Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh niên qua tuyến đường 1C

Tạp Chí Giáo Dục

Trong không khí thanh niên cc đang hưng ng cuc vn đng “T hào mt di non sông” do Trung ương Đoàn Thanh niên Cng sn H Chí Minh phát đng, thanh niên TP.HCM đã đưc tham d ta đàm vô cùng ý nghĩa “Đưng 1C hôm qua và hôm nay”. Hot đng này giúp thanh niên luôn nh v lch s đ t đó góp phn xây dng quê hương, đt nưc ngày càng giàu mnh.


Các cu cán b Đoàn k v tuyến đưng 1C qua tiết mc văn ngh

Nh v đưng 1C

Tuyến đường 1C nối liền từ Đông Nam Bộ đến tận Mũi Cà Mau. Thời chiến, tuyến đường này đã thực hiện nhiệm vụ đánh địch, vận chuyển phương tiện chiến tranh, đưa hàng vạn quân từ miền Bắc chi viện cho chiến trường Tây Nam Bộ. Hòa bình lập lại, tuyến đường 1C đã “thay da đổi thịt”, những dấu vết về chiến tranh đã không còn. Tuy nhiên với những cô, chú từng chiến đấu trên tuyến đường 1C vẫn còn nguyên vẹn ký ức về một thời máu lửa.

Bà Võ Tuyết Lệ (cựu thanh niên xung phong tuyến đường 1C tại tỉnh Kiên Giang) kể, thời đó chiến tranh ác liệt. Nổi bật nhất là trận bảo vệ thương binh ở rừng Hà Tiên năm 1968, lúc đó bà là y tá. “Đêm đó, bộ đội ta từ Campuchia chuyển hàng và đưa quân về T3 bị địch phát hiện đánh cả ngày. Hàng hóa an toàn nhưng một số bộ đội bị thương nặng. Chiều hôm đó, chúng tôi bàn sẽ trở về Campuchia nhưng không được nên phải trở lại Hà Tiên. Lúc này, địch điên cuồng hơn thú dữ. Tiếng pháo vừa dứt đến tiếng trực thăng. Tôi lội quanh rừng tràm vừa trốn địch vừa chuẩn bị tư thế chiến đấu. Tôi đã bắn được nhiều tên địch. Bây giờ nhớ lại, tôi thấy rất tự hào vì mình đã góp một phần nhỏ công sức để bảo vệ đất nước”, bà Lệ chia sẻ.


Tác phm “Đưng 1C huyn thoi – nhng b vai con gái” ca nhà văn Trm Hương

Dù không trực tiếp ra trận nhưng nhờ ngòi bút của mình nhà văn Trầm Hương đã có khoảng thời gian tìm hiểu rất kỹ về tuyến đường 1C. Nữ nhà văn kể, từ những năm 1990 khi còn công tác tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ bà đã tham dự những chuyến đi làm phim tài liệu về những thanh niên xung phong khắp mọi miền đất nước trong kháng chiến chống Mỹ. Bà thật kinh ngạc và xúc động khi biết có tuyến đường 1C huyền thoại. Hơn 18 mùa mưa nắng, những bờ vai thanh niên xung phong trên tuyến đường 1C đã tiếp nhận và vận chuyển trên 13 ngàn tấn vũ khí phục vụ chiến trường miền Tây; đưa rước hơn 3 vạn lượt bộ đội, cán bộ, chiến sĩ ngược xuôi trên tuyến đường. Ngoài ra, lực lượng thanh niên xung phong còn trực tiếp cầm súng chiến đấu để bảo vệ căn cứ, lực lượng, mở rộng hành lang chiến đấu cho chiến trường miền Tây… Để làm nên những trang sử hào hùng của tuyến đường 1C, các chị đã kiên cường, bền bỉ bám tuyến đường cho đến ngày hòa bình. “Từ những tư liệu ấy đã giúp tôi viết nên tác phẩm “Đường 1C huyền thoại – những bờ vai con gái” để đi tìm ẩn số về những con người làm nên tuyến đường 1C. Họ là những người con đến từ mọi miền đất nước. Có những cô gái ra đi vì lòng căm thù giặc, quê hương bị tàn phá, có những nữ sinh mới rời trường nhưng họ đã góp sức cho ngày hòa bình thống nhất”, nhà văn Trầm Hương chia sẻ.

Đng quên mt thi máu la

Ngày nay, đất nước đã hòa bình và đang trên đà phát triển. Thế hệ thanh niên luôn phát huy tinh thần xung kích, dám nghĩ, dám làm để phụng sự đất nước. Bên cạnh đó, việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ thanh niên cũng luôn được quan tâm.

Ông Nguyễn Tường Lâm (Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam) cho biết, đầu tháng 10-2023, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã phát động cuộc vận động “Tự hào một dải non sông” cho thanh niên cả nước. Cuộc vận động kêu gọi tất cả các cấp Đoàn, Hội, Đội cùng treo bản đồ Tổ quốc tại không gian học tập, làm việc và nơi sinh hoạt cộng đồng, qua đó khẳng định chủ quyền quốc gia, niềm tự hào dân tộc, góp phần bồi đắp, giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.


Bà Võ Tuyết L (th hai t phi qua) cùng nhà văn Trm Hương (áo dài) và nhng ngưi bn hi ng ti ta đàm “Đưng 1C hôm qua và hôm nay”

Theo ông Lâm, giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc cho cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi là công tác quan trọng. Vì vậy, công tác này cần được triển khai thường xuyên với sự tham gia của các cấp, các ngành đặc biệt là sự tham gia của các đồng chí lão thành cách mạng, cô, chú cựu cán bộ Đoàn, cựu thanh niên xung phong. “Qua tọa đàm “Đường 1C hôm qua và hôm nay” tôi mong mỗi đoàn viên, thanh niên nhận thức rõ hơn giá trị ý nghĩa lịch sử của hòa bình, độc lập mà chúng ta đang được hưởng. Từ đó quyết tâm rèn luyện, học tập, lao động, cống hiến ngày càng tốt hơn, xứng đáng với sự hy sinh của các thế hệ đi trước cũng như sự kỳ vọng của nhân dân, đất nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuổi thanh xuân của thế hệ cha anh đi trước đã hiến dâng cho Tổ quốc, cho hòa bình. Tuổi thanh xuân của tuổi trẻ hôm nay phải dành trọn cho khát vọng xây dựng Tổ quốc Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu như lời dặn dò của Bác Hồ kính yêu”, ông Lâm gửi đến thanh niên.

TS. Lê Hồng Liêm (Trưởng ban Liên lạc Cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam phía Nam) cho rằng, cuộc sống và chiến đấu của lực lượng thanh niên xung phong, cán bộ, đoàn viên trên tuyến đường 1C ngày ấy mang đậm ý nghĩa của một thời nặng nghĩa quê hương, ấm tình đồng đội. Ở đó, có cả máu, nước mắt, sự hy sinh cao cả cùng với những ước mơ và nghị lực phi thường của một thời tuổi trẻ sẵn sàng hiến dâng cho đất nước. “Hy vọng tọa đàm sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu sâu sắc hơn về lịch sử. Từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị để tri ân, giữ gìn, tuyên truyền vận động làm cho những giá trị lịch sử truyền thống hào hùng gắn liền với tuyến đường 1C ngày càng tỏa sáng trong nhân dân, nhắc nhở tuổi trẻ hôm nay sống có lý tưởng, hoài bão, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp”, TS. Liêm kỳ vọng.

Hu Giang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)