Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giáo viên đánh học sinh: Câu chuyện dài cần hồi kết!

Tạp Chí Giáo Dục

Khi tra cm t “giáo viên đánh hc sinh”, trong 0,42 giây, Google đã cho 26.400 kết qu. Có th k vài trưng hp ni bt gn đây: Thy giáo dùng thưc, mũ bo him đánh 2 hc sinh Đk Lk (tháng 9-2022); cô giáo đánh hc sinh lp 3 bm tím lưng Ngh An (tháng 5-2022); cô giáo tiếng Anh đánh 19 hc sinh lp 9 Bà Ra – Vũng Tàu, thy giáo tát hc sinh Đng Nai (tháng 4-2022)…


Theo tác gi, câu chuyn giáo viên đánh hc sinh cn có hi kết bng vai trò qun lý ca ngành giáo dc. Trong nh: Hc sinh din cnh bo lc hc đưng trong mt hot đng sân khu hóa. Ảnh: Y.Hoa

Thực tế còn rất nhiều vụ việc khác chưa được phản ánh trên báo chí hoặc mạng xã hội về hành vi “tác động vật lý” của giáo viên đối với học sinh.

Làm học sinh có lẽ ai cũng từng một lần trong đời bị giáo viên phạt đòn (đánh) dưới nhiều hình thức, như véo tai, cốc đầu, tát vào mặt, khẻ tay… Thế hệ lớn tuổi chút hẳn cũng từng chịu các vụ bị bắt nằm dài trên bàn để đánh vào mông. Còn một số hình thức phạt khác cũng mang tính bạo lực như bắt học sinh thụt dầu, hít đất hoặc chạy bộ quanh sân trường, bắt quỳ gối, bắt lớp trưởng/lớp phó phạt đòn học sinh mắc lỗi… Chúng ta đều nghe câu “Thương cho roi cho vọt” hoặc đều biết chuyện nhiều phụ huynh ủng hộ giáo viên phạt đòn con em mình nếu chúng lười học, nghịch phá… Từ đó, nhiều người nhận thấy rằng phạt đòn roi như là “một phần tất yếu” của giáo dục.

Quan điểm giáo dục hiện đại không cho phép bạo hành dưới mọi hình thức, đặc biệt là xâm phạm đến thân thể của trẻ. Hẳn cũng không phụ huynh nào đồng tình việc giáo viên bạo hành con em mình, trừ vài trường hợp phạt vạ mang tính răn đe hơn là làm tổn thương trẻ. Và hẳn chính giáo viên đó cũng rất khó chấp nhận việc giáo viên khác bạo hành con em mình, dù với lý do gì. Khoản 4 Điều 6 của Quy định về đạo đức nhà giáo năm 2008 ở nội dung “Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo” đã nêu: “Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác”. Như vậy, đánh hay dùng bạo lực với học sinh là một loại hành vi xâm phạm thân thể đã được nghiêm cấm và xét ở cả góc độ đạo đức hay pháp luật thì đều không thể chấp nhận và đáng lên án.

Có người nói, dùng bạo lực trong giáo dục là một thất bại. Điều đó có nghĩa là nhà giáo đã bất lực trong mọi phương pháp để có thể giáo dục, thuyết phục người học mà phải dùng đến bạo lực hòng răn đe, làm người học khiếp sợ mà phục tùng hoặc trừng phạt người học. Điều này không phù hợp trong môi trường giáo dục bởi tính chất dẫn dắt, chỉ bảo, thuyết phục của người thầy chứ không phải mệnh lệnh, áp đặt như ở một số môi trường khác. Còn trường hợp giáo viên có hành vi bạo lực trong lúc nóng giận, thậm chí đến mức đánh “tay đôi” với học sinh, thì rõ ràng người thầy đã đi quá xa vai trò của mình, đã “hạ thấp” vị trí từ chỗ là người ở trên, có thứ bậc cao hơn (cả về tuổi tác, chức phận, tư cách…) để trở thành “cá mè một lứa” với học sinh. Có khi việc này được bào chữa là do quá nóng giận, do sự vô lễ của học sinh thì cũng rất khó chấp nhận. Điều đó càng cho thấy người thầy đã không kiềm chế để bảo đảm giữ đúng vai trò “làm thầy” của mình.

