Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Giáo viên tiếp sức đồng bào thiểu số chống dịch

Tạp Chí Giáo Dục

Dch Covid-19 bt ng p xung đa bàn huyn min núi Nam Trà My (tnh Qung Nam), cùng vi chính quyn và các đoàn th đa phương, nhiu giáo viên đang công tác đây tr thành nhng chân shipper tiếp tế hàng hóa, nhu yếu phm đến tng h gia đình. Gn 20 ngày qua, nhng bưc chân lm lem bùn đt ca các thy cô giáo đã in du khp các bn làng vùng cao, đem đến cho bà con s an tâm, cùng phòng chng dch.


Thy V cùng đng nghip và thành viên CLB Kết ni yêu thương tiếp tế cho đng bào vùng dch  Nam Trà My

Thy giáo tr thành “shipper” tiếp tế cho bà con dân tc

Tròn một tháng qua, thầy Nguyễn Trần Vỹ, giáo viên Trường TH Vừ A Dính (xã Trà Don, huyện Nam Trà My) chưa về thăm nhà. Cũng xấp xỉ từng ấy thời gian, kể từ ngày dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở các xã vùng núi cao nơi thầy đang dạy học, thầy trở thành chân shipper tiếp tế hàng hóa cho bà con dân tộc thiểu số. Thầy Vỹ nói, để bà con an tâm ở nhà phòng chống dịch, thầy cùng chính quyền xã và các đoàn thể tổ chức nhiều buổi tuyên truyền cho bà con ở các xã Trà Mai, Trà Don, Trà Tập và Trà Cang – nơi có các ca mắc Covid-19 và nhiều trường hợp là F1 hiểu rõ về dịch bệnh để không hoang mang, sợ hãi cũng như tuân thủ các nguyên tắc phòng dịch, hạn chế lây lan. “Các cuộc họp tuyên truyền thường diễn ra vào ban đêm, tầm 20 giờ trở đi, khi bà con xong việc nương rẫy và cơm tối xong xuôi mới có thể tập trung đông đủ được”, thầy Vỹ nói. Họp muộn nên việc trở về trọ tập thể cũng rất muộn vì không phải bản làng nào đường sá đi lại cũng dễ dàng, nhiều bản thầy phải lội bộ dăm bảy cây số đường rừng trong đêm mưa.

Chuyện tuyên truyền phòng chống dịch bệnh vất vả vậy nhưng thầy Vỹ bảo, vẫn chưa là gì so với hành trình tiếp tế nhu yếu phẩm cho bà con. Nhiều làng bản cách trung tâm xã vài chục cây số đường rừng. Đoạn đường nào chạy được xe máy để đèo hàng hóa đã là quá hạnh phúc so với nhiều năm trước rồi. Nhưng cũng có nhiều đoạn phải vác hàng lên vai, đi bộ, dốc dựng đứng. Đơn cử như nóc Tu Hon thuộc xã Trà Don – cách trung tâm xã 35km. Vào nóc chỉ có cách đi bộ. Mưa trơn trượt, nhiều bữa về lại xã đã nửa đêm, sương và mưa ướt sũng. “Nhiều gia đình, sau khi được tuyên truyền phòng chống dịch, thấy đoàn tiếp tế lạ vào liền đóng sập cửa, nhất quyết không cho vào. Những lúc đó phải nhờ đến sự hỗ trợ của trưởng bản để tiếp tế cho bà con”, thầy Vỹ kể.


N cưi ca các em mi ngày trên lp hc là món quà quý giá nht dành cho nhng giáo viên vùng cao như thy V, cô Thu…

Tu Hon có 4 học sinh là F1, gia đình các em không rời khỏi nhà để đảm bảo phòng dịch. Vì thế các giáo viên, đoàn viên trong xã cùng nhau mang vác nhu yếu phẩm, khẩu trang, nước sát khuẩn… đến tận từng nhà để phát và hướng dẫn thêm các nguyên tắc 5K.

