Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giáo viên “làm mới” bản thân

Tạp Chí Giáo Dục

Mong mun bưc vào mt năm hc mi tht ý nghĩa, mang nhng điu tích cc, thú v đến hc sinh trong tng tiết hc, không ít giáo viên TP.HCM và các tnh đã dành thi gian ngh hè đ theo đui nhng khóa hc mà theo h là “thay đi bn thân”.

Nhiu giáo viên la chn hc v STEM

Một ngày đầu tháng 7, trong hội trường lớn của Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1), hơn 150 giáo viên các bậc học MN, TH, THCS, THPT tại TP.HCM và nhiều tỉnh đã cùng nhau ngồi lại, say sưa học về… phương pháp dạy học sinh. Theo đó, 150 giáo viên được chia thành nhiều nhóm nhỏ, vừa ghi chép, vừa tương tác, chốc chốc những tiếng cười lại vang lên đầy thích thú. “Các thầy cô có muốn làm giáo sư gây mê không, giảng chán chê xong hỏi học sinh hiểu chưa, các em nói chưa hiểu, thế có ức không cơ chứ!”, TS. Trần Khánh Ngọc (nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nghiệp vụ sư phạm Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, giảng viên của lớp học) dẫn dắt. Buổi học trên nằm trong khóa Dạy học tích cực được TS. Trần Khánh Ngọc xây dựng. Đây là khóa học thứ 3 trong mùa hè này mà các giáo viên cùng theo đuổi.

Để 3 con nhỏ ở nhà tự trông nhau, cô Hoàng Thanh Nga (giáo viên Trường TH Nguyễn Thị Định, Q.7) quyết định tham gia bằng được khóa học 2 buổi này. Theo cô Nga, đây không chỉ là cách để cô chuẩn bị sẵn tâm thế cho chương trình giáo dục phổ thông mới mà trên hết, giúp cô “tìm được sự cân bằng” trong nghề. “Dạy học tích cực là phương pháp dạy mà ở đó, người giáo viên sử dụng những phương pháp tích cực khiến học sinh say mê học. Rất nhiều giáo viên, dù có tâm huyết với nghề nhưng không có phương pháp và kỹ năng đúng có thể dẫn đến những chuyện không vui trong nghề”, cô Nga nhìn nhận.

Mang theo con nhỏ 7 tuổi đến lớp, cô Đỗ Thị Vân (giáo viên môn GDCD Trường THPT Lê Trọng Tấn, Q.Bình Tân) đi học với mong muốn “tạo sự mới mẻ, hứng thú trong môn học đến học sinh”. Đã từng nhiều lần bắt gặp cảnh học sinh học môn khác trong giờ dạy của mình, câu hỏi khiến cô Vân suy nghĩ nhiều là “liệu có phải mình dạy chưa đủ hay để thu hút các em”. “Thực sự chính tôi nhiều lúc cũng chán bộ môn của mình, thành ra chán luôn nghề. Tham gia lớp học, điều đầu tiên tôi học được là trang bị phương pháp tích cực, đưa môn học đi vào lòng học sinh, đồng thời còn học cách yêu nghề, có mục đích trong giảng dạy. Chỉ khi mình biến những tiết dạy trở nên vui nhộn, giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của môn học thì chắc chắn các em sẽ yêu môn học”, cô Vân chia sẻ.

Đồng hành với lớp học hè cùng thầy Nguyễn Chí Tuấn (giáo viên môn địa lý Trường THCS-THPT Đinh Thiện Lý, Q.7) không chỉ có cậu con trai 9 tuổi mà còn có vợ là cô Lã Thị Thủy (giáo viên môn văn Trường THCS Hồ Văn Long, Q.Bình Tân). Thầy Tuấn cho biết ngoài kiến thức, đến lớp học còn là cách để những người giáo viên như vợ chồng thầy được truyền thêm lửa nhiệt huyết với nghề. Giáo viên muốn mình trở thành “cục nam châm” thu hút học sinh thì trước tiên thầy cô phải thay đổi. Đó là thay đổi trong nhận thức, tư duy đến phương pháp dạy học. “Nếu không thay đổi thì đừng nói chỉ học sinh mới chán mà giáo viên cũng dần chán… chính mình. Như TS. Trần Khánh Ngọc nói, thật sự là tôi không muốn trở thành giáo sư gây mê”, thầy Tuấn bày tỏ.

TS. Trần Khánh Ngọc cho rằng giáo dục hiện nay giáo viên thiên quá nhiều về kiến thức mà quên đi cảm xúc của học sinh. Trong khi đó, cảm xúc mới chính là con đường để dẫn dắt các em đến với kiến thức. “Ngoài kiến thức, điều quan trọng nhất mà các khóa dạy học tích cực mang lại đó chính là truyền cảm hứng để thầy cô mang những năng lượng tích cực vào trong các tiết dạy. Để làm sao các thầy cô thực sự thấu hiểu và biết cách làm bạn cùng học sinh. Đấy cũng là cách để thầy cô bước vào một năm học mới đầy tích cực”, TS. Trần Khánh Ngọc nói.

Đông đo giáo viên đi hc phương pháp dy hc tích cc

Tương tự, trong những ngày hè qua, đông đảo giáo viên lựa chọn đi học cách trang bị đạo đức cho học sinh ở từng môn học thông qua khóa học Suối Nguồn được TS. Nguyễn Đông Hải (nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, hiện là giảng viên ĐH Tennessee Wesleyan, Mỹ) và thầy Trần Tuấn Anh (giáo viên môn GDCD Trường THCS Colette Q.3) xây dựng. Khóa học thu hút trên 100 giáo viên tại TP.HCM và nhiều tỉnh tham gia. Theo TS. Nguyễn Đông Hải, giáo dục đạo đức cho học sinh không phải là trách nhiệm riêng của một giáo viên nào mà là của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Chỉ khi thầy cô ý thức được điều đó thì các bài học mới thật sự ý nghĩa. Bởi điều mà 20 năm nay chúng ta mong muốn nhìn thấy ở học trò cũ là sự trưởng thành, là lối sống tử tế của các em chứ không phải là những kiến thức vật lý, những phương trình hóa học của 20 năm trước.

Cùng với đó, các khóa học về STEM của Trung tâm InnEdu STEMA do chuyên gia giáo dục toàn cầu – ThS. Tô Thụy Diễm Quyên sáng lập cũng đón nhận hàng trăm giáo viên tham gia trong hè này. ThS. Tô Thụy Diễm Quyên chia sẻ bà thật sự rất xúc động khi thấy tinh thần học hỏi tích cực của các thầy cô, nhiều thầy cô ở ngoại thành xa xôi như Củ Chi, Hóc Môn cũng “cắp cặp” đi học. “Xã hội thay đổi mỗi ngày, giáo dục cũng đang đổi mới, đòi hỏi người giáo viên cũng phải thay đổi để phù hợp. Rất nhiều thầy cô đã và đang thay đổi, có trách nhiệm với nghề, với tư duy tích cực, không bằng lòng về những kiến thức mình đang có, bằng cách tự học để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Nỗi sợ tụt hậu không hẳn là nỗi sợ lớn nhất của thầy cô mà “học sinh chán mình mới là nỗi sợ dai dẳng, ám ảnh nhất””, ThS. Tô Thụy Diễm Quyên nhìn nhận.

Bài, nh: Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)