Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giáo viên chủ nhiệm: Sứ mệnh còn là thay đổi, gắn kết học trò

Tạp Chí Giáo Dục

Trong hi tho Công tác ch nhim, giáo viên Trưng THPT Lương Thế Vinh (Q.1) và Trưng THCS – THPT Thnh An (huyn Cn Gi) đã thng thn chia s nhng kinh nghim ch nhim, hưng ti gn kết hc sinh…


Cô Hà My – giáo viên Trưng THCS – THPT Thnh An cho rng, không phi lp ít hc sinh thì công tác ch nhim s d dàng hơn

Các hot đng “phá băng” gn kết cô, trò

Vai trò chủ nhiệm nhiều năm qua, cô Trần Thanh Vân Anh – giáo viên tiếng Anh, Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1) nhìn nhận, giáo viên chủ nhiệm (GVCN) có sứ mệnh không chỉ giảng dạy mà còn là gắn kết, thay đổi học trò.

“Ngày đầu tiên nhận lớp chủ nhiệm, tôi sẽ luôn cố gắng tạo cảm giác gần gũi để các em có thể mở lòng. Tôi gọi các hoạt động đó là hoạt động “phá băng”, thông qua cách chia nhóm. Chính các hoạt động này sẽ giúp gắn kết học sinh trong lớp, gắn kết giáo viên với học sinh, giúp thầy cô hiểu hơn về học sinh, nắm bắt tính cách, hoàn cảnh gia đình của các em”, cô Vân Anh chia sẻ.

Trong công tác chủ nhiệm, giáo viên này cũng tổ chức cho học sinh viết thư đầu năm học để nắm bắt tâm tư, tình cảm, ước muốn của các em, trao cho học sinh cơ hội để được nói lên giá trị mà lớp học và bản thân các em mong muốn đạt được trong năm học. Ngoài ra, mỗi học sinh còn có sổ tự học nêu kế hoạch từng tuần, từng tháng, qua đó rèn thói quen xây dựng thời gian biểu, quản lý cảm xúc… Giáo viên chỉ là người định hướng còn học sinh mới là người thực hiện. Các giá trị sống hướng đến sẽ phải đi kèm với các nội quy. Khi các em làm tốt sẽ có sự khen thưởng theo từng tháng. Hoạt động này rất được phụ huynh ủng hộ.

“Có những điều, học sinh không chia sẻ với phụ huynh nhưng lại sẵn sàng mở lòng với giáo viên nếu cảm thấy tin tưởng, gần gũi. Khi có được sự tin yêu, tin tưởng thì thầy cô sẽ nhận được sự đồng hành của phụ huynh. Chúng ta không thể thay đổi thói quen chưa tốt của học sinh trong một sớm một chiều nhưng với cách này sẽ từng bước thay đổi, các thói quen xấu sẽ giảm đi, thậm chí làm tỏa đến cả phụ huynh của các em”, cô Vân Anh bày tỏ.

Theo giáo viên này, quan trọng nhất trong công tác chủ nhiệm là người giáo viên phải có “lửa” bởi công việc của GVCN không chỉ là công việc giảng dạy, là cầu nối quan trọng giúp học sinh đến lớp với tâm thế vui vẻ.

“Tất cả muộn phiền để bên ngoài cửa lớp, còn bước vào lớp phải với tâm thế vui vẻ. Nhiều học sinh đến lớp với tâm thế kiệt quệ, chán nản không muốn học vì hoàn cảnh gia đình, vì ba mẹ tạo áp lực. Như vậy, nếu trò đã thiếu nhiệt huyết mà thầy cũng không nhiệt huyết thì tiết học không thành công. Nếu điều này kéo dài cả năm học thì là cả năm học không thành công với thầy trò…”, cô Vân Anh nhấn mạnh.

K lut không phi lúc nào cũng đúng

Gần 10 năm làm công tác chủ nhiệm, cô Nguyễn Thị Thủy Tiên cho rằng, với học sinh kỷ luật không phải lúc nào cũng đúng.

