Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giáo viên nỗ lực, nhà trường bứt phá

Tạp Chí Giáo Dục

T l tt nghip THPT năm 2024 ti nhiu trưng THPT ngoi thành ca TP.HCM ln đu chm mc 100%. Kết qu này có đưc nh quá trình dài n lc ca nhiu nhà trưng, dù điu kin dy và hc còn nhiu khó khăn.

Giáo viên Trường THPT Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh) dạy kèm ngoài giờ cho học sinh 

Năm học 2023-2024 là năm thứ 2 liên tiếp Trường THPT Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh) đạt tỷ lệ 100% học sinh lớp 12 tốt nghiệp THPT. Thành quả trên khiến tập thể hội đồng sư phạm nhà trường “vỡ òa” trong niềm vui và hạnh phúc khi công lao “chăm bẵm” cho lứa học sinh cuối cùng học chương trình cũ đã nhận được trái ngọt.

“Tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT đạt 100% với nhiều trường THPT nội thành thì không có gì là lạ, thậm chí còn có người tặc lưỡi rằng tỷ lệ này phải là điều hiển nhiên. Thế nhưng, trên thực tế, để đạt được tỷ lệ này với nhà trường lại không phải là điều dễ dàng, đó là cả quá trình dài rất nỗ lực của thầy cô không chỉ vì trách nhiệm nghề giáo mà còn là tình yêu thương với học sinh”, thầy Hoàng Công Phú (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Lộc B) bày tỏ.

Phó Hiệu trưởng này kể, với giáo viên ngoại thành, do mặt bằng năng lực học tập của học sinh chưa cao nên trong quá trình dạy rất vất vả. Khi xây dựng kế hoạch giảng dạy, thầy cô phải cân nhắc, tính toán trong tổ chức hoạt động cho vừa sức với học sinh; kiểm tra đánh giá phải đầu tư, nghiên cứu rất nhiều để đáp ứng mục tiêu giáo dục học sinh. Do đặc thù là trường ngoại thành nên đa số học sinh còn nhiều khó khăn. Năm học nào nhà trường cũng có những học sinh có nguy cơ, nguy cơ cao rớt tốt nghiệp THPT do nhiều yếu tố từ gia đình, mối quan hệ bạn bè, thiếu động lực học tập, thậm chí là muốn bỏ học… Điểm học bạ trong quá trình học lớp 12 có em rất thấp. Những trường hợp này ban giám hiệu và thầy cô chủ nhiệm, bộ môn rất quyết tâm giúp các em, làm sao mục tiêu lớn nhất là công sức 12 năm đèn sách của các em đạt được thành quả là tốt nghiệp THPT. Ban Giám hiệu kết hợp với giáo viên mà các em tin tưởng, yêu mến nhất để cùng các em giải quyết vấn đề còn tồn tại, không chỉ là về mặt kiến thức mà còn là về cả tâm lý, khuyến khích, động viên các em. Thậm chí đưa học sinh qua nhà ở chung với thầy cô, thầy cô nấu ăn cho, thầy cô dò bài mỗi ngày, chuẩn bị bài mỗi ngày rồi chở các em đi học luôn. Thầy trò phải cùng chiến đấu cả tháng trời mới có được kết quả 100% đậu tốt nghiệp THPT.

Theo thầy Hoàng Công Phú, những năm gần đây tập thể sư phạm và cả nhân viên văn phòng nhà trường phải chấp nhận dùng thời gian ngoài tiết dạy chính khóa để hỗ trợ nâng cao kết quả học tập của học sinh, như: dạy phụ đạo miễn phí ngoài giờ cho học sinh yếu; giáo dục các mặt rèn luyện cho học sinh khác biệt, học sinh có cá tính khác biệt để đảm bảo chất lượng đầu ra và hiệu suất đào tạo cho nhà trường.

“Ngay từ khi tiếp nhận học sinh đầu năm, giáo viên phải lập kế hoạch theo dõi chất lượng giảng dạy, giám sát kết quả do mình giảng dạy cho từng học sinh. Nếu học sinh có kết quả chưa tốt sau mỗi bài kiểm tra hay trong quá trình học còn thiếu sót thì lập tức thầy cô sẽ báo cáo Ban Giám hiệu để được tổ chức dạy phụ đạo ngay cho các em ở từng môn. Ban Giám hiệu sẽ hỗ trợ thầy cô về khung thời gian giảng dạy, xếp phòng và phân công nhân viên văn phòng hỗ trợ trong thời gian thầy cô dạy. Việc tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh hoàn toàn miễn phí, nhà trường phối hợp được sự đồng thuận phụ huynh học sinh và thông báo từng phụ huynh về thời gian nào học, học đến mấy giờ”, thầy Hoàng Công Phú chia sẻ.

Phó Giám đc S GD-ĐT TP.HCM Nguyn Bo Quc cho biết, năm hc 2024-2025, S GD-ĐT TP.HCM tiếp tc t chc các đt sinh hot chuyên môn, tp trung h tr cho các trưng THPT ngoi thành, to điu kin hơn na cho giáo viên ngoi thành đưc nâng cao chuyên môn, nghip v, đi mi phương pháp dy hc và kim tra đánh giá.

Năm 2024, tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT của TP.HCM đạt 99,68%, cao hơn năm trước 0,02%. Năm nay toàn thành phố có tới 162/206 trường THPT đạt tỷ lệ 100% học sinh đậu tốt nghiệp. Trong đó có nhiều trường THPT ngoại thành điều kiện dạy và học còn khó khăn như An Nhơn Tây, Vĩnh Lộc B, Đa Phước… Đặc biệt, trong số 12 học sinh có điểm thi ngữ văn đạt 9,5 (cao nhất thành phố), có 3 em học trường ngoại thành: THPT An Nhơn Tây, THPT Tân Thông Hội (huyện Củ Chi); THPT Đa Phước (huyện Bình Chánh).

Lãnh đạo Trường THPT An Nhơn Tây chia sẻ, trong năm học, đội ngũ giáo viên nhà trường rất nỗ lực đổi mới phương pháp, theo sát năng lực học tập của từng học sinh để có hướng hỗ trợ kịp thời. Phương pháp dạy học cá thể được thầy cô phát huy, giúp học sinh không chỉ có niềm ham thích học tập mà còn nỗ lực học tập, đặt ra các mục tiêu phấn đấu.

Theo Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu, kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay cho thấy nỗ lực đổi mới dạy và học của các trường THPT ngoại thành. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, để đạt được tỷ lệ này là điều rất đáng hoan nghênh.

“Với nhiều trường THPT nội thành, ở địa bàn trung tâm, tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT hàng năm đạt 100% dường như là điều rất bình thường, nhưng với nhiều trường THPT ngoại thành, năm nay là lần đầu tiên đạt được tỷ lệ này thì không phải dễ dàng. Thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm của cả đội ngũ, tập thể sư phạm nhà trường trong đổi mới phương pháp, tiếp cận học sinh… Chính sự nỗ lực này đã giúp kéo gần hơn khoảng cách giữa trường trung tâm và ngoại thành”, ông Nguyễn Văn Hiếu đánh giá.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)