Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giáo viên phải “làm bạn” với học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT v Điu l trưng tiu hc (có hiu lc t ngày 20-10-2020) và Thông tư 32/TT-BGDĐT v Điu l trưng THCS, THPT (có hiu lc t ngày 1-11-2020) có nhng quy đnh mi v hình thc k lut hc sinh (HS) các cp. Tuy nhiên, vic áp dng như thế nào vn là bài toán khó vi nhiu giáo viên (GV).


Các hình thc k lut tích cc ca giáo viên phi làm cho hc sinh thy thích, tiến b (nh minh ha)

Viết thư hn hc sinh trò chuyn

Ngay đầu năm học, cô Tạ Lê Nhật Vy (GV chủ nhiệm lớp 5/4 Trường Tiểu học Nguyễn Huệ, Q.1) đã cho HS tự xây dựng nội quy lớp học và… ký hợp đồng với GV. Hợp đồng ký kết là những điều khoản tự HS trong lớp thảo luận thống nhất đặt ra, thường là mục tiêu đạt được sau một học kỳ và cả năm học, nội quy thi đua học tập tốt, chuyên cần, tích cực xây dựng bài, không nói chuyện trong giờ học… Mỗi tuần, cô và trò nhìn lại mục tiêu, việc nào đã làm tốt thì sẽ điều chỉnh đặt mục tiêu cao hơn để khen thưởng, việc nào làm chưa tốt mà không có trong bảng nội quy thì được thêm vào. Cuối tháng hoặc cuối học kỳ, GV có thư khen, thưởng nóng… “Trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm, HS được viết những điều mình chưa hài lòng hoặc làm chưa tốt trong tuần gửi cho tôi và nêu cách điều chỉnh. Trong tuần sau, tôi sẽ xem và ghi nhận, nếu các em thay đổi theo chiều hướng tích cực thì tôi sẽ khen và động viên. Với những lỗi các em mắc phải, tôi cũng sẽ cho các em được lựa chọn “hình phạt” như viết 1 bài thơ, 1 đoạn văn khuyên mọi người đừng nên có hành vi đó”, cô Vy chia sẻ.

Tuy nhiên, một quy tắc được cô Vy đặt ra là không bao giờ “đào lại” lỗi sai của HS mà sẽ khen sự dũng cảm nhận lỗi và tích cực thay đổi. HS vi phạm được cô Vy viết thư để “xin cuộc hẹn riêng” vào giờ chơi, buổi trưa, hay cuối giờ học. Nếu đó là lỗi nhiều HS mắc phải, buổi tâm tình sẽ là buổi sinh hoạt lớp qua 1 câu chuyện, 1 đoạn phim về chính lỗi sai đó. “Tặng sách cho HS vi phạm” cũng là hình thức kỷ luật tích cực được cô Vy áp dụng. Ví dụ, HS hay nói chuyện riêng sẽ được tặng quyển “Nói nhiều chưa bằng nói hay”, vừa rèn các em đọc sách, vừa giúp các em nhận ra khuyết điểm của mình, tự cố gắng điều chỉnh. Song song với các phương pháp kỷ luật tích cực, cô Vy cũng kết hợp gặp và trao đổi với phụ huynh, cùng phụ huynh bàn bạc lựa chọn giải pháp tốt nhất để giáo dục HS. “Đa phần HS sẽ tiến bộ sau một vài lần hẹn riêng với cô giáo, song cũng có trường hợp cần “mưa dầm thấm lâu”; để các em thay đổi thì đi cùng với biện pháp kỷ luật tích cực cần GV kiên trì, mềm mỏng cộng với sự tác động thêm từ phụ huynh để cùng phối hợp. Các hình thức kỷ luật tích cực phải làm HS thấy thích, kỷ luật đó mà các em lại thích, lại tiến bộ. Bởi khi các em thích sẽ tự giác làm theo, các em cảm thấy mình được tôn trọng thì sẽ tự thấy “mình đã lớn và có trách nhiệm”, khi đó GV chỉ cần “làm thân” để các em sẵn sàng chia sẻ”, cô Vy bày tỏ.

