Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Giáo viên mầm non, tiểu học: Nhu cầu nhiều, chỉ tiêu đào tạo hạn chế

Tạp Chí Giáo Dục

Theo B GD-ĐT, gn 50% cơ s giáo dc ĐH c ta có đào to liên thông cho thy nhu cu dy và hc liên thông hin nay tương đi ln. Trong đó, hai bc giáo dc mm non và giáo dc tiu hc có nhu cu liên thông cao nht.


Giáo viên Trưng Mm non Thiên Ân 3 (TP.Th Đc) trong mt gi dy

Tuần qua, Bộ GD-ĐT đã tổ chức tọa đàm về “Liên thông từ trình độ trung cấp, CĐ lên trình độ ĐH: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”.

Gn 50% trưng ĐH có đào to liên thông

Thống kê của Bộ GD-ĐT, cả nước hiện có 243 cơ sở giáo dục ĐH (không tính các trường thuộc khối quốc phòng, an ninh) thì trong đó, gần 50% trường có đào tạo liên thông. Con số này cho thấy nhu cầu dạy và học liên thông hiện tương đối lớn.

Thống kê của bộ cũng cho thấy, hai bậc giáo dục mầm non, tiểu học có nhu cầu liên thông nhiều nhất hiện nay. Lý do hai bậc này hiện vẫn còn được đào tạo ở trình độ trung cấp và CĐ. Trong khi đó, yêu cầu với giáo viên mầm non, tiểu học ngày càng khắt khe dẫn đến nhu cầu học lên ĐH ngày càng nhiều. Tương tự, các ngành luật, Luật Kinh tế, ngôn ngữ Anh, kế toán, dược, điều dưỡng, y khoa, công nghệ kỹ thuật điện – điện tử cũng được đào tạo bậc trung cấp, CĐ. Do đó, để đáp ứng nhu cầu công việc, nhu cầu học liên thông nâng cao trình độ là rất lớn. 

Nhu cầu dạy và học lớn nhưng theo Bộ GD-ĐT, một trong những khó khăn với cơ sở đào tạo trong đào tạo liên thông là chỉ tiêu tuyển sinh bị hạn chế. Cụ thể, theo quy định, chỉ tiêu đào tạo liên thông không vượt quá 20% chỉ tiêu chính quy khiến nhiều trường muốn giảm chỉ tiêu chính quy, tăng chỉ tiêu liên thông nhưng không được. Một khó khăn khác nằm ở việc yêu cầu các cơ sở đào tạo phải ban hành quy định về công nhận và miễn trừ các tín chỉ mà người học đã tích lũy. Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn cụ thể nên nhiều cơ sở đào tạo lúng túng, chưa biết cách triển khai. Cụ thể như chưa xác định được loại văn bằng hợp pháp để xét tuyển vào chương trình liên thông cũng như khối lượng học tập đã tích lũy tối đa được miễn trừ…

Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang tổ chức lấy ý kiến xây dựng dự thảo Nghị định liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân; dự kiến trình Chính phủ xem xét vào năm 2024.

Đào to liên thông các nưc ra sao?

Trên thế giới hiện nay, việc đào tạo liên thông đang theo hai xu hướng tương đối trái ngược nhau. Ở xu hướng thứ nhất, nhiều quốc gia ủng hộ, ban hành những chính sách, cơ chế thông thoáng để người học dễ dàng liên thông, phát triển sự nghiệp. Đơn cử, Chính phủ Úc cho phép các trường tự chủ trong việc công nhận tín chỉ mà người học đã tích lũy thông qua ký kết thỏa thuận hoặc xem xét từng trường hợp cụ thể. Việc ký kết thỏa thuận hợp tác chuyển giao tín chỉ cho phép 1 trường đào tạo nghề và 1 trường ĐH cùng xây dựng chương trình đào tạo, công nhận tín chỉ lẫn nhau; giúp người học thuận lợi khi liên thông.

Ấn Độ có cách làm bài bản khi xây dựng ngân hàng tín chỉ học thuật, cho phép sinh viên cập nhật tín chỉ, chứng chỉ đã tích lũy, trong đó chấp nhận cả những tín chỉ tích lũy thông qua những khóa học trực tuyến. Người học có thể vừa làm vừa học, tích lũy cho đến khi đủ số lượng tín chỉ để được cấp bằng ĐH hoặc CĐ theo mong muốn. Ngân hàng tín chỉ này thống nhất với khung tín chỉ quốc gia của Ấn Độ. Như vậy, ở quốc gia này, tuy không có khái niệm liên thông nhưng những kết quả đã tích lũy ở bậc CĐ được “tín chỉ hóa” và lưu giữ trên hệ thống để người học sử dụng ở bậc học cao hơn.

Tại Thái Lan, người có bằng tốt nghiệp giáo dục nghề nghiệp hoặc kỹ thuật từ hai năm trở lên có thể được thi vào một số chương trình đào tạo ĐH ở cùng ngành (nếu đáp ứng các quy định liên quan) với chương trình đào tạo được rút ngắn xuống còn 2 năm. Đặc biệt, chương trình liên thông chỉ được thực hiện với một số ngành, lĩnh vực nhất định như: Thương mại, quản trị kinh doanh, nông – lâm – ngư, du lịch, dệt may, công nghệ thông tin.

Theo xu hướng thứ hai, nhiều quốc gia thắt chặt hoặc không đào tạo liên thông nhằm đảm bảo vị trí việc làm và tính chuyên biệt hóa thị trường lao động. Tiêu biểu cho xu hướng này là Đức, nơi giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH hoàn toàn tách biệt nhau, không có cơ chế liên thông. Tại Mỹ, chương trình đào tạo nghề rất chuyên sâu, cho phép người học chuyển tiếp hoặc liên thông sang bậc ĐH định hướng ứng dụng nhưng không được phép học lên các bậc thạc sĩ, tiến sĩ. Các trường ĐH ở Canada thì không chấp nhận tín chỉ từ trường khác chuyển sang…

Thc Trân

 

 

Bình luận (0)