Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giao tiếp trong nhà trường: Lựa lời nói, viết cho vừa lòng nhau!

Tạp Chí Giáo Dục

Trong tiết ngoài gi lên lp, ch đ tháng 11 “Thanh niên vi truyn thng hiếu hc và tôn sư, trng đo” va qua, tôi đưa ra nhiu câu hi vi hc sinh, trong đó có thăm dò: “Em suy nghĩ gì v vic mt s giáo viên có thói quen xưng hô “mày – tao” vi hc sinh?”. Kết qu kho sát cho thy nhiu hc sinh không tán đng vi cách xưng hô này.


Hc sinh phát biu trong tiết hot đng ngoài gi lên lp ch đ “Tôn sư, trng đo”. Ảnh: N.Trung

“Mày – tao” vi hc sinh là giáo viên vi phm quy tc ng x

Khoảng dưới 40% số lượng học sinh được hỏi cho rằng việc thầy cô xưng hô “mày – tao” với học sinh có thể chấp nhận được trong một số trường hợp. Một học sinh nêu quan điểm: “Giáo viên nên xưng hô “thầy/cô – em” với học sinh. Một số giáo viên xưng hô “mày – tao” cũng không phải vấn đề gì lớn nếu nó nằm trong ngữ cảnh giáo viên thân thiết với học sinh, thể hiện sự gắn bó vui thích của giáo viên và học sinh”. Một học sinh khác cho biết: “Theo em, việc xưng hô của giáo viên với học sinh sao cho phù hợp là tùy thuộc vào từng giáo viên. Nhưng với cương vị là thầy cô dạy tri thức và đạo đức cho học sinh thì cách xưng hô cũng rất quan trọng. Xưng hô “mày – tao” của giáo viên, theo em, cũng bình thường, xưng hô như vậy giúp giáo viên trở nên gần gũi hơn nhưng không nên dùng nhiều”.

Tuy nhiên, đa phần số học sinh còn lại bày tỏ ý kiến không nhất trí. Một nữ sinh viết: “Em không đồng ý với cách xưng hô “mày – tao” giữa giáo viên và học sinh. Vì trường học là nơi giáo dục lời ăn tiếng nói cho học sinh, giáo viên dạy học sinh thì phải xưng hô gương mẫu”. “Em không đồng ý việc giáo viên xưng hô với học sinh là “mày – tao”. Vì nó cho thấy sự thiếu tôn trọng, cũng như mất đi giá trị nghề giáo viên”, một học sinh khác cho biết.

Cách đây chưa lâu, dư luận bàn nhiều về cách xưng hô trong nhà trường khởi phát từ ý kiến của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân. Phần đa ý kiến đồng ý việc xưng hô đa dạng, linh hoạt, không gò bó theo một khuôn mẫu nào. Và có một điều chắc chắn là không ai tán thành với việc giáo viên xưng hô “mày – tao” với học sinh. Theo tôi, giáo viên nên xưng “thầy/cô – trò” với học sinh là hợp lý hơn cả. Trong Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học năm 2022 của Bộ GD-ĐT, tại mục 3.2. (Quan hệ ứng xử của nhà giáo, cán bộ quản lý, cán bộ nhân viên, người lao động đối với học sinh) có quy định: “Giáo viên phải thương yêu học sinh, tôn trọng nhân cách của học sinh”. Tôn trọng nhân cách học sinh thì gồm cả việc xưng hô chuẩn mực với các em, chứ không thể gọi “mày – tao” với các em được. Việc xưng hô cụ thể như thế nào trong giao tiếp thầy – trò thì bộ quy tắc trên không nói đến. Tuy nhiên, phải thấy rằng giao tiếp giữa thầy và trò trong nhà trường là giao tiếp đặc biệt trong môi trường văn hóa, sư phạm nên phải gương mẫu, lịch sự và tôn trọng. Khó có thể chấp nhận cách xưng hô “mày – tao” giữa thầy và trò.

Hoàn cảnh xưng hô “mày – tao” của giáo viên với học sinh thường rơi vào hai tình huống: Một là giáo viên cảm thấy thân mật với học sinh, và hai là khi họ giận dữ với học sinh. Với trường hợp một, thì dĩ nhiên dạy học là phải thân mật với học sinh rồi; với trường hợp hai, giận dữ “mày – tao” với học sinh cũng là cái sai của giáo viên. Nên cả hai trường hợp đều không phải. “Mày – tao” với học sinh còn nguy hại ở chỗ tập cho học sinh thói quen sử dụng cách nói năng không đẹp. Và không chừng nó lại là lời lẽ xúc phạm của học sinh với chính giáo viên đã nói những câu này!

