Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giáo viên “gồng gánh” quá nhiều áp lực

Tạp Chí Giáo Dục

Nhà giáo bị nhiều áp lực cần được “cởi trói” để không phải quá tải giờ dạy hoặc dạy trái môn do thiếu giáo viên, hay phải minh chứng năng lực giảng dạy của mình không phải bằng chất lượng học sinh mà bằng một loạt hồ sơ sổ sách, chứng chỉ.

Cần “cởi trói” ngay yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ

Nhiều giáo viên (GV) hiện nay cảm thấy rất áp lực vì liên tục phải tham gia các lớp tập huấn, thực hiện chương trình tự học, tự bồi dưỡng, lại còn thêm gánh nặng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Việc phân chia GV thành các hạng, theo các nhà giáo, cũng không phù hợp với thực tế, vì chất lượng, kết quả giáo dục của GV thay đổi theo từng năm, không có gì bảo đảm đã được lên GV hạng 1 là liên tục có thành tích tốt hơn GV hạng 2, hạng 3 và ngược lại.

Tiêu đề

Ảnh

Ngày 17.11, Bí thư T.Ư Đoàn, Phó chủ tịch Thường trực T.Ư Hội Sinh viên VN Nguyễn Minh Triết đã đến thăm, tặng hoa chúc mừng một số nhà giáo tại TP.HCM nhân kỷ niệm 39 năm ngày Nhà giáo VN (20.11.1982 – 20.11.2021).

Thay mặt Ban Bí thư T.Ư Đoàn, anh Nguyễn Minh Triết đã đến thăm, tặng quà, chúc mừng PGS-TS Vũ Tình, nguyên Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM (ảnh).

PGS-TS Vũ Tình là giảng viên cao cấp trong lĩnh vực triết học, nhiều năm tham gia vào Ban giám khảo Hội thi Olympic toàn quốc các môn khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Ánh sáng soi đường, Ánh sáng thời đại, Tầm nhìn xuyên thế kỷ…

Chia sẻ với PGS-TS Vũ Tình, Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Minh Triết trân trọng cảm ơn và ghi nhận những cống hiến của thầy trong sự nghiệp giáo dục hàng chục năm qua. Đồng thời chúc thầy có nhiều sức khỏe và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, những cống hiến về trí tuệ, tình yêu của thầy cho thế hệ trẻ thông qua những chỉ dẫn, bài giảng, cách truyền cảm hứng được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn trong sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy của mình.

Cùng ngày, Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Minh Triết cũng đến trường thăm, tặng hoa, quà và chúc mừng thầy Nguyễn Quốc Đoàn, Phó trưởng khoa Cơ khí kiêm Bí thư Đoàn Trường trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh (Q.7, TP.HCM).

Lê Thanh

Theo quy định hiện hành, GV được phân thành 3 hạng từ cao đến thấp là 1 – 2 – 3. Để được xếp hạng và nâng hạng, GV phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp tương ứng.

Một GV ở Trường tiểu học Quang Trung (Q.Đống Đa, Hà Nội) cho rằng cách phân hạng GV như hiện nay sẽ triệt tiêu động lực phấn đấu của GV, trong trường hợp GV yếu kém vẫn được trả lương cao hơn GV khác chỉ vì đã được thăng hạng cao.

Ngoài ra, nhiều quy định mới về trình độ đào tạo, chuẩn GV mới áp vào đội ngũ GV hiện có trong đó một bộ phận không nhỏ vốn được đào tạo, tuyển dụng trong nhiều thời kỳ khác nhau khiến GV rất hoang mang lo lắng trước nguy cơ lương sụt giảm, thậm chí là mất vị trí việc làm nếu không đáp ứng được yêu cầu về bằng cấp.

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, cho rằng câu chuyện “gồng gánh” quá nhiều áp lực đúng là tâm tư của nhà giáo hiện nay, trong đó có áp lực từ yêu cầu của đổi mới giáo dục và nhiều loại “chuẩn” đang đặt ra cho nhà giáo.

Theo bà Hoa, trước mắt cần “cởi trói” ngay những yêu cầu về các loại bằng cấp, chứng chỉ; các cuộc thi; các loại sổ sách không cần thiết để thầy cô dành thời gian tập trung cho hoạt động dạy học. “Cũng rất vui là vừa qua Bộ GD-ĐT đã ban hành quyết định bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho GV, giúp các thầy cô tháo gỡ những “trói buộc” hình thức bấy lâu nay. Hy vọng thời gian tới sẽ có thêm nhiều tin vui về cơ chế, chính sách đến với nhà giáo, để các nhà giáo được yên tâm cống hiến và tận tâm với nghề”, bà Hoa nói.

Giáo viên “gồng gánh” quá nhiều áp lực - ảnh 2

Nhà giáo đang chịu nhiều áp lực, trong đó có từ yêu cầu của đổi mới giáo dục và nhiều loại “chuẩn”. ĐÀO NGỌC THẠCH

Sẽ có cơ chế hợp đồng giáo viên ?

Theo kết quả rà soát của Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ, hiện cả nước thiếu 94.714 GV nhưng cũng thừa 10.178 GV (thừa thiếu GV cục bộ). Tuy nhiên, cũng còn một số lượng không nhỏ số chỉ tiêu được giao nhưng chưa tuyển dụng là 42.774 GV. Căn cứ vào định mức học sinh và GV/lớp thì còn thiếu 65.980 GV.

Các địa phương đã nói rất nhiều về việc thiếu GV mà chưa được tuyển dụng khiến nhiều GV phải dạy vượt số giờ quy định, nhiều nơi chưa thực hiện được dạy học 2 buổi/ngày ở tiểu học, GV phải dạy kiêm nhiệm, dạy khác với chuyên môn mình được đào tạo khiến cho chất lượng giáo dục không đảm bảo…

Tại phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trong kỳ họp Quốc hội vừa qua, vấn đề thiếu GV cũng nhận được nhiều câu hỏi của đại biểu.

Bên cạnh những chính sách lâu dài để giải bài toán thừa – thiếu GV, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu giải pháp trước mắt giải quyết tình trạng này theo nguyên tắc: Một là có học sinh thì phải có GV nhưng theo cách hợp lý về quy mô trường lớp, hợp lý theo định mức GV trên lớp. Hai là vừa kết hợp bổ sung GV theo lộ trình từ nay đến năm 2025, gắn với phương án đẩy mạnh xã hội hóa và tự chủ để vừa giảm số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, vừa giải quyết GV thừa, vừa tuyển dụng hết GV đã có biên chế giao nhưng chưa tuyển dụng, vừa đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa GV mầm non với những GV phục vụ cho đổi mới giáo dục. Ba là căn cứ vào Nghị quyết 102 của Thủ tướng Chính phủ, trong điều kiện khó khăn trước mắt, các địa phương có thể thực hiện hợp đồng GV thay thế cho GV nghỉ hưu, nghỉ thai sản,… nhưng trong định mức đã được cấp có thẩm quyền giao.

Đáng chú ý, bà Phạm Thị Thanh Trà khẳng định: “Bộ Nội vụ sẽ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành một nghị định hợp đồng trong các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp để tạo cơ chế đẩy mạnh cho tự chủ và cũng tạo cơ chế để các đơn vị sự nghiệp công lập giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc liên quan đến GV. Chúng ta đừng bao giờ nghĩ là biên chế suốt đời mà phải có một cơ chế hợp đồng theo đúng tinh thần Nghị quyết 19”.

Theo Tuệ Nguyễn/TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)