Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giao tiếp có văn hóa – phương tiện giáo dục hiệu quả nhất

Tạp Chí Giáo Dục

1. Mục đích lý tưởng của dạy học suy cho cùng là hướng tới giáo dục con người phát triển hài hòa toàn diện: tâm lý (trí tuệ, tình cảm, ý chí); thể chất (thể lực, thể hình, thể năng); năng lực hoạt động thực tiễn, kỹ năng sống/kỹ năng mềm, năng lực xã hội và cao nhất là năng lực giải quyết vấn đề trước các tình huống. Chính vì vậy mà từ cổ chí kim, việc giáo dục con người ở nước ta không chỉ là “dạy chữ” mà còn “dạy người”. Trong khi năng lực chuyên môn sư phạm và những hiểu biết kỹ năng giảng dạy là điều cần thiết cho việc người thầy “dạy chữ” thì tác phong, cách ăn nói, ứng xử, cách sống có văn hóa… của người thầy lại chi phối toàn bộ trong việc “dạy người”. Nếu người thầy không phải là người có nhân cách tốt thì không thể có những hành vi văn hóa và việc dạy trò là người tốt cũng là điều rất khó đạt được. Người thầy chính là tấm gương để học trò soi vào và làm theo. Chiếm được tình cảm của học trò không dễ, nếu người thầy chỉ truyền dạy một chiều những kiến thức khô khan thì sẽ không thể làm học trò rung động. Dạy học là phải “chạm” vào tâm hồn và trái tim của người học. Cách ứng xử của người thầy tác động rất lớn đến học trò, có nhiều em bỏ học, mất niềm tin vào cuộc sống, trở thành người xấu… cũng vì cách ứng xử thiếu văn hóa từ chính thầy cô giáo. Vì vậy, hành vi giao tiếp có văn hóa là điều cần thiết của người giáo viên và là phương tiện tốt nhất để giáo dục nhân cách cho học trò, là món quà quý giá đối với học trò.


M
t tiết dy hc môn đa lý ti Trưng THPT Hùng Vương, Q.5, TP.HCM (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Hành vi giao tiếp có văn hóa là một loại hành vi văn hóa, hành vi đạo đức của con người biểu hiện cách giao tiếp của con người chứa đựng các văn hóa chuẩn mực mà cốt lõi là các giá trị đạo đức và thẩm mỹ, được thực hiện theo những quy tắc giao tiếp ứng xử xã hội, thông qua cung cách hành vi, cử chỉ, cách nói, viết và những kỹ năng giao tiếp, tuân theo các chuẩn mực văn hóa xã hội.

Hành vi giao tiếp có văn hóa của người thầy cũng có tất cả những đặc điểm như trên, được thực hiện bởi các chủ thể có ý thức, có đạo đức và có văn hóa, biểu hiện qua cử chỉ, cung cách hành vi, lời nói, cách viết của người thầy. Hành vi đó phải chịu sự quy định của các chuẩn mực xã hội, được xây dựng từ hệ thống những giá trị xã hội.

2. Giáo viên là người quyết định chất lượng quá trình giáo dục ở nhà trường, là những người chịu trách nhiệm trước tương lai của mỗi học trò. Nói như vậy để đội ngũ giáo viên nhận thấy trách nhiệm, vai trò của người thầy mà xã hội đã giao cho mình. Giáo dục các phẩm chất nhân cách cho học trò không chỉ là những bài học lý thuyết hàn lâm về các đức tính trung thực, vị tha, yêu thương, nhân từ… mà thông qua những hành động, cử chỉ, việc làm, lời nói của thầy cô giáo, các em sẽ noi theo. Nhiều học trò còn coi những hành động, lời nói, việc làm… của giáo viên là những chuẩn mực để học hỏi và hoàn thiện bản thân.

Trí tu, lòng yêu ngh và tâm huyết vi s tiến b ca hc trò là nhng yếu t ch cht to nên mt ngưi thy thành đt trong s nghip ca mình.

Trong trường học – môi trường sư phạm – người thầy không chỉ là người mang đến cho học trò kiến thức bằng bổn phận trách nhiệm nghề nghiệp. Người thầy phải đến với học trò bằng cả cái “tâm”, bằng tấm lòng yêu thương không vụ lợi. Thiên chức và trách nhiệm của người thầy đều thể hiện ở chỗ đó. Chừng nào mà người thầy còn thiếu trách nhiệm với nghề nghiệp mà mình lựa chọn, thờ ơ với nỗi đau của người khác, đánh mất chữ “tâm”, chữ “tình” trong văn hóa ứng xử với học trò, thì chừng đó, những hiện tượng bạo hành học trò mà thầy cô là thủ phạm hay là đồng phạm (trực tiếp hoặc gián tiếp) sẽ vẫn còn là nỗi đau, nỗi nhức nhối không của riêng ai.

Trí tuệ, lòng yêu nghề và tâm huyết với sự tiến bộ của học trò là những yếu tố chủ chốt tạo nên một người thầy thành đạt trong sự nghiệp của mình. Và sự thành đạt đó không chỉ đo bằng số lượng trò giỏi mà họ giáo dục nên, mà còn được đo bằng tình cảm, vị trí của người thầy trong trái tim mỗi học trò trong cuộc sống sau này. Ở đâu đó, nhân cách, lời nói, cử chỉ, hành động, ứng xử có văn hóa… của người thầy trong quá khứ ẩn hiện trong lối sống của mỗi học trò hôm nay. Món quà quý nhất mà mỗi người thầy có thể truyền dạy cho các thế hệ học trò của mình chính là cách ứng xử có văn hóa nhất quán của bản thân.

Hoàng Ly

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)