Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

“Giấy phép con” gây khó cho công nghiệp điện ảnh

Tạp Chí Giáo Dục

Phát trin công nghip đin nh đưc xác đnh là ngành luôn mang đến li ích kép cho nhà làm phim, ngưi dân và chính quyn đa phương. Tuy nhiên, theo các nhà qun lý và làm phim, đ đin nh phát trin mnh cn có cơ chế ưu đãi, đơn gin hóa th tc, “giy phép con” đ to điu kin trong quá trình sn xut, sáng to ra sn phm cht lưng…


Bà Ngô Th Kim Yến – Phó Ch tch UBND TP.Đà Nng cho rng đa phương sn sàng lng nghe ý kiến ca nhà làm phim, din viên… đ to môi trưng thun tin cho công nghip đinh phát trin

Lut Đin nh mi thông thoáng

Tại hội thảo “Phát triển công nghiệp điện ảnh – xây dựng môi trường làm phim thuận lợi tại Đà Nẵng”, bà Lý Phương Dung – Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh cho rằng Luật Điện ảnh 2022 đã có nhiều sự đổi mới theo chiều hướng thông thoáng hơn, tạo điều kiện để nâng tầm điện ảnh đất nước. Đơn cử như trước đây đoàn làm phim nước ngoài muốn quay phim tại nước ta thì phải qua sự kiểm duyệt tất cả các khâu về kịch bản, cảnh quay dù bộ phim ấy chỉ quay ở Việt Nam vài phân cảnh nhỏ. Theo luật mới thì các thủ tục này đã được tối giản. Điều này mở ra cơ hội để phát triển công nghiệp điện ảnh.

Cùng quan điểm, Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến cho rằng, công nghiệp điện ảnh là hướng phát triển kinh tế bền vững, là kênh quảng bá hình ảnh hữu hiệu được nhiều nước áp dụng hiệu quả, đơn cử như Hàn Quốc. Đà Nẵng đã bám sát theo hướng phát triển vừa là ngành nghệ thuật vừa là phát triển kinh tế. Là thành phố sự kiện, được đánh giá là điểm đến hấp dẫn, Đà Nẵng mong muốn điện ảnh sẽ quảng bá hình ảnh để tạo điểm đến đáng sống hơn nữa. Thành phố cũng đã có nhiều quyết sách cho tiến trình phát triển công nghiệp văn hóa nói chung và điện ảnh nói riêng. Luật Điện ảnh đã được Quốc hội ban hành, có hiệu lực từ 1-1-2023, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công nghiệp điện ảnh.


Theo các chuyên gia trong lĩnh vc đinh thì cn có cơ chế thoáng, ưu đãi đ đinh góp phn qung bá hình nh đa phương

Bà Yến cho rằng, khung pháp lý đã có nhưng để hiện thực hóa thì cần cơ chế, chính sách cụ thể để phát huy hết năng lực sáng tạo của nhà làm phim cũng như chính sách của địa phương để thu hút nguồn lực đầu tư và khuyến khích hợp tác công tư trong sản xuất, phát hành phim… Cần thêm nhiều thời gian đển hành lang pháp lý được vận dụng nhuần nhuyễn. “Làm thế nào để phát triển được ngành công nghiệp điện ảnh, làm thế nào để tạo môi trường tốt nhất cho các nhà làm phim bằng cơ chế chính sách thì phải am hiểu, có thực tiễn… Điều này rất cần các đóng góp từ chính các nhà sản xuất phim, đạo diễn, diễn viên để từ đó thành phố xây dựng được một môi trường thuận lợi để công nghiệp điện ảnh phát triển”, bà Yến nhấn mạnh.

