Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giáo viên trẻ gieo chữ ở xã đảo Thạnh An

Tạp Chí Giáo Dục

Thnh An là xã đo duy nht ca TP.HCM, theo đó đưc chính quyn TP đc bit quan tâm. Riêng v giáo dc, đến nay xã đo đã có 4 trưng mm non, tiu hc, THCS, THPT qua đó giúp con em xã đo đưc đến trưng hc tp, vui chơi. Điu đáng nói là hu hết giáo viên xã đo đu là ngưi các tnh khác. Và tng ngày, các thy cô đang coi xã đo là quê hương ca mình…

Cô giáo Đinh Thị Huyền Mơ 

Bén duyên vi xã đo

Tốt nghiệp Trường CĐ Sư phạm Bắc Ninh, cô Đinh Thị Huyền Mơ (quê ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) không ngờ bản thân đã gắn bó với Trường Tiểu học xã Thạnh An (huyện Cần Giờ) hơn 10 năm.

Năm 2013, sau khi tốt nghiệp, cô Mơ trở về quê nhà với mong muốn mang con chữ đến các em nhỏ nơi mình sinh ra và lớn lên. Tuy nhiên, lúc bấy giờ địa phương đã đủ giáo viên nên cơ hội để cô được đứng trên bục giảng rất mong manh.

Đúng lúc đó, cô tình cờ biết được ngành giáo dục TP.HCM đang có nhu cầu tuyển giáo viên cho huyện Cần Giờ. Điều kiện tuyển dụng không quá khó so với ở các quận, huyện khác của TP nên cô khăn gói vào TP.HCM tìm cơ hội được làm việc đúng ngành đào tạo.

“Dù biết cách nhà rất xa nhưng với mong muốn tìm công việc để giúp đỡ bố mẹ và các em; hơn nữa quê không tuyển thì tôi cũng không biết làm gì, yêu nghề nên cố gắng, cứ đi thôi”, cô Mơ bộc bạch.

Lúc bấy giờ thông tin về xã đảo Thạnh An ở trên internet còn ít, không hình dung được xã đảo như thế nào; cô Mơ chỉ biết chút chút về thị trấn Cần Thạnh và cứ đinh ninh sẽ đến dạy ở đất liền chứ không nghĩ phải đi đò ra xã đảo. Khi vừa đặt chân đến bến tàu, bản thân cô rất lo lắng, không biết nơi mình đến sẽ như thế nào.

“Ngày đầu ra đảo đúng lúc mùa gió chướng, đi trên đò mà sóng mạnh nên tôi rất sợ. Tôi hoang mang vì khác với tưởng tượng trước đó là Sài Gòn rất sầm uất, phố xá đông đúc, nhà cao chọc trời”, cô Mơ nhớ lại.

Năm 2009, cô Đinh Thị Vân Anh (quê Hà Tĩnh)  tốt nghiệp Trường ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội và vào làm việc cho một đơn vị quân đội. Được một năm, cô làm đơn xin về đi dạy tiểu học xã đảo Thạnh An.

Ngày đầu nhận công tác, cô được phân công giảng dạy bộ môn âm nhạc tại điểm trường chính ở trung tâm xã Thạnh An và điểm lẻ ở ấp Thiềng Liềng. Cô Vân Anh vẫn nhớ rõ, thời điểm đó, ấp Thiềng Liềng vừa không có điện vừa thiếu nước sinh hoạt. “Vốn là người sợ nước nên ngày đầu mới đến thấy đi bằng ghe tôi rất sợ. Sau một tuần đi dạy, tôi sốt 42 độ do không hợp thời tiết kèm say sóng. Đó là những kỷ niệm mà đến bây giờ tôi vẫn không thể nào quên”, cô Vân Anh bộc bạch.

Cô giáo Trần Thị Nhung

12 năm trước, sau khi tốt nghiệp Trường CĐ Sư phạm Hà Nam, cô Trần Thị Nhung (quê Hà Nam) quyết định Nam tiến. Và lúc đó chỉ có huyện Cần Giờ giang tay chào đón cô.

