Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Giáo sư Hoàng Tụy qua đời ở tuổi 92

Tạp Chí Giáo Dục

Chiu 14-7 là mt chiu hè bun đi vi tt c các nhà toán hc Vit Nam khi hay tin GS. Hoàng Ty, cây đi th ca nn toán hc nưc nhà, t thế tui 92.

GS. Hoàng Ty

 

Tác gi ca nhiu công trình toán hc

GS. Hoàng Tụy sinh năm 1927 tại làng Xuân Đài, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông là cháu nội của cụ Hoàng Văn Bảng, đỗ cử nhân và từng giữ chức Án sát sứ nhiều tỉnh như: Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Nam, Hà Tĩnh. Cụ Hoàng Văn Bảng chính là em ruột của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu. Cha của ông là ông Hoàng Kỵ, từng làm quan dưới thời vua Duy Tân, Khải Định, được thăng chức Thị Giảng học sĩ. Các anh em ông có bảy người đỗ đạt thì 5 người làm giáo sư ĐH như Hoàng Phê (ngôn ngữ học), Hoàng Quý (vật lý), Hoàng Kiệt (mỹ thuật), Hoàng Tụy và Hoàng Chúng (toán học)…

Cùng với GS. Lê Văn Thiêm, ông là một trong hai người tiên phong trong việc xây dựng ngành toán học của Việt Nam. Ông là người đã phát minh ra phương pháp “lát cắt Tụy” (Tuy’s cut) và được coi là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự ra đời của một chuyên ngành toán học mới, lý thuyết tối ưu toàn cục (global optimization) trong toán học ứng dụng.

Ông có trên 100 công trình đăng trên các tạp chí có uy tín quốc tế về nhiều lĩnh vực khác nhau của toán học như: Quy hoạch toán học, Tối ưu toàn cục, Lý thuyết điểm bất động, Định lý minimax, Lý thuyết các bài toán cực trị, Quy hoạch lõm… Là tác giả của 170 công trình khoa học được công bố trên các tạp chí toán học nổi tiếng trên thế giới.

Năm 1996, ông cùng GS. Hiroshi Konno và nhà toán học trẻ Phan Thiên Thạch viết chung cuốn sách chuyên khảo nhan đề Optimization on Low Rank Nonconvex Structures (Tối ưu hóa trên những cấu trúc không lồi dạng thấp) dày 472 trang, đang được Kluwer Academic Publishers in đồng thời ở nhiều nơi. Một cuốn sách khác, bộ Convex Analysis and Global Optimization, một giáo trình nghiên cứu trong ngành tối ưu toàn cục, cũng được nhà xuất bản nói trên in ở Mỹ và châu Âu trong năm 1997. Ông là Tổng Biên tập của 2 tạp chí toán học tại Việt Nam (1980-1990), Ủy viên Ban Biên tập của 3 tạp chí toán học quốc tế.

Các giải thưởng mà GS. Hoàng Tụy đã nhận được là tiến sĩ danh dự Trường ĐH Linköping, Thụy Điển (1995); Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I (1996); Giải thưởng Phan Châu Trinh (2010); Là người đầu tiên trên thế giới được Hiệp hội Quốc tế về Tối ưu toàn cục trao giải thưởng cao quý mang tên nhà toán học xuất sắc người Hy Lạp Constantin Caratheodory (1873-1950), do những đóng góp tiên phong và nền tảng của ông trong lĩnh vực này.

Hành trình tr thành “tưng đài” toán hc Vit Nam

Giỏi văn học Pháp, nhưng ngay từ thời trung học, GS. Hoàng Tụy đã bộc lộ thiên hướng toán học. Năm 15 tuổi, ông phải nghỉ học một năm vì ốm nặng. Nhưng thật trớ trêu, tai họa đó có lẽ lại là điều may mắn cho ông: vì không thể theo học trường công, ông phải học ở một trường tư thục, mà chủ yếu là phải tự học. Nhờ thế, ông đã học xong trước chương trình và thi tốt nghiệp sớm được một năm! Sau khi nhận được bằng Tú tài phần I, việc học của ông lại bị gián đoạn vào những tháng đầu sau Cách mạng tháng Tám 1945. Trở lại Huế tháng 2 năm 1946, chỉ trong vòng 3 tháng, ông đã tự học và đỗ đầu trong kì thi lấy bằng Tú tài phần II.

