Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giáo viên đạt giải võ trường toản năm 2011: Đam mê với nghiệp “đưa đò”

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Cô Nhi với giải thưởng
sáng tạo khoa học kỹ thuật TP.HCM
 

 

Đang là giáo viên, cô nghỉ
ngang vì lý do sức khỏe. Và rồi công việc mới mang cho cô sự thành công, mức
thu nhập khá nhưng lại không đủ sức khỏa lấp nỗi nhớ nghề, nhớ tiếng trẻ thơ.
Cô lại quay về với bục giảng để được sống trọn vẹn với đam mê của mình… Cô là
Nguyễn Thị Thu Nhi, giáo viên Trường Tiểu học Kim Đồng, Q.Gò Vấp.
Sáng tạo trong giảng dạy
Ở Trường Tiểu học Kim Đồng,
cô Nhi được biết đến là một giáo viên thổi những luồng gió mới trong các bài học,
nhằm mang đến sự lý thú giúp học trò dễ tiếp thu và ham học. Thông qua đó, các
tiết học khô cứng, với sự “phù phép” của cô bỗng trở nên mềm mại, sát thực và
kiến thức không chỉ gói gọn trong bài học nhỏ hẹp. Đơn cử như tiết học an toàn
giao thông. Dựa trên thực tế gần gũi mà các em hay bắt gặp và thắc mắc như tín
hiệu đèn màu vàng để làm gì, những lằn in trên đường có nghĩa gì… cô Nhi đã thiết
kế một mô hình giao thông và giảng giải. Theo đó, các em sẽ học cách lưu thông
đường bộ, cách xử trí khi gặp hệ thống đèn tín hiệu… Đặc biệt, trong quá trình
lắp đặt mô hình, bao giờ cô Nhi cũng khéo léo biến học trò thành những cộng sự
đắc lực để các em tự thực hành và tự nắm bắt.
Mới đây nhất, cô Nhi còn tự
mình xây dựng một phần mềm Tìm hiểu động vật giúp các em mở rộng kiến thức
về thế giới động vật. Thế nhưng, trước khi bắt tay làm phần mềm, ít ai ngờ được
bản thân cô đã phải tự mày mò đến với bộ môn vi tính, học cách tải và nén hình,
nén file âm thanh… Tìm hiểu động vật bao gồm các phần: Từ điển động
vật có trên 800 loài vật lạ; Trò chơi động vật gồm đoán tên và
ghép hình động vật với những câu hỏi về thế giới tự nhiên và con người; những
đoạn phim cung cấp cho các em về tập tính, đặc trưng của loài vật hay Những
điều kỳ thú
là thông tin tóm gọn về các nhà sinh học, những khu rừng lớn
trên thế giới và các loài động vật quý hiếm… Theo cô Nhi, do chương trình học
bó gọn và chỉ là gợi ý, trong khi nhu cầu hiểu biết của các em cần được mở rộng
nên phần mềm nói trên khiến học trò rất thích, giúp tăng thêm niềm đam mê môn học
và hiểu biết hơn về ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật…
Gần gũi với học sinh
Hơn 20 năm giảng dạy, điều
khiến cô Nhi trăn trở và quan tâm nhất là phải làm sao để kịp thời phát hiện những
học trò có năng lực, năng khiếu để đào tạo và bồi dưỡng nhằm phát huy hết “nội
lực” của các em. Đó là lý do nhiều thế hệ học trò của cô nổi tiếng về rèn luyện
vở sạch chữ đẹp và đạt thành tích cao trong các cuộc thi. Cô Nhi cho biết hầu hết
các em đều thể hiện chữ viết theo bản năng. Qua theo dõi, nhận thấy bé nào có
khả năng thì cô tìm cách bồi dưỡng. Xem các em khiếm khuyết chỗ nào để uốn nắn.
Đồng thời, cô còn tìm những kiểu chữ sáng tạo, cách thêm hoặc bớt nét để các em
tập thêm. Hay trường hợp em Dương Trúc Mai. Vốn là học sinh được chuyển từ lớp
khác sang nên cô chưa nhìn được khả năng. Trong một lần Mai ngồi tâm sự với cô
rằng mình biết môn võ taekwondo và đã từng tham gia cuộc thi của quận. Nghe học
trò kể, cô Nhi lập tức thông báo lên nhà trường, đồng thời tìm đến nhà vận động
phụ huynh tạo điều kiện để em thường xuyên tập luyện, phát huy năng lực. Em Mai
sau đó đã mang về hai huy chương vàng trong hai cuộc thi cấp TP và cấp quốc
gia…
Bên cạnh việc liên tục
đưa ra những sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy cho nhà trường, cô Nhi còn vinh dự
nhận được nhiều giải thưởng: giải nhất Hội thi làm đồ dùng dạy học do Liên đoàn
Lao động Q.Gò Vấp tổ chức, được bầu chọn là công nhân viên chức – lao động tiêu
biểu, giáo viên giỏi cấp quận trong nhiều năm liền, là CSTĐ cơ sở và TP từ năm
2001 đến nay…
 
