Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giáo viên nên nghỉ hưu ở tuổi nào?

Tạp Chí Giáo Dục

Theo Ngh quyết s 57 ca Quc hi v chương trình xây dng lut, pháp lnh năm 2019, d án B lut Lao đng (sa đi) s đưc Quc hi tho lun và thông qua ti k hp th 8, Quc hi khóa XIV vào tháng 10-2019.

Theo tác gi, nên gi nguyên khong cách tui ngh hưu chênh lch 5 tui gia giáo viên nam – n như lâu nay, vì ph n ngoài là ngưi lao đng như nam gii, còn có thêm thiên chc làm v, làm m. Trong nh: Hc sinh tr li câu hi ca giáo viên trong mt tiết hc. Ảnh: Y.Hoa

Là đạo luật có nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của người lao động nên dự án sửa đổi Bộ luật Lao động được dư luận xã hội và các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm.

Vì sao nâng tui ngh hưu?

Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) sẽ được Chính phủ trình Quốc hội theo hướng đề xuất điều chỉnh: Bắt đầu từ ngày 1-1-2021, trong điều kiện lao động bình thường, mỗi năm tăng 3 tháng với lao động nam, 4 tháng với lao động nữ, để tuổi nghỉ hưu của nữ là 60 tuổi vào năm 2035, tuổi nghỉ hưu của nam là 62 vào năm 2028. Nội dung trên căn cứ vào ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), các bên có liên quan trong quan hệ lao động và nhân dân, đã cơ bản thống nhất quan điểm cần phải điều chỉnh tuổi nghỉ hưu để đáp ứng yêu cầu già hóa dân số và theo tinh thần Nghị quyết số 28 của Trung ương, trên cơ sở nhận định: tuổi thọ của người dân Việt Nam đã tăng lên, sức khỏe tốt hơn, điều kiện lao động cũng được cải thiện nhiều hơn, nên việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là cần thiết để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Cần điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo mục tiêu tăng tuổi nghỉ hưu chung và thu hẹp dần khoảng cách về giới trong quy định tuổi nghỉ hưu bởi Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng nhưng thực chất hiện tại Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất. Đồng thời, độ tuổi nghỉ hưu của nam – nữ là 60 và 55 được quy định cách đây hơn 60 năm, lúc bấy giờ bình quân tuổi thọ của người Việt Nam mới khoảng 45 tuổi, còn hiện nay bình quân tuổi thọ của người Việt đã trên 76 tuổi.

Theo dự thảo luật thì tuổi nghỉ hưu sẽ được điều chỉnh dần (từ 1-1-2021), theo lộ trình chậm nhằm đảm bảo bình ổn thị trường lao động. Như vậy, đến năm 2028 mới có người đàn ông đầu tiên nghỉ hưu ở tuổi 62, đến năm 2035 mới có người phụ nữ nghỉ hưu ở tuổi 60; chứ không phải ngay từ năm 2021, lao động nữ sẽ nghỉ hưu ở tuổi 60 và nam 62 như nhiều người đang ngộ nhận. Cạnh đó, dự thảo luật cũng quy định trường hợp được nghỉ hưu sớm tại khoản 3, Điều 169: người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở nơi có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có quyền nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn không quá 5 tuổi tại thời điểm nghỉ hưu so với quy định chung.

Giáo viên chưa nht trí

Góp ý đối với Điều 170, Bộ luật Lao động sửa đổi 2019 “Quy định về tuổi nghỉ hưu”, phần lớn giáo viên các bậc học đang đứng lớp đề nghị không tăng tuổi nghỉ hưu đối với đội ngũ giáo viên, vì dạy học là lao động nghề nghiệp có tính chất đặc thù nên trên 55 tuổi đối với nữ và trên 60 tuổi đối với nam thì việc giảng dạy hiệu quả không cao, gặp nhiều khó khăn. Dạy học là một trong những nghề khó có thể thực hiện tốt khi tuổi đã cao, vì đặc thù đứng lớp phải giảng nhiều, thuyết trình nhiều.

