Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Giáo viên hợp đồng việc nhiều, lương thấp

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc thc trng thiếu giáo viên, nhiu trưng hc các huyn min núi tnh Qung Nam đã ch đng tìm kiếm, tuyn dng giáo viên hp đng đ đm bo đnh biên giáo viên đng lp. Tuy nhiên theo nhìn nhn, mc dù giáo viên hp đng cũng đm nhn khi lưng công vic ln như giáo viên biên chế nhưng mc lương nhn v khá thp, công vic li bp bênh theo tng năm hc dn đến nhiu khó khăn… 


Mt tiết hc ca các trò đim trưng Tk P (Trưng Ph thông DTBT Trà Tp)

Sau 6 năm dạy hợp đồng, qua 4 điểm trường lẻ còn nhiều khó khăn thuộc Trường Phổ thông DTBT TH Trà Dơn (xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam), thầy giáo Nguyễn Văn Nhân vẫn chỉ nhận mức lương khoảng 4,5 triệu đồng. Để đảm bảo việc dạy học theo Chương trình GDPT 2018, thầy Nhân phải thường xuyên bổ túc thêm các kiến thức mới thông qua internet tìm kiếm các nguồn tư liệu. Là giáo viên trẻ, thầy Nhân bắt nhịp khá nhanh. Bên cạnh đó, để giữ chân học trò ở lại trường bán trú, ngoài giờ đứng lớp, thầy Nhân còn tranh thủ phụ giúp các phụ huynh nấu cơm trưa cho trò. Công việc nặng nhọc, mức lương không mấy tương xứng, thầy Nhân bảo rằng: “Tôi đam mê việc dạy học và yêu trẻ, hiểu được sự thiếu thốn của học trò miền núi nên dẫu lương có thấp cũng… không sao. Nhưng nếu mức lương cao hơn một chút, tôi có thể lo cho cuộc sống của mẹ tôi để tuổi già mẹ đỡ vất vả hơn”.

Dù đã nghỉ hưu 2 năm nhưng cô Nguyễn Thị Hoạt – giáo viên hợp đồng Trường Phổ thông DTBT Trà Tập (xã Trà Tập, huyện Nam Trà My) vẫn đồng ý ở lại tiếp tục việc giảng dạy hợp đồng theo đề nghị của nhà trường. Cô Hoạt bảo, lương hợp đồng không đủ trang trải chi phí xăng xe và sinh hoạt nhưng vì học trò, cô tình nguyện ở lại để giảng dạy cho các em. Để bắt nhịp được với chương trình mới, ngoài vốn kinh nghiệm hơn 30 năm dạy học, cô Hoạt còn tìm hiểu thêm về các thông tin, tư liệu hướng dẫn thông qua máy tính kết nối internet. “Khi nhà trường gặp khó trong tuyển giáo viên, tôi sẵn sàng hỗ trợ vì học trò. Dù việc tiếp cận công nghệ 4.0 khó khăn hơn các giáo sinh trẻ nhưng tôi vẫn cố gắng dành thời gian học hỏi thêm từ các nguồn tư liệu, video tập huấn, hướng dẫn, học từ các đồng nghiệp trẻ cùng với sự hỗ trợ của Ban Giám hiệu nhà trường để đảm bảo cho các em học sinh nắm bắt được kiến thức chương trình mới”, cô Hoạt nói.

Vừa mới năm học trước, khi đang là giáo viên hợp đồng, cô giáo Hồ Thị Hiếc, giáo viên Trường Phổ thông DTBT Tiểu học – THCS Trà Nam có thu nhập 4,3 triệu đồng/tháng. Để giúp giáo viên có thêm thu nhập, nhà trường giao cho cô công việc quản lý học sinh cho giáo viên các trường bán trú với thu nhập tăng thêm 0.3%. Tuy nhiên mức tăng thêm đó cũng chỉ đủ bù trừ cho khoản tiền bảo hiểm xã hội. Lương thấp nhưng khối lượng công việc dạy – học, phụ trách bán trú… hàng ngày của cô Hiếc khá nặng, không nhẹ hơn so với giáo viên biên chế. Trong hướng dẫn của huyện Nam Trà My, lương giáo viên hợp đồng đều không được vượt quá mức 5,3 triệu/tháng, dù là giáo viên hợp đồng theo chỉ tiêu biên chế. Vì vậy, thông thường giáo viên hợp đồng không có thu nhập tăng thêm sau khi trừ bảo hiểm chỉ dao động mức 3,8 triệu đồng/tháng. Mới đây, cô Hiếc thi đỗ vào biên chế, trở thành viên chức ngành giáo dục, mức thu nhập tăng thêm 140%, bao gồm 70% phụ cấp đứng lớp và phụ cấp thu hút cho giáo viên vùng đặc biệt khó khăn. Mức thu nhập tăng từ 4,3 triệu đồng/tháng lên gần 11 triệu đồng/tháng.

Thầy Võ Đăng Chín – Hiệu trưởng Trường Phổ thông DTBT Tiểu học – THCS Trà Nam nhìn nhận, dù khối lượng công việc của một giáo viên hàng tháng đều như nhau, đảm bảo đủ định mức số tiết dạy/tuần, soạn bài, chấm bài, làm công tác chủ nhiệm, phụ đạo học sinh yếu… Nhưng mức chênh lệch trong thu nhập lại cách xa nhau. Khoảng trống đó rất chạnh lòng không chỉ với bản thân các giáo viên hợp đồng mà cả với người làm công tác quản lý.

Thầy Chín cũng cho biết thêm, dù được giao quỹ lương hợp đồng trong chỉ tiêu trọn vẹn 12 tháng, nhưng các trường không thể trả lương cho giáo viên hợp đồng trong 3 tháng hè, thậm chí, không có nguồn hỗ trợ cho người lao động đóng bảo hiểm xã hội. Vừa qua, nhà trường đã làm tờ trình xin phép được hợp đồng giáo viên bắt đầu từ tháng 8 để có thể tham gia các hoạt động bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn, dù thực tế năm học bắt đầu từ tháng 9 thì giáo viên mới đứng lớp. Vì giáo viên dạy hợp đồng cần được tham gia bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn từ trong hè cùng với giáo viên biên chế để đảm bảo chất lượng dạy học.

Cùng quan điểm, thầy Lê Huy Phương – Hiệu trưởng Trường Phổ thông DTBT Trà Tập (xã Trà Tập, huyện Nam Trà My) chia sẻ: “Trên thực tế, dù đã cố hết sức nhưng lương của nhà trường trả cho giáo viên hợp đồng có hạn. Khó tuyển giáo viên trẻ, nhà trường phải hợp đồng thêm với giáo viên đã nghỉ hưu để tiếp tục đứng lớp đảm bảo chương trình. Lương hợp đồng thấp, chỉ có tình yêu nghề, mến trẻ mới giữ chân được giáo viên hợp đồng ở lại với học trò vùng cao. Tuy nhiên về lâu dài cần có giải pháp khác để thu hút giáo viên hợp đồng khi chưa thể có chỉ tiêu biên chế. Việc thiếu hụt giáo viên gây khó khăn cho các trường trong triển khai Chương trình GDPT 2018”.

Để giáo viên hợp đồng có mức thu nhập tương đối đảm bảo đời sống, gắn bó với nghề, nhiều nhà quản lý giáo dục cho rằng, cần trao quyền tự chủ tài chính và nhân sự cho các trường. Khi nhà trường cân đối được tài chính để trả lương cho giáo viên hợp đồng thì câu chuyện thu hút hay giữ chân giáo viên hợp đồng sẽ có hướng tháo gỡ.

Hàn Giang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)