Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giáo viên giáo dục đặc biệt và chuyện nghề, chuyện nhà

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc vô vàn áp lc t công vic, cuc sng cơm áo… nhưng giáo viên giáo dc đc bit vn mt lòng yêu ngh, t hào vì công vic mình đã chn.


Cô Trn Lê D Tho và hc sinh trong gi hot đng tri nghim vi bài Bóc v trng cút

“Con chng bao gi đưc m đưa đón”

Là câu trách cứ nũng nịu kiểu con nít của con cô giáo Trần Lê Dạ Thảo (sinh năm 1982), được cô kể lại trong buổi trò chuyện với tôi. Ấy là do đặc thù công việc, cả năm chẳng mấy khi được mẹ đưa đón, mà ở cái tuổi chưa hiểu nhiều, con không buồn, không trách mới lạ.

Trong lần đến thăm Trường MN Sương Mai (quận 3), có duyên được gặp và chơi đùa cùng trẻ khuyết tật ở đây, cô sinh viên ngành giáo dục mầm non Trần Lê Dạ Thảo nhận thấy ở các em có tính cách đặc biệt mà càng gần càng muốn tìm hiểu và chinh phục. Từ tình cảm ban đầu cũng như cần kỹ năng tiếp cận trẻ chuyên biệt, tốt nghiệp giáo dục mầm non, Thảo quyết định theo học ngành giáo dục đặc biệt với ao ước được đồng hành, hỗ trợ trẻ khuyết tật hòa nhập cuộc sống. Dù có những khó khăn nhất định nhưng vẫn theo đuổi đam mê đó. Cầm tấm bằng giáo dục đặc biệt, cô quyết định nộp đơn vào Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (TP.HCM) nhưng bị từ chối vì lý do không có hộ khẩu thành phố. Sau đó, cô được tuyển dụng vào dạy tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập quận Tân Bình. 

“Điu khiến tôi ray rt là không ít ph huynh không chp nhn con mình có bnh khiến vic chăm sóc, giáo dc các con khó khăn. Ph huynh không hp tác, thì mi n lc ca giáo viên cũng bng không”, cô Tho tri lòng.

Những ngày đầu về trung tâm tiếp xúc với trẻ, cô Thảo như tìm được môi trường giáo dục tốt, là cơ hội để chia sẻ kiến thức và kỹ năng cũng như thể hiện đam mê của mình. Ở đó, một giáo viên trẻ luôn được tiếp sức, được bày tỏ… nên quên cả những khó khăn giai đoạn đầu.

“Với tôi, tất cả mọi thứ đã sẵn sàng, cộng với đam mê nghề nghiệp quá lớn nên… bất chấp. Thời điểm đó tôi đang mang thai, giờ lên lớp bị một trò thình lình đấm thẳng vào bụng, mấy ngày sau em bé không cựa quậy gì. Đi thăm khám, bác sĩ gặng hỏi chuyện gì đã xảy ra? Thiệt tình lúc này mới nhớ chuyện, bác sĩ liền mắng: “Tại sao giờ mới đi khám? Cô gan lắm”. Thiệt tình lúc đó mình cũng không quan tâm lắm, chỉ biết lao vào công việc. Gan thiệt. May mà em bé lúc đó giờ đã học lớp 7”, cô Thảo nhớ lại.

Với những đứa trẻ đa tật, nhiều em lứa tuổi tiểu học, trung học nhưng kỹ năng tự phục vụ còn hạn chế, do đó giáo viên phải chăm sóc, giáo dục từng phút từng giây, từ kiến thức, kỹ năng và cả vệ sinh cá nhân. Cô Thảo cũng không ngoại lệ. Làm nhiều việc, thu nhập thấp… là nguyên nhân khiến giáo viên giáo dục đặc biệt phải bỏ trường công để làm việc cho các trung tâm, trường tư.

Cô Thảo chia sẻ: “Không chỉ riêng giáo dục đặc biệt mà giáo dục nói chung thu nhập còn thấp, vất vả cho đồng nghiệp phải thuê nhà trọ, con cái đi học… Mình may mắn có ông xã thương lo mọi việc, từ choàng gánh việc bếp núc đến chuyện đưa đón con, tạo điều kiện để mình được sống với nghề mình đã chọn. Đó là niềm hạnh phúc lớn. Bản thân mình cũng xác định, đã chọn nghề này thì phải phụ thuộc một phần vào đồng lương của chồng, con cái có phần thiệt thòi hơn vì hiếm khi được mẹ đưa đón. Có lần con nói: “Con chẳng bao giờ được mẹ đưa đón”, bấy nhiêu thôi cũng đủ đau nhói.

