Tuyên truyền pháp luậtVăn minh đô thị

Giáo dục và văn hóa

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày 24-11 va qua, Hi ngh Văn hóa toàn quc đưc long trng t chc ti Th đô Hà Ni sau ln t chc đu tiên cách đây 75 năm, mt năm sau khi Bác H đc Tuyên ngôn đc lp. Đây là thi đim tng kết năm cũ và cũng đ chun b cho năm mi, mt giai đon mi phát trin trên đt nưc ta.


Tri ân thy cô là nét đp truyn thng “Tôn sư, trng đo” ca ngưi Vit Nam. Ảnh: H.Triều

Hội nghị lần này được đánh giá là “Hội nghị Diên Hồng” về văn hóa. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều tầng lớp nhân dân không chỉ riêng những người làm công tác văn hóa. Tổng Bí thư đã ôn lại quá trình lãnh đạo văn hóa thành công của Đảng từ ngày thành lập nước đến nay; Tổng Bí thư thẳng thắn phê phán những yếu kém tồn tại và những biểu hiện lai căn, mất phương hướng trong lĩnh vực văn hóa; Và, Tổng Bí thư đã chỉ ra những việc phải làm của các cấp, các ngành để văn hóa dân tộc luôn được bảo tồn và phát triển.

“Văn hóa là hồn cốt của dân tộc”, “Văn hóa còn, dân tộc còn”, “Nói đến văn hóa là nói đến những gì là tinh hoa, tinh túy nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ…” nên xây dựng, bảo tồn và phát triển văn hóa là trách nhiệm của mọi người dân không phải chỉ của ngành văn hóa.

Trong lĩnh vực giáo dục, nhà trường, nhà giáo chúng ta tiếp nhận tinh thần Hội nghị Diên Hồng Văn hóa nói trên trong mối quan hệ hữu cơ, máu thịt vì tính chất đặc biệt của văn hóa và giáo dục. Phát biểu của Tổng Bí thư đã chú trọng đến việc xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh trong xã hội, phát huy những giá trị tích cực về thuần phong, mỹ tục của gia đình và xã hội; nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết, trọng tình nghĩa, trọng công lý và đạo lý xã hội. Tổng Bí thư đã nhắc lại những câu ca, chuyện kể mang đậm tính nhân văn nằm lòng máu thịt trong nhiều thế hệ Việt Nam như: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”; “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”; “Thương người như thể thương thân”… và rất nhiều câu ca dao, tục ngữ khác mang đậm nét văn hóa dân tộc và cốt cách cao đẹp của người Việt Nam.


Đưa các bài hát, điu múa dân gian vào trưng hc là mt trong nhng cách giáo dc văn hóa cho hc sinh. Ảnh: H.Triều

Trong khi đó, nhà trường chúng ta hầu như chưa quan tâm đúng mức đến văn hóa, đang sa đà vào mục tiêu đối phó với thi cử bằng những biện pháp giáo dục hành chính, nặng tính răn đe học sinh hơn là đi sâu, tác động vào tâm lý lứa tuổi, để hình thành cho các em – những con người mới – những giá trị văn hóa thuyết phục và những câu cách ngôn sống ở đời một cách sâu sắc, giá trị.

– Văn hóa là chất không phải là lượng. Văn hóa không đếm hết được bằng số, bằng những việc làm cụ thể mà là những giá trị chuẩn mực tinh túy nhất thể hiện trong nhận thức, suy nghĩ và trong từng hành vi của con người. Văn hóa là nền tảng tư tưởng cho mọi hoạt động cần phải được xây dựng một cách căn cơ từ nhỏ, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội với một hệ giá trị nhất quán và được minh định rõ ràng.

– Văn hóa là cảm xúc không thể hình thành được bằng sự áp đặt hành chính nặng nề. Văn hóa có được bằng sự thấm nhuần, trải nghiệm và cảm nhận qua thực tế. Bên cạnh sự phân tích, giảng giải, nhà trường và nhà giáo chúng ta phải làm cho học sinh tiếp cận những giá trị bằng chân lý và sự thuyết phục đi đôi với tấm gương hành động của bản thân nhà giáo, môi trường sư phạm đồng nhất thể hiện chuẩn mực những giá trị văn hóa muốn đem đến người học như sự yêu thương và đồng cảm, sự quan tâm và phục vụ, sự bình đẳng và công bằng…

– Văn hóa có sức mạnh điều chỉnh mãnh liệt. Trước những cám dỗ thấp hèn, thậm chí là phi nhân, sự điều chỉnh con người bằng giáo dục (không nên làm) hay điều chỉnh bằng pháp luật (không được làm) vẫn còn chỗ cho những kẻ thiếu văn hóa. Chỉ có sự điều chỉnh của văn hóa (không thể làm) là mạnh mẽ và tuyệt đối nhất trong mỗi con người.


Chơi đùa cùng bn bè giáo dc tr em biết yêu thương ln nhau. Ảnh: Tr.Hòa

Nhận thức đầy đủ về giá trị của văn hóa trong cuộc sống, nâng cao trình độ văn hóa của bản thân và nhà trường để góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, không bảo thủ cũng không lai căn chạy theo thị hiếu thấp hèn. Đây là thông điệp đầu năm chúng ta cần quan tâm đặc biệt, để trong năm mới sự bình an, tiến bộ, hạnh phúc đến với mọi nhà; xã hội giảm dần những câu chuyện vô tâm, những hành vi vô nhân, phản văn hóa đang cứ diễn ra, đã và đang phản ảnh lan tràn trên các mặt báo.

Năm cũ 2021 đi qua. Cơn đại dịch kéo dài từ năm 2019 với bao tác hại khôn lường rồi sẽ qua đi, loài người rồi sẽ cùng nhau đẩy lùi, khắc phục. Văn hóa dân tộc là trường tồn, vĩnh cửu, hãy cùng nhau xây dựng và phát triển đúng hướng và tích cực. 

Văn hóa và giáo dục là anh em song sinh. Giáo dục có chức năng cao cả là nâng cao văn hóa; văn hóa là nền tảng căn bản để phát triển giáo dục. Chúng ta không thể tách rời giáo dục với văn hóa và ngược lại! Năm mới 2022, Nhâm Dần hãy phát huy tốt mối quan hệ truyền thống anh em này từ thông điệp đã làm lay động lòng người của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

(Tháng 12-2021)
TS. Hunh Công Minh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)