Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Giáo sư Hồ Ngọc Đại: Vì học trò hãy tôn trọng giáo viên!

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Theo GS. H Ngc Đi, đã là giáo viên thì hc sinh phi ngưng m. Vì hc trò hãy tôn trng giáo viên…


GS. H Ngc Đi

Trong chương trình Hỏi đáp cùng GS. Hồ Ngọc Đại – Cha đẻ của Công nghệ giáo dục, nhân dịp ông ra mắt cuốn sách “Giáo dục hiện đại” tại TP.HCM mới đây, GS. Hồ Ngọc Đại chia sẻ về nguyên tắc lựa chọn giáo viên. Ông cho biết, ông chọn giáo viên theo cách… thay học trò để chọn, chọn cho học trò chứ không chọn cho mình.

“Lứa giáo viên đầu tiên chọn cho Trường Thực nghiệm, chọn giáo viên không cho tôi, mà tôi chỉ thay mặt học trò để chọn. Người ta nói tôi chọn giáo viên như chọn… hoa hậu vì tôi chọn giáo viên cho học trò mà. Đã là giáo viên thì học sinh phải ngưỡng mộ. Và người quản lý giáo dục phải tôn trọng giáo viên, thì học trò mới tôn trọng giáo viên. Khi thầy cô được tôn trọng thì học sinh chính là người thụ hưởng. Vì học trò hãy tôn trọng giáo viên” – GS. Hồ Ngọc Đại nói. Điều quan trọng nhất trong giáo dục là “thực đúng” coi trọng học sinh. Từ nhỏ học sinh được coi trọng, lớn lên sẽ có được tự trọng và trưởng thành.

Theo ông, coi trọng học sinh là để cho các em tự làm lấy mọi việc. Dạy trẻ là phải dạy một hệ thống việc làm, mỗi việc làm như thế tạo ra một thao tác. Thao tác đó phải do học sinh làm trước hết bằng tay, mô tả bằng ngôn ngữ và cuối cùng đi vào trong đầu. Công nghệ giáo dục chẳng qua là một chuỗi thao tác…

“Khi tôi nói linh hồn giáo dục là con trẻ thì nhiều người phản đối cho rằng linh hồn giáo dục phải là người thầy. Với tôi, khi tất cả trẻ con được đi học thì trẻ con phải được trân trọng. Và trân trọng nhất đó là cái gì đưa đến trẻ con thì phải chân thực, phải hiện đại, khoa học, không thể đưa những cái lằng nhằng, tạp nham được. Mà phải đưa những gì đích đáng, nghĩa là phải xứng đáng với thời đại của trẻ, với thế hệ của trẻ chứ không phải đưa theo ý mình. Chương trình công nghệ giáo dục tại Trường Thực nghiệm của tôi bản chất là một câu hỏi học sinh, rằng: thầy làm như thế có được không” – GS. Hồ Ngọc Đại thẳng thắn.

GS. Hồ Ngọc Đại ví nền giáo dục hiện đại là nền giáo dục “bên kia sông”, trong đó là thầy giao việc, trò làm việc, chuyển từ chỗ thầy giảng sang thầy không giảng, thầy áp đặt sang thầy trao cho làm việc, từ đó hình thành năng lực của mỗi học sinh. Ông luôn xóa bỏ triệt để khẩu hiệu thầy giảng, trò ghi nhớ. Học thi, luyện thi đều là vì lợi ích người lớn.


Theo GS. H Ngc Đi, vì hc trò hãy tôn trng giáo viên

“Quan điểm của tôi về triết học, về tâm lý học thì trẻ con là một thực thể độc lập và tôi đưa ra khẩu hiệu đó là mỗi một học sinh tự trở thành chính mình… Mỗi ngày tôi đều đến trường sớm, khi phụ huynh đưa con đến trường tôi đều hỏi “buổi sáng đi học các em có thích không” thì đều nhận được câu trả lời là ham thích. Tôi cho rằng giáo dục trước hết phải làm cho học sinh yêu thích đã. Đi học phải là hạnh phúc, trẻ con đi học phải vui, chứ đi học là đau khổ thì học làm gì” – GS. Hồ Ngọc Đại nói.

Để làm cho học trò vui mỗi ngày đến trường, theo GS. Hồ Ngọc Đại, học sinh phải được tự làm ra sản phẩm giáo dục cho chính mình. Thầy giáo chỉ giúp các em nhận ra đúng, sai, tốt, xấu, không cho điểm. Giáo dục hiện đại mỗi học sinh không giống nhau mà bản thân mỗi em phải là chính các em…

GS. Hồ Ngọc Đại là cha đẻ của sách “Công nghệ giáo dục”, hoàn thành năm 1978, được cho phép thí điểm tại Trường Thực nghiệm (Hà Nội). Năm 2006, sách “Công nghệ giáo dục” được Bộ GD-ĐT cho dùng ở các vùng khó khăn là Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ. Năm 2019, ba cuốn sách “Công nghệ giáo dục” (gồm toán, tiếng Việt và đạo đức) không vượt qua vòng thẩm định sách giáo khoa lớp 1 theo Chương trình GDPT 2018.

Với cuốn “Giáo dục hiện đại”, GS. Hồ Ngọc Đại cho biết dành cho tất cả mọi người. Trong đó, ông nêu lên quan điểm của mình về giáo dục hiện đại, về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục thực chất là đổi mới căn bản và toàn diện nghiệp vụ sư phạm. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục thì phải đổi mới tư duy giáo dục, đổi mới cách học, cách dạy”.

“Nguyện vọng nhất của trẻ là được làm ra những gì mà các em làm được, mang lại niềm vui cho các em. Được tự làm, được tự thao tác thì các em rất thích. Kể cả chúng ta mua sẵn cho chưa chắc đã thích nhưng tự làm ra chắc chắn sẽ thích”.

Hc phi là hc tht

+ Phóng viên: Nhiu ý kiến cho rng giáo dc Vit Nam hin nay chưa có triết lý giáo dc. Vi giáo sư, triết lý ca giáo dc Vit Nam hin nay là gì?

GS. H Ngc Đi: Với tôi, Công nghệ giáo dục là triết lý giáo dục. Quan điểm của tôi mỗi một học sinh phải được tự làm ra sản phẩm. Chúng ta tạo ra một công nghệ để đưa văn hóa của nhân loại, của dân tộc vào từng cá nhân. Mỗi cá nhân tiếp thu đến đâu thì trở thành chính mình đến đó. Phương pháp chỉ là làm thế nào cho học sinh tiếp thu, tiếp thu được và tiếp thu một cách nhẹ nhàng, chắc chắn chứ không may rủi. Học là phải học thật và phải được tự mình làm ra sản phẩm giáo dục, thay vì tiếp nhận sản phẩm có sẵn. Muốn vậy, học sinh không học thuộc lòng mà phải thông qua thực hành để tự mình hiểu, ghi nhớ.

+ Trong cun “Giáo dc hin đi”, giáo sư đã đưa triết hc vào trong giáo dc. Điu này xut phát t nguyên do nào, thưa giáo sư?

– Tinh túy nhất của lịch sử, của sự sống là triết học. Triết học trong giáo dục, với tôi đơn giản là “mỗi cá nhân phải được trở thành chính nó”.

+ Xin cm ơn giáo sư!

Đ Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)