“Năm học 2014-2015, khi nhận chủ nhiệm một “lớp cuối” cũng là năm đầu tiên công tác chủ nhiệm của tôi gặp thất bại. Tần suất tiếp phụ huynh liên tục, tiếp cả thứ bảy, chủ nhật, thậm chí tôi được mệnh danh là “dũng sĩ tiếp phụ huynh”. Năm đó, lớp cũng có số học sinh lưu ban nhiều nhất trường, học sinh phải rèn luyện hè nhiều nhất trường…”, cô Thủy Tiên nhớ lại.

Từ thất bại của năm đầu tiên, cô Thủy Tiên nhìn nhận, với học sinh chưa ngoan thì kỷ luật không phải lúc nào cũng đúng. Để đưa học sinh vào nền nếp thì phải bằng tình yêu thương, cần sự kiên nhẫn, nhẫn nại vô cùng.

“Điều đầu tiên cần thiết nhất là phải tìm hiểu thật kỹ gia cảnh học sinh. Có khi, phải đến tận nhà học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh các em. Nhiều em không sống với ba mẹ mà sống với cô dì chú bác, đôi khi quan tâm các em bằng cách la mắng, thậm chí là đánh. Khi học sinh mắc lỗi thì trước hết cần trao đổi với phụ huynh để xem phụ huynh có nhận ra những thay đổi bất thường của con không sau đó để học sinh lên tiếng. Như vậy phụ huynh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi GVCN vạch tội con họ”, cô Tiên nói.


Cô Tr
n Thanh Vân Anh – giáo viên tiếng Anh, Trưng THPT Lương Thế Vinh (Q.1) chia s kinh nghim ch nhim

Song song đó, cô Tiên cho hay, giáo viên phải luôn ghi nhận sự tiến bộ của học sinh. Khi học sinh mắc sai lầm thì chỉ cần các em nhận ra sai lầm đã là bước đầu thay đổi. Đôi khi thay đổi không hẳn trong học tập mà thay đổi trong nhận thức, hành động của các em. Để học sinh tiến bộ, đừng ngại nói lời dịu dàng, nhẹ nhàng khi các em mắc lỗi. Đặc biệt phải thống nhất được quan điểm giáo dục với phụ huynh.

“Giáo dục một học sinh cần sự chung tay của cả gia đình và nhà trường. Mục tiêu học tập thì các em phải nỗ lực từng ngày nhưng quan trọng nhất là giúp các em nhận thức được đúng. Học sinh nào cũng có thể thay đổi được, quan trọng là chúng ta có đủ  kiên nhẫn với các em hay không…”, cô Thủy Tiên nhận định.

Săn “sale” to hng thú trong lp hc

Gắn bó và chủ nhiệm học sinh xã đảo, cô Hà My – giáo viên Trường THCS – THPT Thạnh An (xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ) nhìn nhận, công tác chủ nhiệm thì không có nghĩa lớp ít học sinh sẽ chủ nhiệm dễ hơn lớp nhiều học sinh.

“Thuận lợi là học sinh đều trên đảo nên giáo viên có điều kiện gặp, trò chuyện để hiểu hoàn cảnh các em, dễ dàng đến tận nhà trao đổi. Vậy nhưng, học sinh xã đảo ngoài giờ học các em còn phải đi cào lưới phụ giúp gia đình. Nhiều em vì hoàn cảnh gia đình mà phải nghỉ học. Vì vậy, GVCN phải nắm bắt kịp thời, phải hiểu để đóng vai trò là bạn thân, giúp đỡ các em, báo với nhà trường để có sự trợ giúp…”, cô Hà My chia sẻ.

Với đặc thù xã đảo nên học sinh ít có điều kiện tham gia các sân chơi ngoài nhà trường, cô My cho hay, GVCN phải thiết kế các sân chơi đặc biệt, tạo sự vui vẻ gắn kết, tạo sự thích thú cho học sinh khi đến trường: xây dựng các trò chơi cho lớp, cô trò cùng săn… sale để trang trí lớp, chụp hình lưu niệm mỗi tuần.

Yến khương

Bình luận (0)