Giáo viên mầm non mới ra trường: Thừa nhiệt huyết, thiếu kỹ năng
Thứ năm, 21/04/2016, 09:15 (GMT+7)
Theo nhiều trường đại học, cao đẳng tại TPHCM, năm nào chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào cho khối sư phạm mầm non cũng cao và con số sinh viên ra trường cũng nhiều, nhưng thực tế số lượng giáo viên mầm non đáp ứng các trường tại TP lại vẫn thiếu.
Số lượng giáo viên mầm non chuyển nghề cao, phần đông họ cho biết do áp lực cuộc sống, mức lương không hấp dẫn và trên hết là do cường độ làm việc cao, đòi hỏi nhiều về các kỹ năng ứng biến trong cuộc sống mà những kỹ năng đó không phải chỉ học ở trường là đủ.
Sinh viên ngành sư phạm mầm non thực tập tại trường mầm non
Thực tế khác xa lý thuyết
Khánh Thùy, quê Long An, sắp tốt nghiệp khoa Sư phạm mầm non Trường Đại học Sài Gòn, từ nhỏ đã yêu trẻ con và mơ ước lớn lên sẽ thành cô giáo mầm non. Để thực hiện ước mơ đó, Thùy đã thi vào khoa Sư phạm mầm non và chỉ còn 3 tháng nữa cô sẽ tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, Thùy đang phân vân không biết nên lựa chọn sẽ trở thành giáo viên mầm non hay rẽ sang con đường khác vì cuộc sống và một số lý do khác…
Trong 8 tuần được cọ xát với thực tế thông qua giai đoạn thực tập tại một trường mầm non đạt chuẩn của TP, Thùy cho biết những ngày đầu được giao đứng lớp, cô đã khóc rất nhiều vì quá căng thẳng trong việc ứng biến với các em nhỏ. Thậm chí, khi được giao soạn giáo trình cho một tiết học, Thùy cũng không ngờ rằng giáo trình mẫu được học từ trường đại học gần như phải chỉnh sửa 90% để phù hợp với thực tế.
“Không riêng Thùy mà đa phần giáo viên trẻ khi đi thực tập đều không chịu nổi trong tuần đầu tiên tiếp xúc với các cháu, thậm chí nhiều cô còn bỏ ngang thực tập vì quá áp lực. Không ít bạn trẻ đi thực tập siêng năng, chịu khó và có chí phấn đấu, nhưng để có thể đứng lớp thì các em cần phải được trải nghiệm nhiều, đặc biệt phải biết sử dụng tâm lý vừa cứng rắn vừa nhu mì thì mới có thể giải quyết được các tình huống trong thực tế”, cô giáo phụ trách lớp – nơi Thùy đang thực tập cho biết.
Thúy Hạnh (bạn cùng khoa với Thùy) chia sẻ rằng qua cọ xát thực tế mới biết, nghề giáo viên mầm non cực quá. “Buổi sáng tụi em phải có mặt lúc 6 giờ, đến chiều khi trả các cháu về hết, tụi em mới bắt đầu họp nhóm để rút kinh nghiệm, về đến nhà là 7, 8 giờ tối. Chỉ trong 8 tuần thực tập mà em cảm thấy áp lực khủng khiếp, gần như đụng đến cái gì cũng khác xa với những gì đã học”, Hạnh cho hay.
Lương bấp bênh
Bên cạnh những đòi hỏi chuyên môn, áp lực, vất vả trong công việc thì mức thu nhập cho nghề này cũng khá thấp. Nhiều sinh viên ngành này, sau thực tập cho biết có khả năng sẽ chuyển sang làm việc khác một thời gian, sau đó mới quay lại nghề giáo viên mầm non.
Thúy Hạnh đưa ra một phép so sánh nhỏ, nếu may mắn được nhận vào trường công lập thì cũng phải có thâm niên mới được thi vào biên chế nhà nước, nếu không thì mức lương cũng sẽ rất bấp bênh; với trường tư thì lương cho giáo viên mới ra trường cũng chỉ tầm 4 – 5 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, với mức thu nhập này, nhiều bạn có thể chọn loại hình kinh doanh qua mạng, vừa không quá cực, vừa có thu nhập tương đương hoặc học thêm một khóa kế toán, bán hàng là có thể xin vào các công ty khác. Với tư tưởng đó, không chỉ riêng Thúy Hạnh mà nhiều sinh viên sắp ra trường không có hộ khẩu TPHCM đều sẵn sàng nhảy sang công việc khác để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống, còn đam mê với nghề thì… tính sau.
