Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giáo viên phải là người truyền tình yêu tiếng Việt

Tạp Chí Giáo Dục

Giáo dc TP.HCM ngày 21-7 có bài viết “Hình thành tình yêu tiếng Vit cho tr” ca giáo viên Bùi Minh Tun Ngh An. Đó là ý kiến xác đáng và rt có trách nhim ca mt nhà giáo, trong bi cnh vic dy, hc và s dng tiếng Vit có nhng du hiu thiếu lành mnh.

Giáo viên cn un nn nhng cách dùng tiếng Vit sai hoc thiếu trong sáng ca hc sinh (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Tác giả viết: “Ngay từ khi trẻ bắt đầu có khả năng tư duy và sử dụng ngôn ngữ, cần sớm hình thành cho trẻ tình yêu đối với tiếng Việt. Bởi tiếng Việt rất giàu và đẹp, lại là ngôn ngữ hết sức gần gũi, thân thiết. Vẫn biết rằng, việc cho trẻ sớm tiếp xúc với ngoại ngữ là điều hết sức cần thiết, nhất là trong thời kỳ hội nhập ngày nay. Tuy nhiên, không nên vì thế mà xao nhãng trau dồi việc sử dụng tiếng Việt cho trẻ. Bởi khi có vốn từ vựng tiếng Việt phong phú, có những hiểu biết cơ bản về ngữ pháp tiếng Việt, việc học và sử dụng ngoại ngữ sẽ gặp rất nhiều thuận lợi”. Đó là ý kiến xác đáng và rất có trách nhiệm của một nhà giáo, trong bối cảnh việc dạy, học và sử dụng tiếng Việt có những dấu hiệu thiếu lành mạnh.

Để trẻ có tình yêu tiếng Việt từ nhỏ, dĩ nhiên gia đình có vai trò rất quan trọng. Bởi tiếng nói của trẻ được hình thành ở gia đình với những phát âm, tiếng, lời đầu tiên. Chính cha mẹ cũng là những người dạy cho trẻ những từ ngữ đầu đời, bằng cả tình yêu thương, trìu mến. Khi trẻ bắt đầu nói sai, có thể phát lại những tiếng học được ở đâu đó, thì chính cha mẹ cũng phải uốn nắn những từ nói sai, những lời không đúng, những tiếng không nên nói. Trong phần lớn các trường hợp, trẻ học nói trong gia đình gần như là “để nói được”, “để nói sai”, chứ ít khi “để nói đúng”, từ đó gia đình ít khi tạo ra tình yêu tiếng Việt cho trẻ.

Dường như việc hun đúc cho trẻ tình yêu tiếng Việt nằm ở nhà trường, bắt đầu từ mẫu giáo, cho đến tiểu học và các bậc học sau. Bên cạnh việc trẻ đi học thường ở độ tuổi đã có thể có nhận thức khá nhiều về thế giới xung quanh thì chính các phương pháp giáo dục, giao tiếp của nhà trường cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng tình yêu đó. Chính vì vậy, giáo viên là người có vai trò chủ yếu trong việc tạo ra và truyền tình yêu tiếng Việt cho trẻ, dù trẻ ở bậc mầm non hay đã là học sinh THPT.

Do đó, trong việc sử dụng tiếng Việt, trước hết giáo viên phải nói đúng, viết đúng. “Đúng” ở đây có tính tương đối, tức là chấp nhận ở một mức độ nhất định có những nét chưa chuẩn do đặc điểm vùng miền. Chẳng hạn, ở miền Nam việc phát âm các tiếng có âm cuối c và t, n và ng, dấu hỏi và dấu ngã… cơ bản sẽ giống nhau nhưng bắt buộc phải viết đúng; ở miền Bắc phát âm những tiếng bắt đầu bằng d và gi (có khi cả r) thường không phân biệt được, nhưng bắt buộc phải viết đúng và không chấp nhận lẫn lộn giữa những tiếng bắt đầu bằng n và l, dù viết hay nói. “Đúng” cũng có nghĩa là phải rõ ràng trong nói và viết, không nói đớt, nói ngọng, viết mất nét… Sẽ có khó khăn đôi chút nếu giáo viên ở miền này đến dạy học ở miền kia vì học sinh sẽ khó nghe rõ do khác biệt cách phát âm, điều này càng buộc giáo viên phải nói rõ ràng, dễ nghe, tức là trên lớp phải hạn chế giọng địa phương của mình để phù hợp với học sinh mà mình đang dạy.

Bên cạnh đó, giáo viên cũng nên cho học sinh tiểu học, THCS làm quen với những từ đồng nghĩa, gần nghĩa và trái nghĩa để thấy sự đa dạng trong sắc thái ngữ nghĩa của tiếng Việt. Chẳng hạn, giáo viên có thể cho một trò chơi với nghĩa là “mang một vật từ nơi này đến nơi khác”, hãy tìm những từ đồng nghĩa và gần nghĩa với nhau; thì các em có thể sẽ phát hiện ra nhiều từ, như: bưng, cõng, đẩy, đội, đưa, gánh, gùi, kéo, mang… Hay để cho học sinh tìm từ trái nghĩa với “can đảm” thì các em sẽ hứng thú mà phát hiện ra nhát gan, nhút nhát, run rẩy, sợ sệt… Hoặc việc tìm hiểu về các từ ghép chính phụ, các từ tượng thanh, từ tượng hình… và các ý nghĩa cũng như cách dùng của nó cũng có tác dụng tích cực cho việc tăng vốn từ và lòng yêu tiếng Việt cho học sinh. Chẳng hạn, có thể cho học sinh tìm những từ ghép đi với “đỏ”, thì thế nào các em cũng sẽ chỉ ra nhiều từ như đỏ au, đỏ bừng, đỏ chói, đỏ chót…; trong những này, từ nào có thể dùng cho người, từ nào chỉ dùng với vật, từ nào có ý nghĩa tích cực, từ nào có ý nghĩa tiêu cực… cần được giải thích rõ ràng cho học sinh hiểu.

Ngoài việc dùng từ, việc dùng câu, dùng các loại tu từ, các câu đặc biệt, những cách diễn đạt “ý tại ngôn ngoại” cũng cần được giáo viên hướng dẫn để học sinh khám phá thêm nét hay nét đẹp của tiếng Việt. Chẳng hạn, với câu “Chuột chù chê khỉ rằng hôi/ Khỉ mới trả lời cả họ mày thơm” thì khen hay chê, vì sao? Tức là giáo viên nên luôn gợi mở để học sinh có nhiều cách nghĩ, có phát hiện, có phân biệt, có so sánh các cách dùng từ, ngữ, câu…, từ đó thấm dần cái hay, cái đẹp của tiếng Việt.

Ngoài ra, giáo viên cũng cần uốn nắn, chấn chỉnh những cách dùng tiếng Việt sai hoặc thiếu trong sáng, tránh để học sinh dùng quen cách không hay đó.

ThS. Nguyn Minh Hi

Bình luận (0)