Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giáo viên ứng xử thế nào với học sinh hay nóng giận?

Tạp Chí Giáo Dục

Vi rt nhiu lý do khác nhau, mt s hc sinh hin nay d dàng ni nóng trong các tình hung giao tiếp vi bn bè, k c thy cô khi sinh hot, hc tp nhà trưng. Có khi là li nói thiếu kim chế, xúc phm, thm chí là u đ ln nhau.

Giáo viên thường xuyên tổ chức các hoạt động nhóm là cách hóa giải cảm xúc tiêu cực cho học sinh (ảnh minh họa). Ảnh: N.T

Điều này dẫn đến các hệ lụy, hậu quả khó lường. Vậy giáo viên cần nhận diện trường hợp trên như thế nào và có giải pháp gì để ứng xử hiệu quả với học sinh hay nóng giận, gắt gỏng?

Nhiu lý do khiến hc sinh d nóng gin, gt gng

Thống kê cho thấy, hầu hết các trường hợp bạo lực học đường của học sinh có nguyên nhân ban đầu là việc nói năng không đúng mực với nhau, việc quá nóng nảy và không biết cách kiềm chế cơn giận. Tuy nhiên, sự nóng nảy ở lứa tuổi học sinh không phải em nào cũng có, và tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố chủ quan và khách quan.

Về chủ quan, khoa học chỉ ra rằng một số kiểu gene có tác động đến tính tình của mỗi học sinh. Chẳng hạn, kiểu gene “chiến binh” (MAOA) có tác động làm suy giảm các chất dẫn truyền thần kinh trong não, có liên quan đến một số khía cạnh như lo lắng xã hội và gây hấn chủ yếu ở nam giới. Những đứa trẻ có gene này khó kiểm soát cảm xúc nóng nảy, hay bực bội. Một số trẻ còn có xu hướng bạo lực, bốc đồng và gây hấn. Hay biến thể bất lợi của kiểu gen NOS3 cũng có thể khiến một số trẻ trở nên nhạy cảm, dễ cảm thấy bị xúc phạm và nhanh chóng thể hiện sự tức giận ra bên ngoài. Hay gene HTR2A mã hóa thụ thể của chất dẫn truyền thần kinh Serotonin cũng là nguyên nhân. Nồng độ Serotonin thấp trong quá trình giao tiếp giữa các tế bào não có liên quan đến các suy nghĩ hung hăng.

Tuy nhiên, gene không phải là yếu tố duy nhất liên quan đến các hành vi gây hấn của trẻ, mà còn có nhiều lý do khách quan khác. Khi trực tiếp tiếp xúc với học sinh vi phạm những lỗi gây gổ do nóng tính gây ra, người viết bài này thấy đa số các em có điểm chung là chịu sự tác động của môi trường sống, hoàn cảnh gia đình, áp lực của việc học hành, mất ngủ, nghiện game… Căng thẳng và trầm cảm cũng là hai trong số các yếu tố ảnh hưởng đến các khuynh hướng nóng tính của học sinh. Môi trường sống và cách giáo dục của cha mẹ trong gia đình cũng là một phần không nhỏ hình thành tính cách tiêu cực cho trẻ. Cụ thể, trẻ sống trong môi trường cha mẹ có xu hướng bạo lực, thích dạy dỗ bằng đòn roi sẽ khó kiềm chế cảm xúc, thường dễ nổi nóng hơn. Một nguyên nhân nữa là, việc học sinh hiện nay không biết làm chủ được bản thân, thiếu ý thức kiềm chế và không biết cách kiềm chế trong những tình huống “có vấn đề”.

Về hậu quả, chia sẻ mới đây, bà Tăng Ngọc Nữ (thạc sĩ công nghệ sinh học ĐH Cornell – Mỹ; Trưởng phòng Tư vấn di truyền tại Genetica) phân tích: “Những trẻ khó kiềm chế cảm xúc, dễ tức giận khi đến tuổi trưởng thành dễ mắc phải sai lầm nếu không được uốn nắn, giáo dục tốt. Vì tính khí nóng nảy, ít chịu nhường nhịn này nên khi tham gia công việc đòi hỏi sự hợp tác, trẻ khó thể hiện tốt. Đôi khi những bất đồng không đáng nhưng trẻ khó giải quyết theo hướng tích cực, không chịu nhường nhịn, ảnh hưởng đến công việc, mối quan hệ”.

