Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Giao thông Việt Nam trong mắt một người Mỹ sống ở Hà Nội

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Rất nhiều người nước ngoài đã đi từ choáng ngợp tới hoảng sợ khi chứng kiến cảnh các phương tiện cá nhân lưu thông trên đường phố ở Việt Nam.
Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của anh Terry F. Buss, một công dân Mỹ hiện đang sống Hà Nội, để thấy được cảm nghĩ của anh nói riêng cũng như người nước ngoài nói chung về cái gọi là văn hóa giao thông ở Việt Nam.
Bất kỳ người Việt Nam nào từng chứng kiến sự hỗn loạn trong hoạt động giao thông của các đô thị lớn nhất Việt Nam đều biết rằng họ đang được chiêm ngưỡng một màn vũ đạo ballet đẹp mắt, với các nghệ sĩ là người đi bộ, những chiếc xe máy, xe hơi, xe buýt và thi thoảng là chó hoặc gà. Người ngoài cuộc thì xem lối tham gia giao thông đó như sự đổ vỡ hoàn toàn của xã hội.
Cảnh giao thông đông đúc ở Việt Nam khiến nhiều người nước ngoài "sởn da gà". Ảnh minh họa
Vì thế, với tư cách một du khách, bạn có thể chọn giữa việc trở thành một nghệ sĩ ballet hoặc chỉ là một số liệu thống kê tử vong khi tham gia giao thông.
Nếu bạn chọn trở thành nghệ sĩ, dưới đây là một số quy luật đường phố hữu dụng. Sẽ chỉ mất 4 năm để làm chủ các quy luật này, nhưng thời gian bỏ ra là rất đáng. Điều này có nghĩa bạn cần phải tới thăm Việt Nam nhiều lần hơn, điều người Việt sẽ hoan nghênh.
Quy tắc 1. Khi là khách bộ hành, không bao giờ nhìn vào mắt những người lái xe và đừng mỉm cười. Không chỉ bởi những việc đó khiến tài xế mất tập trung mà nó còn bị xem như một sự thách thức và trong tình huống này có thể khiến bạn toi mạng.
Làm như thế cũng có nghĩa bạn giống như đang sợ hãi. Các tài xế, như các con cọp, sẽ đánh hơi được nỗi sợ của bạn.
Quy tắc thứ 2. Để bắt đầu trải nghiệm băng qua đường, hãy thử tìm một đứa trẻ hoặc một người già và đi cùng họ. Tất cả trẻ em Việt Nam đều dễ thương nên không ai sẽ muốn cán lên chúng cả.
Dù sao người già vẫn là sự lựa chọn tốt nhất vì nếu họ đã sống sót sau khi băng qua đường trong nhiều thập kỷ, hẳn họ phải biết được chiêu gì đó.
Quy tắc thứ 3. Cố gắng đợi cho tới khi một nhóm đông người chuẩn bị băng qua đường. Nếu tồi nhất thì một tài xế cũng chỉ cán bẹp được chừng 5-6 người, không phải tất cả. Vì thế nhóm càng đông, cơ hội qua đường thành công của bạn càng cao.
Quy tắc thứ 4. Đôi khi, trong lúc chờ băng qua đường, bạn sẽ thấy một cành cây gãy hoặc một cột điện thoại đổ ra vỉa hè. Nếu bạn cầm lấy những thứ này lên mình và tỏ ra dữ tợn khi đi qua đường, hành động đó có thể mang tính răn đe các tay "tổ lái" vốn không ưa việc dừng xe.
Quy tắc thứ 5. Nếu bạn thấy mình mắc kẹt bên vỉa hè trong vòng 1 giờ đồng hồ và không thể băng qua đường, hãy thử biện pháp này: nhắm mắt và bước khỏi vỉa hè xuống đường. Biện pháp này hiệu nghiệm một cách đáng ngạc nhiên.
Quy tắc 6. Không nên nghĩ rằng giao thông sẽ ngừng lại theo đèn tín hiệu. Khi đèn chuyển sang đỏ, sẽ có ít nhất 50-100 chiếc xe máy và thi thoảng là 1 hoặc 2 chiếc taxi sẽ tiếp tục phóng qua đèn đỏ. Khi xe máy hoặc taxi dừng đèn đỏ, đừng bao giờ tưởng họ sẽ đứng yên như thế. Các xe máy, ôtô ở hàng đầu sẽ có thể băng qua giao lộ đường vào bất kỳ lúc nào. Thật không may, khi bạn chờ những vị này đi xong, đèn đi bộ của bạn đã chuyển từ xanh sang đỏ mất rồi.
Quy tắc 7. Không bao giờ giả định rằng các làn đường và thiết bị phân chia sẽ giúp tách các lái xe vào hai làn đi ngược chiều nhau rõ rệt. Làn giao thông chỉ là một sự gợi ý thuần túy cho các tài xế. Chuyện sẽ trở nên khó đoán khi mọi tài xế đều đi theo cùng một hướng trên một con đường có hai làn.
Quy tắc 8. Không có thứ gì được gọi là lối đi dành riêng cho khách bộ hành. Nếu bạn nhìn thấy (ngoài thực tế) có một lối đi của riêng khách bộ hành, đó hẳn là phép lạ.
Quy tắc 9. Không nên giả định rằng vỉa hè chỉ dành riêng cho người đi bộ. Chúng thực ra còn là một con đường thay thế của xe máy. Chúng còn là nơi đỗ xe máy. Vỉa hè thực sự chính là các con phố. Bạn có thể thấy chuyện này sẽ trở nên phức tạp ra sao.
Quy tắc 10. Không bao giờ bước ra phía trước một chiếc xe bị hỏng nặng. Tài xế hẳn là gã nào đó không biết các quy tắc đi lại hoặc có kỹ năng kém, hoặc là một du khách tưởng bở rằng anh ta vẫn đang ở Sydney.
Quy tắc 11. Không bao giờ cúi người để nhặt tiền rơi trên phố. Mọi đứa trẻ ở xung quanh sẽ làm điều đó nhanh hơn anh nhiều, không cần biết chúng ở cách xa đồng tiền tới đâu. Và anh sẽ được nghe âm thanh không hề dễ chịu của tiếng lốp xe máy miết trên đường, ở sau lưng mình.
Quy tắc vàng: Nghiêm túc thì nếu bạn không thể nhớ nổi các quy tắc trên, chỉ cần nhớ điều này: sự an nguy của bạn phụ thuộc chủ yếu vào việc thấu hiểu đối thủ của mình. Xe máy thực ra là đối thủ dễ nhất. Chúng có thể lượn lờ, vòng tránh gần như mọi thứ, kể cả một du khách. Chẳng có gì lạ khi thấy một chiếc xe máy chở theo 100 con gà hoặc một chiếc tủ lạnh vẫn có thể luồn lách trên phố rất nghệ.
Ôtô mới gây nhiều vấn đề hơn. Chúng không thể lượn vòng để tránh đâm vào anh và thường xe hơi sẽ bị bao vây bởi hàng trăm chiếc xe máy, với tay lái gần như chạm vào cạnh xe hơi và người tài xế ngồi trong. Đó là lý do vì sao xe hơi ở Việt Nam luôn có những viết trầy xước bí ẩn bên thân.
Xe buýt nội thị và xe tải còn tồi hơn nữa. Chúng rõ ràng không thể lượn vòng tránh khách bộ hành và chúng cần tới cả ngàn mét đường để phanh khi cần dừng lại.
Trong tình hình như thế, đừng chết nhát nữa. Hãy thử băng qua phố một lần xem sao!
(Theo TTXVN)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)