Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giáo viên cần viết đúng chính tả

Tạp Chí Giáo Dục

Trên truyn thông lâu nay đã có nhiu ý kiến bày t s quan tâm v vn nn “sai chính t”, thm chí có bài viết còn git tít cnh báo tình trng sai chính t c ta đã đến hi “báo đng”.

Giáo viên hưng dn hc sinh đc chính tẢnh: N.Trinh

Qua thực tế công việc là một giảng viên hơn 30 năm đứng trên bục giảng, trong đó có phân nửa thời gian giảng dạy tiếng Việt ở trường sư phạm, chúng tôi muốn bày tỏ vài điều trăn trở.

Nói sai chính t hay viết sai chính t?

Trước hết, cần phân biệt rõ có hai loại phương tiện ngôn ngữ là ngôn ngữ nói/tiếng nói và ngôn ngữ viết/chữ viết. Nói không đúng so với tiếng chuẩn gọi là lỗi sai chính âm, viết không đúng so với từ/tiếng chuẩn gọi là lỗi sai chính tả.

Chính tả là “cách/phép viết đúng” theo quy tắc của một ngôn ngữ nhất định. Do đó, chỉ có thể nói: viết sai chính tả, chứ không hề có khái niệm nói sai chính tả. Tiếng Việt là thứ tiếng ghi âm bằng công cụ chữ quốc ngữ, có đặc điểm cơ bản “nói sao viết vậy”. Từ đó, tình trạng nói sai dễ dẫn đến tình trạng viết sai. Vậy mà, hiện nay trên đất nước ta, tiếng nói ở cả ba vùng phương ngữ Bắc – Trung – Nam hầu hết đều có lỗi sai chính âm, trừ một số rất ít vùng phương ngữ được các nhà Việt ngữ học xác định là gần/trùng với âm chuẩn hiện đại. (Theo hai nhà Việt ngữ học, GS. Nguyễn Kim Thản và GS. Nguyễn Văn Tu, thổ ngữ xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng (thuộc phương ngữ Bắc bộ) có thể xem là âm chuẩn của ngữ âm hiện đại nước ta)). Mỗi vùng phương ngữ lại có những lỗi khác nhau, nên việc khắc phục không hề đơn giản. Trong lúc nghề dạy học phải vận dụng đủ cả hai công cụ truyền đạt là nói và viết.

Ai có th sai chính t?

Không riêng gì giáo viên mà tất cả mọi người Việt Nam đều có thể viết sai chính tả, nếu không thận trọng, cầu toàn khi sử dụng từ ngữ. Tuy nhiên, giáo viên là đối tượng cần thận trọng nhất trong việc nói và viết cho đúng chính âm, chính tả, vì họ là đội ngũ truyền đạt kiến thức nói chung cho các thế hệ, trong đó có kiến thức, kỹ năng nói và viết đúng tiếng mẹ đẻ.

Trong các trường sư phạm hiện nay, đối tượng giáo sinh/sinh viên lại đến từ nhiều vùng phương ngữ, thổ ngữ trên cả nước, cho nên lỗi chính âm, chính tả của họ cũng khá đa dạng, phong phú theo sắc thái vùng miền. Hơn nữa, qua quan sát, chúng tôi cũng nhận thấy, hiện nay theo xu hướng dịch chuyển địa bàn cư trú chung, nhiều giáo viên phía Bắc đang giảng dạy tại các tỉnh vùng Trung và Nam bộ, chứ không có nhiều giáo viên phía Nam ra giảng dạy tại vùng phương ngữ Bắc bộ.

Bên cạnh những lỗi chính tả mà học sinh cả nước đều có thể mắc phải, không phân biệt vùng miền, như các phụ âm đầu cùng ghi một âm nhưng có nhiều cách viết: d/gi, ng/ngh, g/gh, c/k/q… thì có nhiều lỗi chính âm/chính tả theo vùng phương ngữ. Nhưng một số giáo viên phương ngữ Bắc vẫn bê nguyên cách sửa lỗi chính tả cho học sinh phía Bắc vào áp dụng để sửa lỗi cho học sinh phía Nam. Cụ thể chữa lỗi phát âm âm đầu [l/n] bằng cách dạy học sinh phân biệt “nờ cao – nờ thấp”; tương tự, phân biệt phụ âm đầu [s/x] bằng “xờ nặng – xờ nhẹ”, phụ âm đầu [tr/ch] bằng “chờ trâu/chờ chó”, phụ âm đầu [r/d] bằng “rổ rá/dạy dỗ”… Mà những lỗi chính tả này học sinh phía Nam rất ít khi phạm phải.