Theo thầy Vỹ cho biết, việc vận chuyển nhu yếu phẩm tiếp tế cho bà con ở 4 xã của Nam Trà My chủ yếu bằng phương tiện xe máy vì đường núi trơn và nhỏ hẹp. Trong khi đó phần lớn lực lượng tiếp tế là các giáo viên nữ. Họ không chỉ như những “shipper” mà còn trở thành công nhân bốc vác thực sự. Nhọc nhằn gấp nhiều lần. Thời gian qua, trong vai trò là Chủ nhiệm CLB Kết nối yêu thương Nam Trà My, thầy Vỹ đã vận động, kêu gọi được hơn 30 tấn hàng hóa, vật tư y tế các loại. Chừng ấy số lượng đều được các giáo viên, thành viên CLB và lực lượng đoàn viên thanh niên các xã hỗ trợ đưa đến tận từng nhà dân.

…Và cô giáo cũng thế!

Hơn 2 tuần nay, cô giáo Trà Thị Thu, giáo viên điểm trường Tắc Pổ – Trường PTDTBT TH Trà Tập ngừng dạy học, thay vào đó cô làm người vận chuyển hàng hóa đi tiếp tế cho bà con. Mỗi ngày, cô Thu cùng cô giáo Nguyễn Việt Thảo nhận hàng rồi đưa lên xe máy chở đến 4 điểm cách ly tập trung ở xã Trà Mai và đi các xã khác. Từ đó đưa đến từng nhà để tiếp tế cho bà con. Nhiều chuyến phải đi đò ngang sông, rồi cuốc bộ. Cũng có chuyến đang đi giữa đường thì xe máy thủng xăm, lại phải tất bật bốc hàng xuống, tìm chỗ vá xe rồi quay ngược trở lại để tiếp tục hành trình.


Cô giáo Trà Th Thu làm “shipper” mang nhu yếu phm đến các bn làng

Cô Thu kể, làng Tu Nương (xã Trà Tập) có 6 đối tượng F1 cách ly tại nhà. Từ trung tâm xã vào đến các nhà này mất hơn 1 giờ đồng hồ đi bộ. Vào làng, các cô vẽ hai đường thẳng song song cách nhau 2 mét trên bãi đất trống đến đặt hàng hóa và phân chia, gọi lần lượt các hộ dân đến nhận nhằm giữ khoảng cách phòng dịch. Đến Tu Nương khá vất vả, nhưng đến làng Tắc Rối còn vất vả hơn. Làng cách trung tâm đến 10km, nằm tách biệt bên kia dòng sông Tranh rộng. Các cô giáo đi xe máy đến bờ sông, rồi vác hàng hóa lên thuyền qua sông để đến từng nhà. “Vui nhất là mỗi lần bà con nhìn thấy chúng tôi từ xa, dù trong lớp khẩu trang kín mít, họ vẫn vui vẻ chào hỏi: “Cô giáo đi tiếp tế cho bà con nhớ giữ gìn sức khỏe nhé”. Nghe được câu nói ấy, dù rất mệt nhưng trong lòng thấy vui vẻ hẳn ra, có thêm động lực để tiếp tục”, cô Thu bộc bạch.

Từng nhiều năm gắn bó với núi rừng, với lũ trẻ và bà con vùng cao trong dạy học và kết nối hỗ trợ các hoàn cảnh nghèo, khó vươn lên trong cuộc sống, thầy Vỹ nói, ai đến vùng núi này lần đầu, vượt qua những con dốc dựng đứng là đã hình dung ra con đường dành cho vận động viên đua xe địa hình. Đường thực chất chỉ là lối mòn đủ đặt được bàn chân, chỉ một trận mưa nhỏ là trở nên lầy lội, trơn trượt. Thế nên để học trò đều đặn đến trường, trước khi nghĩ đến những con đường tương lai xa hơn thì chính thầy cô giáo phải đồng hành cùng học sinh, phụ huynh để vượt qua nhiều khó khăn.

Bài, ảnh: Phan L

Bình luận (0)