Cn cơ chế ưu đãi đ hai bên cùng có li

Khẳng định điện ảnh thúc đẩy phát triển kinh tế, nhất là trong lĩnh vực du lịch, tuy nhiên vấn đề cần thiết là phải tạo điều kiện thuận lợi hơn về mặt cơ chế, ưu đãi, bỏ bớt các thủ tục “giấy phép con” để tạo điều kiện cho nhà làm phim sáng tạo ra sản phẩm chất lượng hơn. Ông Yoshitaka Sugihara, Giám đốc Chính sách công Netflix Nhật Bản nói: “Thông qua một bộ phim quay tại Việt Nam chúng tôi có thể giới thiệu cảnh đẹp, con người, nếp sinh hoạt của người Việt Nam đến với công chúng thế giới. Tiêu chí của Netflix là mang được những hình ảnh về cảnh đẹp, con người của mỗi địa phương đến thế giới. Thông qua những bộ phim sẽ quảng bá vẻ đẹp cũng như thông tin về con người ở từng địa phương ra thế giới. Các bộ phim là cầu nối rất quan trọng kết nối con người với nhau. Thông qua các bộ phim, nhiều khách du lịch đã đến tham quan, du lịch tại địa điểm được quay phim, chụp trên các phim”. Ông Yoshitaka Sugihara cũng chia sẻ thêm, tại Nhật đã có những hướng dẫn, ưu đãi cho đoàn làm phim trong việc chọn địa điểm, thực hiện quay phim.

Đạo diễn Trinh Hoan – chủ hãng phim HK cho rằng, điện ảnh góp phần rất lớn trong phát triển du lịch địa phương. Tuy nhiên cần có cơ chế thoáng để hỗ trợ các nhà làm phim. Ví dụ, để di chuyển đến một địa phương có nhiều cảnh đẹp thì đoàn phải di chuyển xa hơn, điều đó đồng nghĩa với việc mất thêm một khoản chi phí. Nếu như có sự hỗ trợ từ các đơn vị lưu trú chẳng hạn thì đổi lại nhà sản xuất cũng quay được nhiều tư liệu hình ảnh để quảng bá cho vùng đất, hai bên cùng có lợi. Bên cạnh đó cũng cần có sự hỗ trợ để giảm bớt thủ tục “giấy phép con” trong chọn các cảnh quay. Đôi khi một địa điểm quay, nhà làm phim phải tìm đến tới 3, 4 đơn vị quản lý để xin phép gây mất thời gian và ảnh hưởng đến sự sáng tạo.


Đa phương vi nhiu nét văn hóa đc sc qua đinh s thu hút khách du lch nhiu hơn

PGS.TS Đỗ Lệnh Hùng Tú – Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam cho rằng, cần tạo chính sách ưu đãi cho các đoàn làm phim. Vì khi phim được trình chiếu là sự quảng bá tự nhiên rất lớn, tạo cú hích cho du lịch nhiều địa phương. Bên cạnh đó cần cụ thể hóa để thực hiện Luật Điện ảnh. Các ban ngành phải thống nhất để các đoàn làm phim nước ngoài tự tin đến Việt Nam. Nhiều đoàn làm phim lớn từng ký hợp đồng với đối tác ở Việt Nam nhưng buộc phải hủy do các “lệnh miệng”. Rủi ro về động đất thiên tai đã đành, rủi ro về con người, “lệnh miệng” khiến nhiều đoàn nước ngoài mệt mỏi, bỏ cuộc sẽ gây thiệt thòi cho điện ảnh Việt. Ngoài ra, mỗi địa phương cần có những chính sách, chế độ ưu đãi riêng để mời gọi các đoàn làm phim tới quảng bá cảnh đẹp địa phương mình, từ đó thúc đẩy du lịch, kinh tế phát triển.

Bà Lê Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư TP.Đà Nẵng nhìn nhận, Đà Nẵng đang thiếu những doanh nghiệp hoạt động chuyên về lĩnh vực sản xuất phim để có thể cung cấp những dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp cho các nhà làm phim. Ngoài ra vẫn đang thiếu những nguồn nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực văn hóa và điện ảnh. Theo đó, bà Tùng cho rằng, trước mắt Đà Nẵng có thể xây dựng cơ chế để những trường đại học hiện có hoặc Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật phát triển, nghiên cứu và xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành để đáp ứng yêu cầu, trước khi phát triển một mức độ cao hơn là trường chuyên ngành về điện ảnh.

Vĩnh Yên

Bình luận (0)