Văn hóa giao tiếp – nhìn t bài kim tra ca hc sinh

Làm bài kiểm tra là một hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ viết cụ thể, thường trực giữa người học và người dạy. Nó không chỉ phản ánh hiệu quả của việc tiếp thu kiến thức, mà còn cho thấy sự trưởng thành về kỹ năng tạo lập văn bản, về sự chín chắn của thái độ, hành vi giao tiếp có văn hóa thông qua hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong môi trường học đường, nhất là những môn tự luận xã hội. Trước xu hướng các môn thi của học sinh đa phần chuyển sang hình thức trắc nghiệm, ảnh hưởng của các trang mạng xã hội và sự trợ giúp đắc lực của công cụ máy tính, học sinh ít viết bài tự luận hơn, ít tạo lập các văn bản bằng chữ viết tay hơn. Vì thế điều dễ thấy đầu tiên là chữ viết học sinh hiện nay có xu hướng ngày càng xấu đi, khó đọc hơn. Và càng lên lớp cao, chữ viết càng mất dần sự trong sáng. Theo một khảo sát của chúng tôi từ phía người học, có gần phân nửa số học sinh cho rằng chữ viết không quan trọng, miễn sao đọc được là được. Thế nhưng ít học sinh thấy rằng, ngoài chuyển tải thông tin, chữ viết còn đánh giá trình độ người học, thể hiện tình yêu mến tiếng mẹ đẻ và quan trọng hơn là ý thức tôn trọng người đọc. Hai bài kiểm tra môn văn có nội dung bài làm như nhau, nhưng bài viết có chữ đẹp bao giờ cũng hơn điểm.   

Khi các trang mạng xã hội tràn lan như hiện nay thì nhiều học sinh lạm dụng nó để câu “like”, để gây sự chú ý mà bất chấp cả sự tôn trọng người khác là một hiện tượng khá phổ biến. Việc làm này lâu ngày sẽ hình thành ý thức, thái độ không tốt, làm thui chột phẩm chất đạo đức người học. Trước đây, trên Facebook đăng tải và được rất nhiều người tỏ vẻ thích thú chia sẻ những bức ảnh của những học sinh tinh nghịch đã “sáng tạo” bằng cách vẽ thêm bằng rất nhiều chi tiết biến tấu vào hình của những tác giả văn học, các nhà khoa học ở sách ngữ văn và một số sách giáo khoa khác. Ngoài những nét vẽ ngô nghê, hài hước, có rất nhiều những chân dung bị chế lại một cách mỉa mai, lố bịch. Điều đáng nói là các hình ảnh ấy đều là những người rất uyên bác, đáng ngưỡng mộ tôn trọng, trong đó nhiều người đã quá cố!

Vừa qua, giáo viên một trường THPT ở quận Tân Bình (TP.HCM) đã chia sẻ bài kiểm tra học kỳ môn văn của một học sinh lớp 11. Em học sinh này không làm bài gì cả, mà chỉ trả lời một cách rất “sốc” cho phần đọc hiểu: “Đã đọc nhưng chưa hiểu”. Còn ở phần làm văn, khi đề yêu cầu cảm nhận về một bài thơ rất ý nghĩa, thì em này chỉ viết thế này: “Bài thơ hay đến nỗi em không phân tích được!”. Với cách trả lời như thế, mục đích của học sinh này là muốn gây sự chú ý, muốn làm thú vui ít nhất là cho bạn bè trong lớp. Nhưng rõ ràng thiếu sự nghiêm túc là tôn trọng đối với giáo viên chấm bài. Tương tự, giáo viên một trường THPT ở quận Tân Phú (TP.HCM) đã phê vào bài kiểm tra của học sinh là: “Một cách trả lời “thật thà” quá thể!”. Khi học sinh này trả lời phần đọc hiểu môn văn rằng: “Theo chị là…” (vì trong câu hỏi đã dùng: “Theo anh/chị…?”). Phê để cười mà nhắc nhở, nhưng ai cũng thấy học sinh này xưng hô không hợp lý trong giao tiếp. 

Trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT trước đây, thi thoảng giám khảo vẫn bắt gặp những bài làm với những câu trả lời rất “lạ” của thí sinh khi các em bị “bí” không làm bài được. Nhưng những cách trả lời như thế có thể chấp nhận được, và không vi phạm thuần phong mỹ tục cũng như pháp luật. Nhiều học sinh khi không làm được bài kiểm tra ở lớp cũng đã ghi ở dưới bài làm của mình những câu rất tế nhị, đại loại như: “Em bị đau đầu không làm được bài”, “Phần này em chưa ôn bài kịp nên không làm bài được, mong thầy cô thông cảm”. Đó là những cách giao tiếp có văn hóa trong bài kiểm tra.

Trn Nhân Trung

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)