãy vui vẻ vì điều đó bởi biết đâu họ có thể giúp mình nhận ra những điều mà mình chưa nhìn thấy. Khi gặp trường hợp này, đầu tiên các em học sinh hãy bình, tĩnh, lắng nghe người thân để xem họ nói gì, sau đó các em hay bình tĩnh chứng minh không chỉ bằng lời nói mà còn bằng những việc làm cụ thể để họ thấy được sự lựa chọn của mình. Nếu không hiệu quả chúng ta có thể nhờ nguồn lực từ bên ngoài, người có tiếng nói để thuyết phục gia đình. Khi lựa chọn chúng ta phải trả giá. Đôi khi đánh đổi nhiều thứ nên cha mẹ lo lắng cho bản thân là đúng. Do đó chúng ta nên tìm cách để tránh xung đột với cha mẹ, người thân”, ông Sự khuyên.

H Trinh

Bình luận (0)