Hơn 10 năm trước, ĐH Duke (New Zealand) đã tiến hành một nghiên cứu theo dõi 1.000 trẻ từ khi chào đời đến tuổi 30. Kết quả cho thấy, trẻ thiếu khả năng kiểm soát khi lớn lên dễ sa ngã như bỏ học ở trường, hút thuốc… và khó thành công hơn những trẻ bình thường.

Giáo viên không nên “đ thêm du vào la”

Trong các tình huống học sinh đang nóng giận, gắt gỏng thái quá, giải pháp mà chuyên gia tâm lý – tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng (nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) khuyên giáo viên là nên biết cách “hạ hỏa” cho học sinh, tránh trường hợp “đổ thêm dầu vào lửa”. “Chẳng hạn như nhỏ nhẹ trong lời lẽ, tìm cách thấu hiểu lý do với tâm thế của người đồng cảm; chứ không nên nạt nộ, lấy sự nóng giận của mình để phán xét học sinh”, tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng khuyên. Các chuyên gia tâm lý cũng khuyên giáo viên cách ứng xử có vẻ-ngược-đời nhưng rất chí lý như sau: Khi một học sinh A đánh một học sinh B, người đáng được quan tâm hơn là chính học sinh A đánh bạn, chứ không phải học sinh bị đánh. Vì chắc chắn học sinh A này đang “có vấn đề” về sức khỏe tâm thần.

Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Hường (giáo viên tư vấn tâm lý của Trường THPT Tây Thạnh, TP.HCM), có một số biện pháp quản lý cảm xúc, giúp học sinh điều tiết bản thân, hóa giải những cơn nóng giận, đó là: thay đổi hành động để cảm xúc luôn tươi mới; biết dừng lại những suy nghĩ tiêu cực. Chuyển cảm xúc tiêu cực của mình thành những suy nghĩ tích cực; hãy áp dụng những “từ khóa” cho suy nghĩ như “may mà”, “mừng quá”… Hãy tưởng tượng đến sự việc có thể tồi tệ hơn để an ủi hoàn cảnh; hãy biết thay đổi hành động, sẽ dẫn đến thay đổi cảm xúc. Khi cơn giận đến đột ngột, học sinh cần: thứ nhất, phản ứng chậm lại một nhịp; hít thở sâu, nuốt nước bọt, quay mặt đi chỗ khác, uống nước, nhắm chặt mắt, nắm chặt tay… Thứ hai, bùng nổ cảm xúc an toàn: bóp chặt chai nước, cạnh bàn, song sắt cửa sổ, vo tờ giấy… Có thể bùng nổ bằng ngôn ngữ bằng cách nói ra cảm xúc của bản thân “tôi tức giận, tôi khó chịu, tôi thất vọng”, hoặc la hét ở chỗ vắng vẻ. Thứ ba, bùng nổ trong tưởng tượng: nhắm mắt lại, tưởng tượng mình phản ứng, sau đó mở mắt, mỉm cười và thở dài. Thứ tư, khóc: là một chiếc van an toàn để xả cảm xúc, nam sinh cũng có thể khóc. Tuy nhiên, đừng để nước mắt nhấn chìm lý trí.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Hường khuyên: “Chúng ta không thể thay đổi và kiểm soát những tác động của cuộc sống đến chúng ta, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát thái độ của mình đối với những sự việc tác động đó. Hãy biết tận dụng những cơn bão giận dữ để rèn luyện cho mình bản lĩnh chế ngự cảm xúc, tính cách của chúng ta sẽ trưởng thành hơn trong bão táp”.

Ngoài ra, để giáo dục lâu dài trường hợp học sinh có tính tình hay gắt gỏng, giáo viên cần đến sự hợp tác của cha mẹ các em. Việc tìm hiểu môi trường sống, hoàn cảnh sống ở gia đình cũng rất cần thiết để can thiệp đến tính tình và nhân cách của học sinh. Cha mẹ học sinh là người hơn ai hết hiểu con mình từ khi còn nhỏ, họ có thể điều chỉnh cách xử sự của họ ở nhà với con mình. Hoặc bằng các biện pháp cụ thể nào đó, như kiểm soát việc nghiện game của con, cũng là cách để điều tiết tính tình hay nóng giận của học sinh.

Trn Nhân Trung

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)