“Khi biết nơi công tác là xã đảo Thạnh An, tôi có chút hoang mang vì chưa ra đảo bao giờ. Ngày lên đò mọi thứ lạ lẫm lắm, tôi bắt đầu lo lắng vì không biết nơi mình đến sẽ như thế nào; không biết ra xã đảo rồi có xin về được không; một thân một mình không biết làm sao để vượt qua những khó khăn…”, cô Nhung kể.

Vì yêu mà li

Theo cô Nhung, thời gian đầu cô gặp nhiều khó khăn khi công tác tại xã đảo. Nhất là lối sống người miền Bắc khác miền Nam; hơn nữa, cô nói giọng Bắc, các em nhỏ quen giọng miền Nam. Do đó, để học sinh dễ hiểu, cô vừa dạy vừa tập điều chỉnh giọng nói. Thời gian trôi qua, cô dần quen với công việc và cuộc sống nơi đây. Sự gần gũi, thân thiện của người dân và sự quý mến của học sinh khiến cô quyết định gắn bó với mảnh đất này.

“Đến nay đã hơn 10 năm, trải qua nhiều khó khăn vất vả nhưng tôi vẫn chưa có ý định chuyển trường. Bởi tôi nghĩ, dù ở đâu cũng có khó khăn, không gặp khó khăn này thì gặp khó khăn khác. Chỉ cần thấy các em học sinh nỗ lực học tập là tôi vui rồi”, cô Vân Anh bộc bạch.

Thầy Lê Hữu Bình – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạnh An – cho biết, nhiều năm qua, mặc dù gặp không ít khó khăn vất vả nhưng các thầy, cô giáo vẫn kiên trì giảng dạy. Các thầy, cô luôn hết lòng, tận tụy với học sinh và chưa bao giờ than vãn hay lơ là công việc.

Điều đáng mừng là các thầy, cô giáo ở mọi miền Tổ quốc về xã đảo giảng dạy đều đã lập gia đình và coi Thạnh An là quê hương thứ hai của mình, chỉ xếp sau nơi cha sinh mẹ đẻ…

Bà Võ Thị Diễm Phượng – Trưởng phòng GD-ĐT huyện Cần Giờ – cho biết, Cần Giờ một huyện ngoại thành, cách xa trung tâm TP.HCM; việc đi lại còn khó khăn, đặc biệt là địa bàn xã đảo Thạnh An. Trong những năm qua, giáo dục ở xã đảo đã nhận được quan tâm từ lãnh đạo các cấp. Nơi đây, có nhiều thầy cô giáo từ các địa phương khác đến  công tác. Thành ủy, HĐND, UBND TP, Sở GD-ĐT và huyện Cần Giờ đánh giá cao sự nỗ lực, cống hiến của các thầy, cô giáo đang công tác tại xã đảo Thạnh An. Đồng thời, các ban ngành, đoàn thể cũng quan tâm hỗ trợ kịp thời đến đội ngũ giáo viên nơi đây.

Theo bà Phượng, trong những năm qua Sở GD-ĐT TP và Phòng GD-ĐT huyện Cần Giờ đã quan tâm, hỗ trợ, động viên các thầy, cô giáo xa quê đến công tác tại xã đảo như đề xuất nhà công vụ; hỗ trợ việc làm cho người thân; tổ chức tặng quà nhân các ngày lễ, Tết… nhằm giúp các thầy, cô yên tâm công tác.

Bên cạnh đó, TP.HCM và huyện Cần Giờ cũng đã có quyết định về phụ cấp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục là 700 ngàn đồng/tháng; hỗ trợ chi phí đi lại cho giáo viên từ nơi khác đến công tác 600 ngàn đồng/tháng; hỗ trợ thêm kinh phí cho cán bộ, công chức, viên chức công tác tại xã Thạnh An 250 ngàn đồng/tháng.

Văn Trn

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)