Không có k lut hc sinh, ch có thưng ít hay nhiu

Đây là phương pháp được cô Phạm Thị Cẩm Tứ (GV chủ nhiệm lớp 2/5 Trường Tiểu học Cửu Long, Q.Bình Thạnh) áp dụng cho HS. Đầu năm học, cô Tứ luôn có buổi làm việc với HS để cô và trò cùng thiết kế các nội quy học tập, vì vậy hầu như tất cả HS nghiêm chỉnh thực hiện, vì đó chính là điều các em đã xây dựng. “Sẽ không có kỷ luật mà chỉ có thưởng ít hay nhiều. Mọi hành vi của HS trong học tập và rèn luyện đều sẽ được tích lũy thành điểm thưởng và được quy đổi ra quà học tập từ tủ quà tặng của GV. Các em luôn có tâm lý thích được đổi quà từ cô giáo, dù món đồ đó có thể đã được ba mẹ mua. Do đó, tôi cũng cố “săn” hàng độc lạ làm quà cho các em, đồng thời linh hoạt thay đổi hình thức tích lũy: lúc thì tích lũy sticker, lúc thì thẻ điểm thưởng, khi thì đóng mộc hoa…”, cô Tứ chia sẻ. Với những lỗi HS mắc phải như nói chuyện khi đã làm xong bài, hoặc thảo luận to quá mức khiến lớp mất trật tự, tranh luận gay gắt để tìm ra đáp án mà không kiểm soát cảm xúc…, cô Tứ cho biết sẽ nhắc nhở nhẹ. Song, nếu vi phạm nặng hơn, các em sẽ bị “tước quyền ưu tiên” trả lời trong học tập, vẫn được trả lời nhưng không được nhận điểm thưởng, thu hồi điểm thưởng, giờ chơi phải ngồi trong lớp để làm bù khối lượng công việc chưa hoàn thành… ““Hình phạt” khủng khiếp nhất với trẻ chính là không được làm điều mà mình đang thích. Và khi đánh vào tâm lý đó, các em sẽ có sự tiến bộ. Ví dụ, trả lời sẽ có điểm thưởng nhưng nếu vi phạm sẽ bị cắt thưởng, ra chơi nhưng không được chơi, đã tìm ra câu trả lời cho bài học nhưng lượt này bị tước quyền… Để cách thức này không gây thiệt thòi cho HS thì khi chia nhóm học tập, GV luôn chú ý chia nhóm có đủ năng lực để các em dìu nhau tiến bộ. Do đánh vào điểm thi đua nhóm nên các em sẽ nhắc nhở nhau cùng thực hiện để nhóm mình tích lũy nhiều điểm thưởng nhất. Nhóm làm tốt được thưởng, nhóm chưa tốt bị trừ. Nguyên tắc thưởng nóng/phạt nóng luôn được áp dụng bất cứ lúc nào bên cạnh thưởng/phạt theo quy định”, cô Tứ cho biết.

Cần sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường

Thông tư 28 và Thông tư 32 quy định về các hình thức kỷ luật đối với HS các cấp như sau: Đối với bậc tiểu học, HS có khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện và các phong trào thi đua, tùy theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp kỷ luật: Nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để HS tiến bộ hơn; thông báo với phụ huynh nhằm phối hợp giúp đỡ HS khắc phục khuyết điểm; GV không được phê bình HS trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với phụ huynh. Đối với bậc THCS và THPT, HS vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau: Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để HS khắc phục khuyết điểm; khiển trách, thông báo với phụ huynh nhằm phối hợp giúp đỡ HS khắc phục khuyết điểm; tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Mặc dù đã có hành lang pháp lý, tuy nhiên để áp dụng được biện pháp kỷ luật tích cực, theo nhiều GV là một bài toán vô cùng khó, đòi hỏi phải có những quy định rõ ràng cũng như phải có tiếng nói chung từ người đưa ra kỷ luật (nhà trường, GV) và phía chịu kỷ luật (gia đình và HS). “Khi nói đến kỷ luật tích cực thì chúng ta phải hiểu rõ như thế nào là kỷ luật tích cực? Cụ thể, khi HS mang đồ ăn vào lớp ăn vụng vi phạm nội quy nhà trường, vậy thay vì bắt các em viết kiểm điểm, ghi sổ đầu bài, hạ hạnh kiểm thì hình thức kỷ luật là bắt các em đó vệ sinh phòng học trong 1 tuần. Như vậy có được xem là kỷ luật tích cực không và có bị quy ngược lại là bóc lột sức của HS không?”, một GV THCS tại Q.10 nêu ví dụ. GV này cũng cho rằng, khi thực hiện kỷ luật HS hướng tới tích cực, bản thân GV phải cân nhắc lựa chọn đúng hình thức kỷ luật phù hợp để thay đổi các hành vi mà HS vi phạm. “Đây là điểm khó, đòi hỏi GV phải nghiên cứu và phân tích kỹ từng hành vi, từng đối tượng để có những hình thức kỷ luật chính xác và hiệu quả nhất. Để hiểu được HS, thầy cô phải trở thành những người bạn thì mới hiểu được các em đang nghĩ gì. Đây cũng là thách thức không nhỏ với GV”, GV trên cho biết.

Bài, ảnh: Quang Long

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)