Không nên áp dụng tăng tuổi nghỉ hưu chung một cách cứng nhắc đối với giáo viên, vì từ thực tiễn công tác, sau khi đi dạy được khoảng 30-40 năm, đến tuổi 55-60, chưa kể hầu hết giáo viên đã suy giảm sức khỏe, nhiều giáo viên còn mang các bệnh nghề nghiệp khác nhau. Đối với những giáo viên cắm bản, công tác ở miền núi, vùng xa, vùng sâu, việc tăng tuổi nghỉ hưu khiến các thầy cô thêm vất vả, khó khăn nhiều hơn. Ngoài ra, hiện nay tuổi thọ bình quân người Việt dù có tăng nhưng bệnh tật cũng ngày càng nhiều hơn trước. Đồng thời, nước ta đang trong giai đoạn tinh giản biên chế mạnh mẽ, việc giải quyết việc làm cho giáo sinh ra trường đang rất khó khăn, cho nên nhiều ý kiến đề nghị giữ nguyên như luật cũ là tuổi nghỉ hưu của giáo viên nam là 60 và tuổi nghỉ hưu của giáo viên nữ là 55.

Đặc biệt, việc tăng tuổi nghỉ hưu nữ lên 60 sẽ gây nhiều khó khăn cho giáo viên mầm non – đối tượng chuyên chăm sóc, dạy dỗ các cháu nhỏ, chịu nhiều áp lực công việc, thời gian làm việc mỗi ngày lên đến 10-11 giờ, cường độ lao động cao và đòi hỏi sự năng động, nhanh nhẹn. Đặc thù ngành nghề giáo viên mầm non, tiểu học ở nước ta không phù hợp với lao động khi tuổi đã cao. Sau 55 tuổi – nhất là giáo viên mầm non – các cô giáo khó có thể còn khả năng hát hay, múa dẻo như thời trẻ, không nhanh nhạy cập nhật các phương pháp giáo dục mới.

Mt s đ xut

Người lao động luôn mong muốn Bộ luật Lao động ngày càng hoàn thiện, tiến bộ, phù hợp với xu thế chung của thế giới, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên; nhất trí quan điểm, mục tiêu sửa đổi; nội dung điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là xu hướng tất yếu, yêu cầu thực sự cần thiết với nước ta hiện nay. Tuy nhiên, tăng tuổi nghỉ hưu là vấn đề lớn, liên quan tới hàng chục triệu lao động, vì vậy mong Chính phủ cân nhắc kỹ hơn về quy định trong dự thảo luật và có thể tham khảo thêm ý kiến toàn dân về nội dung này.

Riêng ngành giáo dục, đại bộ phận giáo viên đồng tình rằng không nên áp dụng tăng tuổi nghỉ hưu một cách cứng nhắc, mà nên linh hoạt, ưu tiên, đảm bảo phù hợp với tính chất nghề nghiệp đặc thù, đặc điểm giới để về sau – trên cơ sở đó – giải quyết chế độ hưu trí đối với đội ngũ nhà giáo, nhất là giáo viên mầm non, tiểu học. Theo đó, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cần có tầm nhìn dài hạn và có lộ trình phù hợp với tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm – thất nghiệp; bảo đảm bình đẳng giới, phù hợp với xu hướng già hóa dân số và tính chất, loại hình lao động, giữa các ngành nghề, lĩnh vực. Trong đó, dạy học là một trong những ngành nghề đặc thù, nên đề nghị giáo viên sẽ được quyền nghỉ hưu sớm hơn (không quá 5 năm so với quy định chung) như người lao động các ngành nghề lao động nặng nhọc, độc hại (trong danh mục 1.748 lĩnh vực, công việc nặng nhọc độc hại) được nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn, nhất là đối với những giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Còn giáo viên nào có nguyện vọng tiếp tục công tác thì cho kéo dài thời gian công tác (miễn nhiệm chức vụ quản lý), cũng không quá thời hạn 5 năm so với quy định chung.

Thiết nghĩ, Bộ luật Lao động nên giữ nguyên khoảng cách tuổi nghỉ hưu chênh lệch 5 tuổi giữa giáo viên nam – nữ như lâu nay, vẫn tạo ra bình đẳng giới hợp lý, vì phụ nữ ngoài là người lao động như nam giới, còn có thêm thiên chức làm vợ, làm mẹ. Cần xem xét đặc thù nghề giáo, tính toán hợp lý, không đồng loạt khi tăng tuổi nghỉ hưu cho giáo viên nam và nữ, vì đối với giáo viên nam, việc tăng thêm 2 tuổi sẽ không mấy ảnh hưởng, nhưng tăng liền một lúc 5 tuổi cho giáo viên nữ so với hiện nay, sẽ gây nên nhiều sự xáo trộn trong đời sống của họ. Cho nên, sẽ phù hợp hơn nếu điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên nam lên 62, còn giáo viên nữ thì có thể nâng lên 57 tuổi.

Võ Thưng Danh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)