Có nhiều bạn trẻ không định hướng chọn nghề từ đầu, kết quả là chọn sai nghề. Mình có trải nghiệm, có yêu thích rồi mới đi học. Hơn nữa, xã hội hiện rất cần giáo viên, đi đâu cũng được trân trọng thì không có lý do gì mình phải nghỉ dạy”.


Cô Phm Th Thu Trang: “Cm xúc tôi v òa khi nhn đưc clip âm nhc, tác phm hi ha ca trò gi đến. Nim vui, hnh phúc nhân đôi khi n lc ca cô và trò đưc đn đáp, đó là nim an i, đng viên mình phi c gng, c gng hơn na”

Khó khăn vn giành tình yêu đc bit vi ngh

Trước khi vào Nam công tác tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập quận Tân Bình, cô giáo Phạm Thị Thu Trang (sinh năm 1986) có kinh nghiệm làm việc với trẻ có nhu cầu đặc biệt tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục đặc biệt (Trường CĐ Sư phạm Trung ương).

Cũng như cô Thảo, cô Trang được định hướng chọn trường, chọn nghề ngay từ đầu và có tâm huyết với nghề. Với công việc giáo dục kiến thức, kỹ năng cho trẻ khuyết tật nhiều áp lực, cuộc sống mới đầy lo toan sau khi chồng chuyển công tác vào Nam nhưng cô vẫn dành tình yêu đặc biệt với nghề.

Bên cnh nim vui, giáo viên giáo dc đc bit cũng lm ni bun “đc bit”. Bun nht là ph huynh k vng con mình quá cao so vi thc tế. Ph huynh tưng tưng con mình gii nhưng không nhn ra con có nhng biu hin rõ rt ca t k. Ph huynh không mun đưa con đi bác sĩ vì s con mình b “đánh du” có bnh.

“Từ thời trung học, được tiếp xúc, gần gũi với người thân và bạn bè kém may mắn, tôi thấu hiểu họ đang cần và muốn gì. Con đường nghề nghiệp của tôi cũng ảnh hưởng từ những câu chuyện, hình ảnh có thật đó. Lúc ấy, nghe nói học giáo dục đặc biệt, nhiều người khuyên ra vì sợ khổ nhưng mình quyết tâm, với mong muốn chia sẻ phần nào khó khăn với họ. May mắn là tôi được gia đình tôn trọng, ủng hộ việc chọn ngành nghề”, cô Thảo nhớ lại.

Theo cô Trang, chừng ấy năm trong nghề, bao hỉ nộ ái ố đã từng nhưng vui nhất là có những trẻ sau thời gian can thiệp đã phát triển ngoài dự đoán. Có những em, rèn một kỹ năng đơn giản nhất thôi cũng mất vài tháng, hay có khi cả năm trời mới phát ra âm tiếng Việt… Cảm xúc tôi vỡ òa khi nhận được clip âm nhạc, tác phẩm hội họa của trò gửi đến. Niềm vui, hạnh phúc nhân đôi khi nỗ lực của cô và trò được đền đáp, đó là niềm an ủi, động viên mình phải cố gắng, cố gắng hơn nữa”, cô Trang tâm sự.

Thời gian công tác ở Hà Nội, cô Trang phải dậy thật sớm đi xe máy ra thị trấn để bắt xe buýt hoặc xe khách vào trung tâm, sau đó bắt thêm chuyến buýt nữa mới đến cơ quan với quãng đường 40km. Hôm nào cơ quan có họp hành được về sớm thì tranh thủ gọi điện cho chồng “giành” quyền đón con, mà cũng chỉ được 1-2 lần/ năm. Khó khăn là vậy nhưng theo cô, được làm nghề mình yêu thích thì mọi thử thách đều vượt qua. Tôi hạnh phúc vì được Ban lãnh đạo và đồng nghiệp Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập quận Tân Bình nhiệt tình, quan tâm chia sẻ, động viên. Sự quan tâm đó cho tôi có cảm giác như được về nhà mình.

Cô Lê Thị Diệu Liên – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập quận Tân Bình đánh giá, cô Lê Trần Dạ Thảo và cô Phạm Thị Thu Trang là hai giáo viên giàu kinh nghiệm về giáo dục đặc biệt, đồng thời là người chịu thương chịu khó. Cô Trang đã tốt nghiệp thạc sĩ ngành công tác xã hội. Riêng cô Thảo đang chuẩn bị làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành tâm lý học.

Trn An

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)