Trong lúc học sinh phía Nam hay phạm các lỗi chính tả phân biệt dấu thanh điệu hỏi/ngã, phụ âm đầu [v/d], âm cuối [-n/-ng], [-t/-c]… thì lại ít được giáo viên chú tâm khắc phục.

Tất cả những điều bất cập trên góp phần làm cho việc sửa lỗi chính tả cho học sinh tuy đã được quan tâm tiến hành lâu nay, nhưng chưa đạt hiệu quả như mong muốn, dẫn đến hiện trạng “báo động sai chính tả” đến cả đội ngũ giáo viên.

Sa li chính t thế nào?

Trở lại vấn đề phương ngữ, qua hàng ngàn đời nay, cư dân sinh ra và lớn lên ở địa phương nào, cố nhiên họ sẽ phát âm theo tiếng của địa phương đó, và đó chính là cơ sở để hình thành nên các vùng phương ngữ như hiện hữu.

Giả sử giáo viên, học sinh cùng gốc gác một vùng phương ngữ thì giao tiếp dạy – học giữa họ với nhau không gặp vấn đề gì ngoại trừ có những lỗi sai chính âm/chính tả theo vùng phương ngữ đó. Nhưng nếu người giáo viên ở vùng phương ngữ này lại đứng lớp với học sinh ở vùng phương ngữ khác thì họ lại gặp phải đến hai lần lỗi chính tả theo hai vùng phương ngữ: nơi sinh trưởng và nơi công tác.

Gần đây, tại các trường sư phạm, đặc biệt ở ngành giáo dục tiểu học, giáo sinh đã và đang được học một học phần về chính tả là “Dạy chính tả phương ngữ” cho học sinh, mà cuốn tài liệu giáo khoa của TS. Võ Xuân Hào “Dạy học chính tả cho học sinh tiểu học theo vùng phương ngữ” là cuốn sách đáng tin cậy và có lẽ sẽ hữu ích không chỉ đối với giáo sinh, giáo viên mà cho tất cả chúng ta trong nỗ lực thoát khỏi tình trạng 0 sai chính tả hiện nay.

Đ gim thiu sai chính t

Trước hết, trên cơ sở nắm vững kiến thức về ngôn ngữ học đã được trang bị, giáo viên cần khắc phục lỗi chính âm/chính tả theo vùng phương ngữ của chính bản thân mình bị ảnh hưởng từ vùng phương ngữ mà mình sinh trưởng.

Phấn đấu nói chuẩn chính âm, viết chuẩn chính tả trong mọi hoạt động dạy học như giảng bài, trao đổi với học sinh, ghi bảng, phê sổ đầu bài, soạn giáo án, lời phê trong bài làm của học sinh… Tiếp theo, giáo viên cần thấu hiểu đối tượng học sinh vùng mình đang giảng dạy, biết rõ các em đang tồn tại những lỗi chính âm/chính tả nào phổ biến/cá biệt để uốn nắn, điều chỉnh, rèn luyện cho các em thói quen nói – viết đúng chính âm – chính tả, tiến đến hình thành kỹ năng nói đúng, viết đúng tiếng Việt mọi lúc mọi nơi.

Việc sửa lỗi chính tả cho giáo sinh nói riêng, và người đang công tác trong mọi ngành nghề cũng như học sinh các cấp nói chung mãi là chuyện “con gà – quả trứng” khi đề cập đến chuyện khởi sự. Tuy nhiên, hãy bắt đầu từ giáo sinh ở trường sư phạm. Dù dạy môn gì, cấp học nào, người giáo viên, giáo sinh cũng cần thường trực tâm thế “sửa lỗi chính tả” cho chính bản thân mình. Hơn thế nữa, tất cả mọi người Việt cũng cần chú trọng sửa lỗi chính tả vì người Việt phải nói và viết đúng tiếng nước nhà trong cố gắng giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Vì đó không chỉ là biểu hiện của lòng tự trọng bản thân mình, mà còn là biểu hiện sơ khởi nhất của tinh thần quý trọng tiếng mẹ đẻ giàu đẹp, của lòng yêu nước.

Đ Thành Dương
(Trưng D b ĐH dân tc TW Nha Trang)

Bình luận (0)