Bên cạnh phát hiện tài năng,
cô Nhi còn rất quan tâm đến việc tìm hiểu tâm tư, năng lực cũng như khó khăn của
học trò để từ đó đưa ra những cách dạy phù hợp, nhất là với chương trình chuyển
đổi phương pháp giảng dạy từ số đông sang cá thể. Cô Nhi chia sẻ: “Trong một lớp
học, bao giờ cũng có sự chênh lệch năng lực, có em giỏi, em yếu, em ngoan hay
khó bảo. Để độ chênh không quá lớn, tôi phải thường xuyên theo dõi và giúp các
em kịp thời, thông qua xác định em nào cần phải bồi dưỡng thêm và bồi dưỡng bằng
cách nào. Xác định ngay từ đầu như thế để các em không gặp khó khăn trong việc
theo kịp các bạn, mà cũng là dễ hơn cho mình”. Còn với trường hợp học sinh vì học
yếu mà mặc cảm đến… bảo thủ, không được lòng bạn bè, cô cũng “giải tỏa” bằng
cách đưa ra những lời khuyên dành cho học trò này. Đó là cách giúp học trò tự
tin hơn và xóa bỏ khoảng cách với các bạn. Cô Nhi nhớ lại, có cậu học trò tính
cách khác thường, chỉ thích làm đau người khác khiến các bạn xa lánh. Nhận thấy
cậu học trò thiếu sự giáo dục về lòng nhân ái, cô tìm hiểu lý do và biết rằng
do gia đình em quá bận bịu trong chuyện làm ăn mà bỏ mặc con cái. Nắm bắt được
nguyên do, cô liền tìm gặp bố mẹ em thông báo để cùng với nhà trường phối hợp dạy
dỗ. Thế nhưng, “Như bao phụ huynh khác, lúc đầu họ sốc và không tin lời cô giáo
bởi ở nhà, em này tỏ ra rất ngoan hiền”, cô Nhi kể. Sau đó, một mặt cô tìm cách
trao đổi thường xuyên và chỉ cho học trò cách ứng xử với bạn, kiểu như: nếu
mình không thích bạn làm điều ấy với mình thì mình cũng đừng đối xử với bạn như
thế, cho đi ắt sẽ nhận lại… Theo cô Nhi, cách tốt nhất để tìm hiểu tâm tư,
nguyện vọng của các em chính là đưa ra những đề tập làm văn mở rộng và gần gũi
với cuộc sống của các em như kể về người em yêu quý, em có buồn ai trong gia
đình mình, vì sao?… để từ đó, các em bộc lộ những vướng mắc nếu có của mình…
Bài, ảnh:
Ngân Du

 

Lớn lên trong một gia
đình đông anh em (10 người), tuổi thơ của cô Nhi là những ngày đẩy chiếc xe đi
bán dạo từng viên kẹo, bao thuốc lá… để có tiền trang trải cho việc học. Dù vậy,
cô chưa bao giờ nghĩ đến chuyện bỏ ngang con đường học vấn bởi đam mê đứng trên
bục giảng từ nhỏ đã ăn sâu, đã “vận” vào mình. Thế nên, thời gian mới ra trường,
đi dạy được hai năm, vì sức khỏe yếu không kham nổi việc mỗi ngày đạp xe hơn 30
cây số từ nội thành ra Thủ Đức giảng dạy nên cô đành phải chuyển việc. Nhưng sự
thành công của công việc kế toán trưởng ở hợp tác xã vẫn không đủ giữ chân cô
quay lại với nhà trường…
 
 
 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)