Mùa hè năm 1946, ông đi dạy tư kiếm tiền để ra Hà Nội học ĐH. Nhưng rồi được vài tháng thì việc học lại gián đoạn, khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ tháng 12 năm 1946. Ông trở về quê, làm giáo viên trung học ở vùng tự do Liên khu 5. Chính trong thời gian này, ông đã viết cuốn sách giáo khoa Hình học nổi tiếng. Năm 1949, khi Chính phủ mở một số lớp toán trình độ ĐH ở vùng tự do, ông quyết định dự thi. 

Tuy thi đỗ năm 1949 nhưng mãi đến năm 1951, ông mới lên đường rời quê hương ra Bắc. Một lý do đặc biệt thôi thúc ông lên đường là cái tin GS. Lê Văn Thiêm đã từ châu Âu trở về Việt Bắc. Hồi đó, GS. Lê Văn Thiêm, người Việt Nam đầu tiên có những công trình đăng trên tạp chí toán học quốc tế, người đã từ bỏ chức giáo sư ở một trường ĐH ở châu Âu để về nước tham gia kháng chiến, đang là thần tượng của nhiều trí thức trẻ Việt Nam.

Năm 1955, khi mới tròn 28 tuổi, ông đã được Chính phủ cử làm Trưởng ban Cải cách hệ thống các trường trung học. Tháng 9 năm 1957, ông được cử đi Matxcơva để thực tập nâng cao trình độ trong thời hạn một năm. Chỉ trong vòng hơn một năm đó, ông đã thu được những kết quả có giá trị, công bố trong 5 công trình nghiên cứu ở các tạp chí toán học lớn nhất của Liên Xô. Ông được phép ở lại thêm một thời gian để làm thủ tục bảo vệ luận án phó tiến sĩ, và ông đã bảo vệ thành công vào tháng 4 năm 1959, tức là chỉ một năm rưỡi sau khi đặt chân đến Liên Xô. 

“GS. Hoàng Ty là mt nhà toán hc xut sc, ni tiếng thế gii, mt nhà sư phm mu mc, ngưi có nhiu ý tưng  tm chiến lưc trên quan đim h thng v sáng to toán hc, v chn hưng khoa giáo và trên c là xây dng và phát trin đt nưc”, GS. Trn Văn Nhung (nguyên Th trưng B GD-ĐT) nói.

Dù ham mê toán lý thuyết  hàm số thực nhưng ông quyết định rời bỏ nó. Nguyên nhân của quyết định này là do lĩnh vực nghiên cứu đó mặc dù rất quan trọng đối với toán học, nhưng lại hầu như chưa tìm thấy ứng dụng nào trong thực tiễn. Chính trong ngành khoa học mà ông đã tìm đến chỉ vì hy vọng nó có thể giúp ích cho thực tiễn Việt Nam, ông đã đạt được những thành tựu rực rỡ nhất của mình. Công trình nghiên cứu về “quy hoạch lõm” của ông năm 1964 đã trở thành kinh điển, và là công trình mở đầu cho một hướng nghiên cứu mới trong vận trù học. 

Ngày nay, khi nhắc đến GS. Hoàng Tụy là người ta nhắc đến quy hoạch lõm, và nhắc đến quy hoạch lõm thì phải nhắc đến ông. Thuật ngữ khoa học thế giới về ngành này đã có thêm một từ mới “lát cắt Tụy” (“Tuy’s cut”). Chính công trình nghiên cứu của ông đã thúc đẩy việc hình thành một chuyên ngành mới trong toán học: lý thuyết tối ưu toàn cục.

Theo GS. Trần Văn Nhung (nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT), GS. Hoàng Tụy là một nhà toán học xuất sắc, nổi tiếng thế giới, một nhà sư phạm mẫu mực, người có nhiều ý tưởng ở tầm chiến lược trên quan điểm hệ thống về sáng tạo toán học, về chấn hưng khoa giáo và trên cả là xây dựng và phát triển đất nước.

“Nhiều đồng nghiệp cũng nhất trí với tôi rằng GS. Hoàng Tụy là một trong những nhà toán học và nhà sư phạm xuất sắc, thể hiện qua nghiên cứu khoa học, giảng dạy, diễn thuyết, viết sách và trong các đề xuất, chủ trương cải cách và phát triển nền toán học, khoa học và giáo dục nước nhà”, GS. Trần Văn Nhung xúc động nói.

Thiên Lam

Bình luận (0)