Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Giấu bằng ĐH để làm công nhân

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhiều năm qua, cử nhân ra trường thất nghiệp đáng báo động. Con số đó ngày càng tăng dần theo từng năm. Nay đã trở thành con số… khủng. Cái giá của bằng ĐH quá rẻ rúng!

Từ khi tuyển sinh ĐH lấy điểm học bạ THPT mà nhiều trường áp dụng, số cử nhân ra trường thất nghiệp càng đông bởi điểm học bạ rất “đẹp”. Có thể nói, điểm số ấy xa vời với thực tế lực học của khá nhiều học sinh. Điều đó đã được chứng minh trong nhiều năm nay khi điểm học bạ và điểm thi THPT quốc gia chênh lệch rất lớn, đó là điểm học bạ trung bình 7.0, 8.0, nhưng điểm thi chỉ 1, 2, 3… Khi xét tuyển bằng điểm học bạ, học sinh chỉ cần đậu tốt nghiệp đồng nghĩa với việc trở thành sinh viên. Nhiều trường đưa giấy báo tận nhà, tận trường phổ thông “mời” học sinh nhập học. Và điều đó đã trở thành “nhà nhà có con học ĐH”. Thừa thầy nên tốt nghiệp ra trường để… thất nghiệp! Năm nay, nhiều địa phương có số lượng học sinh dự thi THPT quốc gia chỉ để xét tốt nghiệp cao, xét về nhiều phương diện từ thực tế, đó là một tín hiệu đáng mừng. Có thể nói tình trạng tốt nghiệp ĐH để… thất nghiệp đã tác động rất lớn đến nhận thức của học sinh, của các bậc phụ huynh.

Cũng từ việc đào tạo ào ạt, số lượng nhiều, chất lượng chưa cao và nhu cầu thực tế cho công việc thì hạn chế nên thất nghiệp là điều dễ hiểu. Dù có bằng ĐH nhưng không ít sinh viên rất vất vả để xin được công việc… lao động phổ thông. Nhiều sinh viên ra trường “gói bằng vào tủ” để làm lao động tự do. Số sinh viên làm công nhân ở các khu công nghiệp ngày càng nhiều. Tuy nhiên không phải sinh viên nào ra trường muốn xin vào làm công nhân cũng dễ dàng. Để xin được một chân vào làm công nhân (lao động phổ thông), các em phải… giấu bằng vì hai lý do chính. Thứ nhất, để xin vào làm công nhân lao động phổ thông, đa phần các đơn vị chỉ yêu cầu tốt nghiệp THPT hoặc THCS nên khi xin việc mà có… bằng ĐH khiến cho các em cảm thấy ngại (đó là tâm lý của không ít sinh viên). Thứ hai, đơn vị tuyển dụng cũng ngại nhận những sinh viên này vì sợ làm không bền; làm công nhân chỉ là tạm thời để chờ cơ hội có công việc phù hợp với trình độ; chính vì thế, các em đành phải giấu để được nhà tuyển dụng chấp nhận.

Từ việc đào tạo tràn lan khiến cho cử nhân ra trường thất nghiệp ngày càng nhiều thì số lượng học sinh chỉ đăng ký thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp nhằm lựa chọn con đường… ngoài ĐH là tín hiệu tích cực.

Thái Hoàng

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)