Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giáo viên chủ nhiệm thời hiện đại

Tạp Chí Giáo Dục

Đ hoàn thành mc tiêu ca chương trình giáo dc ph thông hin hành, hưng ti chương trình giáo dc ph thông mi, trong đó ct lõi là giáo dc hc sinh phát trin toàn din, hài hòa v th cht ln tinh thn, thì trong mi nhà trưng, giáo viên ch nhim (GVCN) đóng vai trò cc k quan trng, tác đng trc tiếp đến hc sinh c v nhn thc ln tinh thn.

Trong giáo dc hin đi, GVCN phi va là thy, va là bn ca hc sinh. Trong nh: Cô Trn Th Qunh Anh (giáo viên Trưng THPT Trưng Vương) hưng dn hc sinh trong tiết hc môn văn

Tuy nhiên, để làm tốt công tác này, theo nhiều GVCN, ngoài chuyên môn còn cần cả chiến lược, có sự thấu hiểu tâm lý học sinh.

Mi GVCN phi là nhà giáo dc

Nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, cô Trần Thị Quỳnh Anh (GV Trường THPT Trưng Vương, Q.1, TP.HCM) cho rằng để GVCN “được lòng” học sinh thì không gì khác là thầy cô phải biết đặt mình vào vị trí của học sinh. “Có năm, lớp tôi chủ nhiệm có 1 học sinh tự kỷ, rơi vào trạng thái cực đoan đến mức không ai có thể trò chuyện được. Để có thể nói chuyện với học sinh này, tôi đã từng nằm xuống sàn nhà cùng em. Và điều tôi nhận được là ánh nhìn tin tưởng, thiện cảm cùng sự mở lòng từ phía em”, cô Quỳnh Anh kể lại.

Từ trải nghiệm này, cô Quỳnh Anh đúc kết rằng, khi GVCN không ngại phá vỡ hình tượng của chính mình để trở thành hình ảnh tương tự với học sinh thì cũng là lúc thầy cô “chạm” đến học sinh của mình. Ngay với GV lớn tuổi, khi đã đảm nhiệm công việc GVCN thì cũng nên đặt tuổi tác xuống, nghe học sinh chia sẻ về thói quen, sở thích…, có như thế là thầy cô đã bước được một chân vào thế giới của các em và có cơ hội để tìm hiểu về thế giới ấy. “Điều này không đồng nghĩa với việc GVCN càng tỏ ra nhí nhảnh, xì-teen thì các em càng thích, thậm chí đôi khi thầy cô xì-teen quá sẽ dẫn đến phản tác dụng; trong mọi tình huống GVCN cần phải có thêm sự sâu sắc. Nếu nói GVCN phải làm bạn với học sinh thì chưa đủ mà cần phải trở thành người bạn lớn của các em, để các em vừa gần gũi, vừa đủ tôn trọng, đủ tin tưởng để chia sẻ, giãi bày”, cô Quỳnh Anh nhận định.

Với kinh nghiệm 25 năm làm công tác chủ nhiệm lớp, cô Nguyễn Thị Bích Chi (GV Trường THCS Vân Đồn, Q.4, TP.HCM) quan niệm GVCN trước hết phải là một GV, sau nữa là một nhà giáo dục. “Học sinh không cần một người GV hoàn hảo nhưng các em cần một người GV tạo cho mình cảm giác hào hứng, thích thú mỗi ngày đến trường, khi vào giờ học. Muốn tạo cho các em sự hào hứng thì điều tiên quyết trong vai trò GV, mỗi GVCN phải liên tục tự học, đổi mới phương pháp giảng dạy và nhất là đổi mới cả công nghệ, ngôn ngữ”, cô Bích Chi chia sẻ. Trước vấn đề tuổi tác, cô Bích Chi cho rằng đó không hẳn là rào cản nếu người GV biết tận dụng. “Quan tâm đến học sinh của mình bằng chính thứ ngôn ngữ teen mà các em thường sử dụng. Tiếp cận đến những điều mà học sinh đang tiếp cận để tạo cảm giác gần gũi với các em. Và đặc biệt là hãy để học sinh thấy mình “già rồi nhưng vẫn còn học”, các em sẽ thấy tin tưởng, phụ huynh cũng sẽ tin tưởng”, cô Bích Chi nói.