Một giáo viên mầm non có kinh nghiệm làm việc hơn 10 năm tại một trường mầm non ở quận 1 cho biết, ngoài áp lực về thu nhập, nhiều giáo viên trẻ còn gặp khó khăn về chuyên môn, nhất là về kỹ năng sống và tâm lý học đường. “Sinh viên ngày nay được trang bị nhiều kiến thức về công nghệ hơn chúng tôi ngày xưa, nhưng các em ấy lại ít có thời gian cọ xát với thực tế. Thực tập tại các trường 8 tuần nhưng thực chất đứng lớp chỉ được vài ba tuần thì làm sao các em nắm bắt được hết các kỹ năng xử lý tình huống. Chúng tôi với kinh nghiệm nhiều năm đứng lớp nhưng mỗi một năm học mới, cũng đều phải tự điều chỉnh kỹ năng để phù hợp với học sinh mới”, giáo viên trên cho biết.
Một giảng viên khoa Sư phạm mầm non Trường Đại học Sài Gòn cho rằng, sinh viên ngành này đa phần là nữ, ở tỉnh, khi vào học đều có điểm chung đó là yêu trẻ con. Tuy nhiên, đa phần đều thuộc gia đình ít con nên tâm lý đơn giản, ít có những bức xúc mang tính cạnh tranh nên các em giải quyết tình huống hơi nhút nhát, thụ động. Do đó, khi ra trường, tiếp xúc với môi trường thực tế, gặp những tình huống đòi hỏi phải có kỹ năng để giải quyết, các em thường rất luống cuống. Ở trường đều có những tiết học kỹ năng nhưng đòi hỏi đa dạng như thực tế rất khó. Do đó, giáo viên trẻ cần bồi dưỡng thêm kỹ năng phân tích tâm lý trẻ thông qua công việc hàng ngày thì mới có thể tích lũy thêm kiến thức.
TPHCM những năm gần đây cũng đã có chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non từ 788.000 – 1.102.850 đồng/người/tháng, nhưng qua thực tế thì số lượng ứng viên nộp hồ sơ vào các trường mầm non chỉ đáp ứng chưa được 1/2 nhu cầu.
GIA LYNH
– See more at: http://sggp.org.vn/giaoduc/2016/4/418708/#sthash.6rTg8b7R.dpuf
Theo nhiều trường đại học, cao đẳng tại TPHCM, năm nào chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào cho khối sư phạm mầm non cũng cao và con số sinh viên ra trường cũng nhiều, nhưng thực tế số lượng giáo viên mầm non đáp ứng các trường tại TP lại vẫn thiếu.
Số lượng giáo viên mầm non chuyển nghề cao, phần đông họ cho biết do áp lực cuộc sống, mức lương không hấp dẫn và trên hết là do cường độ làm việc cao, đòi hỏi nhiều về các kỹ năng ứng biến trong cuộc sống mà những kỹ năng đó không phải chỉ học ở trường là đủ.
Sinh viên ngành sư phạm mầm non thực tập tại trường mầm non
Thực tế khác xa lý thuyết
Khánh Thùy, quê Long An, sắp tốt nghiệp khoa Sư phạm mầm non Trường Đại học Sài Gòn, từ nhỏ đã yêu trẻ con và mơ ước lớn lên sẽ thành cô giáo mầm non. Để thực hiện ước mơ đó, Thùy đã thi vào khoa Sư phạm mầm non và chỉ còn 3 tháng nữa cô sẽ tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, Thùy đang phân vân không biết nên lựa chọn sẽ trở thành giáo viên mầm non hay rẽ sang con đường khác vì cuộc sống và một số lý do khác…
Trong 8 tuần được cọ xát với thực tế thông qua giai đoạn thực tập tại một trường mầm non đạt chuẩn của TP, Thùy cho biết những ngày đầu được giao đứng lớp, cô đã khóc rất nhiều vì quá căng thẳng trong việc ứng biến với các em nhỏ. Thậm chí, khi được giao soạn giáo trình cho một tiết học, Thùy cũng không ngờ rằng giáo trình mẫu được học từ trường đại học gần như phải chỉnh sửa 90% để phù hợp với thực tế.