Có thể xét nhiều nguyên nhân của tình trạng này. Phải chăng việc giáo dục đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, bắt đầu từ khi còn là sinh viên sư phạm, không được thực hiện chặt chẽ? Phải chăng đạo đức, tư cách của một bộ phận giáo viên “có vấn đề”? Phải chăng người thầy vì áp lực cuộc sống, vì ảnh hưởng của sự xuống cấp của đạo đức xã hội đã không còn giữ mình nữa? Phải chăng áp lực chương trình, thành tích quá lớn khiến giáo viên không thể giữ bình tĩnh? Phải chăng sự vô lễ của học sinh đáng báo động đến độ người thầy không thể giữ đúng chức phận của mình?… Có thể các nguyên nhân ấy đều có mặt, nhưng dù thế nào thì xã hội cũng rất khó chia sẻ, đồng tình với các hành vi bạo lực mang tính bạo hành, hệ thống, lặp lại thường xuyên của người thầy, trừ vài trường hợp vì nóng giận mà có hành vi bộc phát nhưng không để lại hậu quả đáng kể.

Khi tiếp cận lý luận về giáo dục, chúng ta có thể bắt gặp một số vấn đề đáng chú ý sau. Về mục đích, giáo dục luôn khơi dậy và thúc đẩy trong đứa trẻ những trạng thái về thể chất, tinh thần và đạo đức, mà xã hội nói chung và môi trường sống của đứa trẻ nói riêng đòi hỏi đứa trẻ phải có. Về chức năng, giáo dục chịu sự quy định của xã hội nhưng giáo dục cũng có tác động tích cực trở lại xã hội thông qua thực hiện những chức năng xã hội, đó là tái sản xuất nhân cách và tái sản xuất xã hội. Hai chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động, bổ trợ lẫn nhau. Về tính chất, giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, làm nảy sinh, biến đổi và phát triển cùng với sự nảy sinh, biến đổi và phát triển của xã hội loài người. Bản chất của hiện tượng giáo dục là sự truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loài người, chức năng trọng yếu của giáo dục đối với xã hội là hình thành và phát triển nhân cách con người.

Xét ở góc độ nào, chúng ta cũng thấy có sự lặp lại của yếu tố hình thành và trao truyền về đạo đức, nhân cách. Giáo dục đồng thời đem lại kiến thức, vốn sống và tất cả các vấn đề về “văn” cho người học nhưng cũng đồng thời xây dựng, phát triển các yếu tố về “lễ”, đặc biệt là với trẻ em. Do đó, hành vi bạo lực của giáo viên đối với học sinh xét ở nhiều góc độ là một hành vi phản giáo dục, bởi nó có thể xâm hại đến việc hình thành và phát triển của yếu tố “lễ” của học sinh. Các em bị bạo lực có thể bị để lại một vết “hằn” về người thầy, về học đường, về giáo dục, về niềm tin đối với xã hội. Điều này đã được minh chứng qua các công trình nghiên cứu về các trường hợp bị bạo hành thường xuyên, liên tục từ nhỏ thì thường dẫn đến những lệch lạc về hành vi, nhất là có xu hướng bạo lực khi trưởng thành. Dĩ nhiên, không phải tất cả các trường hợp bị bạo hành đều bị thương tổn đến mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức, tư cách, hành vi nhưng giá như đừng có yếu tố bạo lực nào thì một đứa trẻ hẳn sẽ lớn lên với sự sáng trong, tích cực.

Ngăn hành vi bạo lực của giáo viên đối với học sinh đã được nhắc đến rất nhiều, từ các văn bản đến các chỉ đạo, từ sự lên án của xã hội đến các giải pháp mang tính kỹ thuật. Tiếc rằng việc giáo viên đánh học sinh vẫn là một câu chuyện dài với nhiều nỗi đau của không chỉ người có liên quan mà còn của xã hội, nhất là khi những người vốn có tâm lý tiêu cực sẽ dễ dàng quy kết về sự thất bại của cả nền giáo dục thay vì chỉ của một số giáo viên vi phạm. Do đó, câu chuyện này cần có hồi kết, bằng vai trò quản lý của ngành giáo dục, bằng sự tự điều chỉnh của người thầy, bằng sự tác động tích cực của xã hội, bằng sự không ngừng tử tế của cộng đồng…

Trúc Giang

 

Bình luận (0)