Tư duy làm vic phi hin đi

Theo cô Trương Hồ Trâm Anh (Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phùng Hưng, Q.11, TP.HCM), vấn đề khó nhất của GVCN là “cảm hóa” học sinh cá biệt. Muốn cảm hóa, GVCN phải định nghĩa lại thế nào là học sinh cá biệt? “Học sinh cá biệt là học sinh có sự riêng biệt, đặc biệt ở một đặc điểm, tính cách nào đó so với học sinh khác. Học sinh nói chuyện nhiều trong lớp, học sinh thuận tay trái…, đấy cũng là học sinh cá biệt”, cô Trâm Anh phân tích.

Từ phân tích này, cô Trâm Anh cho rằng để làm một GVCN tốt, trước hết thầy cô phải quan niệm không có học sinh hư, chỉ có nhà giáo dục tồi. Nhiệm vụ của GVCN là tìm hiểu từng tính cách, từng hành vi của học sinh để có hành xử đúng mực, kịp thời, không quy chụp, giúp các em hiểu bản thân muốn gì. Khi xử lý vấn đề phải xử lý từ nguyên nhân để định hướng học sinh, để hiểu “đằng sau thái độ đó là gì?”. Nhiều học sinh ngỗ ngược thật ra các em đang gây sự chú ý để GV quan tâm đến mình hơn.

Trong khi đó, cô Nguyễn Vũ Huệ (GV Trường THPT Phú Nhuận, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) quan niệm trong giáo dục hiện đại, GVCN cũng phải là người GV hiện đại – GV thời @. “Hiện đại không chỉ trong công nghệ thông tin như biết sử dụng mạng xã hội, biết sử dụng các công cụ để quản lý lớp và kết nối học sinh mà còn ở cách tiếp cận học sinh một cách hiện đại, phù hợp với tâm thế của các em. Ngoài tâm thế làm thầy, GVCN còn phải làm bạn, thiếu một trong 2 điều này đều dễ thất bại. Nếu chỉ là thầy, các em sẽ dễ chống đối ngầm. Tuy nhiên, nếu thân quá thì có thể nói học sinh không nghe, dễ nhờn mặt”, cô Vũ Huệ phân tích.

Giáo dục hiện đại rất cần đến sự phối hợp nhịp nhàng với gia đình, để “bắt sóng” học sinh, cô Vũ Huệ cho rằng GVCN phải là cầu nối giữa học sinh và phụ huynh. Hợp tác với phụ huynh để thống nhất quan điểm giáo dục học sinh. “Mọi học sinh đều có thể thay đổi, chỉ cần GVCN kết nối với các em bằng sự chân thành, chín chắn, đặt vào từng hoàn cảnh của học sinh để hiểu và yêu thương các em. Nhưng trên hết, GVCN phải hoàn thiện chính mình, xây dựng cho học sinh cách nhìn nhận vấn đề khách quan, thấu hiểu”, cô Vũ Huệ bày tỏ.

TS. Nguyễn Thị Bích Hồng (giảng viên Khoa Tâm lý Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) chia sẻ, đằng sau mỗi học sinh luôn là một câu chuyện. Do đó, mỗi GV, nhất là GVCN cần phải có sự tế nhị khi tiếp cận và giải quyết những câu chuyện đó của các em. “Đặt trong giáo dục hiện đại, thầy cô sẽ giải quyết các câu chuyện của học sinh bằng tâm thế hiện đại. Ví dụ như khi thấy các em dành tình cảm cho nhau, thầy cô không thể dùng sự nghiêm khắc, nghiêm cấm, giáo điều mà cần phải đặt vào tâm lý lứa tuổi để chia sẻ cùng các em. Trên hết, trong mọi vấn đề, thầy cô phải dành cho các em sự tôn trọng, không áp đặt”, TS. Bích Hồng nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)