“Không riêng Thùy mà đa phần giáo viên trẻ khi đi thực tập đều không chịu nổi trong tuần đầu tiên tiếp xúc với các cháu, thậm chí nhiều cô còn bỏ ngang thực tập vì quá áp lực. Không ít bạn trẻ đi thực tập siêng năng, chịu khó và có chí phấn đấu, nhưng để có thể đứng lớp thì các em cần phải được trải nghiệm nhiều, đặc biệt phải biết sử dụng tâm lý vừa cứng rắn vừa nhu mì thì mới có thể giải quyết được các tình huống trong thực tế”, cô giáo phụ trách lớp – nơi Thùy đang thực tập cho biết.
Thúy Hạnh (bạn cùng khoa với Thùy) chia sẻ rằng qua cọ xát thực tế mới biết, nghề giáo viên mầm non cực quá. “Buổi sáng tụi em phải có mặt lúc 6 giờ, đến chiều khi trả các cháu về hết, tụi em mới bắt đầu họp nhóm để rút kinh nghiệm, về đến nhà là 7, 8 giờ tối. Chỉ trong 8 tuần thực tập mà em cảm thấy áp lực khủng khiếp, gần như đụng đến cái gì cũng khác xa với những gì đã học”, Hạnh cho hay.
Lương bấp bênh
Bên cạnh những đòi hỏi chuyên môn, áp lực, vất vả trong công việc thì mức thu nhập cho nghề này cũng khá thấp. Nhiều sinh viên ngành này, sau thực tập cho biết có khả năng sẽ chuyển sang làm việc khác một thời gian, sau đó mới quay lại nghề giáo viên mầm non.
Thúy Hạnh đưa ra một phép so sánh nhỏ, nếu may mắn được nhận vào trường công lập thì cũng phải có thâm niên mới được thi vào biên chế nhà nước, nếu không thì mức lương cũng sẽ rất bấp bênh; với trường tư thì lương cho giáo viên mới ra trường cũng chỉ tầm 4 – 5 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, với mức thu nhập này, nhiều bạn có thể chọn loại hình kinh doanh qua mạng, vừa không quá cực, vừa có thu nhập tương đương hoặc học thêm một khóa kế toán, bán hàng là có thể xin vào các công ty khác. Với tư tưởng đó, không chỉ riêng Thúy Hạnh mà nhiều sinh viên sắp ra trường không có hộ khẩu TPHCM đều sẵn sàng nhảy sang công việc khác để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống, còn đam mê với nghề thì… tính sau.
Một giáo viên mầm non có kinh nghiệm làm việc hơn 10 năm tại một trường mầm non ở quận 1 cho biết, ngoài áp lực về thu nhập, nhiều giáo viên trẻ còn gặp khó khăn về chuyên môn, nhất là về kỹ năng sống và tâm lý học đường. “Sinh viên ngày nay được trang bị nhiều kiến thức về công nghệ hơn chúng tôi ngày xưa, nhưng các em ấy lại ít có thời gian cọ xát với thực tế. Thực tập tại các trường 8 tuần nhưng thực chất đứng lớp chỉ được vài ba tuần thì làm sao các em nắm bắt được hết các kỹ năng xử lý tình huống. Chúng tôi với kinh nghiệm nhiều năm đứng lớp nhưng mỗi một năm học mới, cũng đều phải tự điều chỉnh kỹ năng để phù hợp với học sinh mới”, giáo viên trên cho biết.
Một giảng viên khoa Sư phạm mầm non Trường Đại học Sài Gòn cho rằng, sinh viên ngành này đa phần là nữ, ở tỉnh, khi vào học đều có điểm chung đó là yêu trẻ con. Tuy nhiên, đa phần đều thuộc gia đình ít con nên tâm lý đơn giản, ít có những bức xúc mang tính cạnh tranh nên các em giải quyết tình huống hơi nhút nhát, thụ động. Do đó, khi ra trường, tiếp xúc với môi trường thực tế, gặp những tình huống đòi hỏi phải có kỹ năng để giải quyết, các em thường rất luống cuống. Ở trường đều có những tiết học kỹ năng nhưng đòi hỏi đa dạng như thực tế rất khó. Do đó, giáo viên trẻ cần bồi dưỡng thêm kỹ năng phân tích tâm lý trẻ thông qua công việc hàng ngày thì mới có thể tích lũy thêm kiến thức.
TPHCM những năm gần đây cũng đã có chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non từ 788.000 – 1.102.850 đồng/người/tháng, nhưng qua thực tế thì số lượng ứng viên nộp hồ sơ vào các trường mầm non chỉ đáp ứng chưa được 1/2 nhu cầu.
GIA LYNH (SGGP)
Bình luận (0)