Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giáo viên tiểu học tự tin đưa AI vào dạy tiếng Anh

Tạp Chí Giáo Dục

Giáo viên tiểu học tự tin đưa AI vào dạy tiếng Anh - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Giáo viên tiểu học tự tin đưa AI vào dạy tiếng Anh Audio

Gi hc tiếng Anh dành cho hc sinh Trưng Tiu hc Đng Trn Côn (qun 4) sinh đng, hp dn khi giáo viên mnh dn s dng các công c AI to trò chơi, video, âm thanh mang đến gi hc trc quan, hiu qu.

ng dng AI trong dy tiếng Anh

Học sinh lớp 5/1, Trường Tiểu học Đặng Trần Côn (quận 4) đã có tiết học tiếng Anh đầy thú vị khi ngay trong tiết học các em được tham quan bảo tàng áo dài 3D, được thiết kế các mẫu áo dài độc đáo nhờ công cụ AI.

Tiết học diễn ra ở sân trường, với không gian mở. Học sinh được chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm đều được trang bị 1 laptop để cùng tham gia vào các trò chơi, ứng dụng trong tiết học.

Thầy Nguyễn Trung Hiếu – giáo viên tiếng Anh – đã khéo léo dẫn dắt tiết dạy bằng nhiều hoạt động có ứng dụng công nghệ số, công nghệ AI đầy phong phú. Với bài học về chủ đề áo dài, song không đơn thuần chỉ là học từ vựng, học sinh còn được tham gia vào các trò chơi được tạo ra từ các ứng dụng AI, được cùng nhau sử dụng công cụ ChatGPT để thiết kế áo dài truyền thống theo ý tưởng của riêng mình. Đặc biệt, bằng các công cụ AI, thầy Hiếu đã dẫn dắt học sinh trong lớp đi tham quan bảo tàng áo dài 3D ngay tại lớp học, học sinh được học thông qua chính trải nghiệm thực tế.

Với AI, giáo viên giúp giờ học hấp dẫn hơn

“Kết hợp nhiều công cụ AI một cách có chọn lọc đã giúp giờ học trở nên đầy mới lạ, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Các em sử dụng chính vốn từ vựng đã học để tham gia vào nền tảng học tập trực tuyến mà giáo viên giới thiệu để vừa học kiến thức mới, vừa ôn tập kiến thức cũ bằng việc tham gia vào các trò chơi. Việc học gắn với trò chơi sinh động khiến các em rất thích thú” – thầy Hiếu chia sẻ.

Theo thầy Hiếu, việc ứng dụng AI vào giảng dạy tiếng Anh mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp cá nhân hóa học tập, nâng cao hứng thú và phát triển khả năng giao tiếp một cách tự nhiên hơn. AI giúp giáo viên tiết kiệm thời gian chuẩn bị bài giảng, thiết kế bài tập và chấm bài tự động. AI giúp nội dung học tập đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau, như âm thanh, hình ảnh, văn bản, hỗ trợ học sinh có khó khăn trong việc đọc, viết, tiếp thu ngôn ngữ. Để ứng dụng được những công cụ AI vào dạy tiếng Anh, thầy cho biết bản thân học hỏi từ đồng nghiệp, tự mày mò tìm hiểu…

“Từ các ứng dụng AI, học sinh hào hứng hơn với môn học trong khi giáo viên có thêm công cụ hỗ trợ hiệu quả, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại, sáng tạo. Dù vậy, việc sử dụng cần hợp lý, cân bằng, kết hợp hài hòa giữa công nghệ và phương pháp sư phạm truyền thống để không gây quá tải cho học sinh, giáo viên, không lệ thuộc vào AI…” – thầy Hiếu nhìn nhận.

Cô Trần Thúy Hà – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đặng Trần Côn cho biết, ứng dụng chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo trong dạy và học được nhà trường đặc biệt quan tâm, chú trọng đẩy mạnh trong năm học 2024-2025. Ở các môn học, giáo viên đều mạnh dạn ứng dụng công nghệ số, AI đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo hứng thú cho học sinh khi học tập.

Thầy Nguyễn Trung Hiếu trong giờ dạy tiếng Anh ứng dụng công nghệ AI

“Đưa AI vào dạy và học là nội dung mới, không chỉ đòi hỏi tính tiên phong, sáng tạo của thầy cô mà còn đòi hỏi thầy cô có sự chọn lọc, đánh giá khi ứng dụng để làm sao phù hợp với đối tượng học sinh, nội dung bài học, môn học, hướng tới phát huy được năng lực, phẩm chất và tạo được niềm thích thú cho học sinh khi tham gia. Chính vì vậy, nhà trường thực hiện theo hình thức giáo viên đi trước sẽ lan tỏa, hỗ trợ đến giáo viên đi sau, tạo thành vòng tròn thúc đẩy sự sáng tạo, chủ động trong đội ngũ” – cô Hà chia sẻ.

AI đã len li vào trong giáo án, hc liu ca giáo viên TP.HCM

Ông Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, mục tiêu đến năm 2030, giáo dục TP.HCM hội nhập, đạt trình độ tiên tiến khu vực Đông Nam Á, tầm nhìn đến năm 2045 đạt trình độ tiên tiến châu Á.

Trong nhiều năm qua, ngành giáo dục TP đã tham mưu UBND TP ban hành mô hình trường học tiên tiến hội nhập quốc tế, với mong muốn học sinh được học trong điều kiện tương đương với các nước trong khu vực.

Đối với việc đưa AI vào trường phổ thông, ông Hiếu cho biết hiện nay AI đã len lỏi vào trong giáo án, học liệu của thầy cô trên địa bàn TP.HCM, thầy cô có thể sử dụng các ứng dụng học tập trực tuyến, có thể theo dõi và đánh giá quá trình học của học sinh. Đây là mức độ hiện đang được giáo viên áp dụng rộng rãi, phổ biến, giáo viên mạnh dạn ứng dụng, tạo sự hứng thú cho học sinh trong học tập, mang đến các giờ học thú vị, đổi mới.

Học sinh sử dụng ChatGPT để thiết kế áo dài theo ý tưởng của riêng mình

Về chương trình giảng dạy chính thức, TP.HCM hiện có các trường THPT chuyên và một số trường phổ thông có điều kiện đã đưa AI vào giảng dạy trong nhà trường. Đồng thời sở đã phối hợp với Google tập huấn cho giáo viên để đưa AI vào nhà trường. Gần đây nhất, Sở GD-ĐT đã đặt hàng Trường ĐH Sài Gòn đưa ra khung, chuẩn dạy AI cho học sinh, có nghiên cứu các mức độ giảng dạy cho học sinh từ tiểu học đến THPT.

“Sở GD-ĐT rất khuyến khích các trường, đặc biệt là trường ngoài công lập với các cơ chế thoáng hơn đưa AI vào nhà trường. Đây là việc mà chúng ta không thể chậm trễ hơn. Thực tế, Trung Quốc đã đưa AI vào giảng dạy chính thức từ năm 2022 từ bậc lớp 1, với thời lượng khoảng 10 tiết/năm học, đến THCS, THPT thì khoảng 18 tiết. Hàn Quốc cũng đã đưa AI vào rất sớm. Tới đây, TP.HCM sẽ sớm đưa vào thí điểm giảng dạy AI tại một số trường” – ông Nguyễn Văn Hiếu thông tin.

Đ Khương Yến

Bình luận (0)