Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Giấy thông hành nối dài cơ hội cho học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

T tháng 7-2020, Lut Giáo dc 2019 chính thc đi vào môi trưng giáo dc. Mt trong nhng đim mi đưc lut quy đnh là hc sinh hc hết chương trình THPT, đ điu kin d thi tt nghip nhưng không d thi hoc thi không đt yêu cu s đưc hiu trưng trưng THPT cp Giy chng nhn hoàn thành chương trình giáo dc ph thông (GDPT).


Theo các nhà giáo, Giy chng nhn hoàn thành chương trình giáo dc ph thông giúp m rng cơ hi phát trin cho hc sinh. Trong nh: Hc sinh lp 12 ti TP.HCM trong mt tiết hc

Sau một năm triển khai, tính nhân văn của quy định trên đã giúp một bộ phận học sinh mạnh dạn hơn trong lựa chọn các hướng đi sau khi hoàn thành chương trình THPT.

Bt áp lc, bt t ti

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Trường THPT Bình Hưng Hòa (Q.Bình Tân) có 1 học sinh không đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Đây là năm đầu tiên nhà trường ghi nhận trường hợp học sinh không tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. “Nguyện vọng của học sinh này là đi học nghề, do vậy ngay từ đầu em đã xác định là không tham gia kỳ thi. Nhà trường sẽ cấp cho em Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình GDPT”, thầy Nguyễn Duy Bình (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết. Theo thầy Bình, Giấy chứng nhận được cấp có giá trị để học sinh nộp vào các trường học nghề hoặc có thể đi xin việc. Đồng thời cũng có giá trị để học sinh tiếp tục đăng ký dự thi lấy bằng tốt nghiệp THPT nếu các em có nguyện vọng sau này. “Điểm mới của Luật Giáo dục 2019 đã giúp học sinh mạnh dạn hơn khi xác định nguyện vọng phù hợp nhất với bản thân và hoàn cảnh gia đình. Giá trị của Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình GDPT giúp học sinh giảm tải nhiều áp lực khi học sinh đó không có nguyện vọng dự thi tốt nghiệp THPT. Dù con số này là rất ít nhưng cũng tạo điều kiện cho học sinh có thêm nhiều sự lựa chọn nếu cảm thấy năng lực bản thân không theo kịp, giảm bớt áp lực thi cử”, thầy Bình chia sẻ.

Trên thực tế, số học sinh lớp 12 không đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT hàng năm là rất ít. Hầu như học sinh nào sau khi học xong chương trình THPT cũng có nguyện vọng tham gia kỳ thi để lấy bằng tốt nghiệp THPT và sử dụng kết quả để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Tuy nhiên, thầy Đặng Đình Quý (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thái Bình, Q.Tân Bình) nhìn nhận dù ít nhưng việc Hiệu trưởng nhà trường được phép cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình GDPT cho học sinh lớp 12 nếu các em không có nguyện vọng dự thi để các em tham gia vào những chương trình học tập khác cũng đã chứng tỏ được tinh thần nhân văn của Luật Giáo dục 2019, mở ra thêm nhiều cơ hội cho học sinh. “Nghĩa là các em sẽ có nhiều sự lựa chọn. Nếu không muốn học lên, với Giấy chứng nhận này, các em hoàn toàn có thể đăng ký vào các trường học nghề với những ngành nghề mà bản thân yêu thích hoặc tham gia vào thị trường lao động phổ thông”, thầy Quý nói.

Hiệu trưởng một trường THPT tại TP.Thủ Đức chia sẻ, mỗi năm trường có khoảng vài học sinh không tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT, số học sinh lớp 12 trượt kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng trên dưới 10 em. Nếu như trước kia, để có thể đăng ký xin học nghề hoặc đi xin việc, các em chỉ có thể cầm học bạ THPT để chứng minh mình đã học xong chương trình THPT thì từ năm 2020, các em chỉ cần cầm Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình GDPT. “Điểm mới này cực kỳ nhân văn, tích cực. Học sinh cũng bớt áp lực, bớt tự ti”, vị Hiệu trưởng bày tỏ.

Ni dài cơ hi cho hc sinh

Theo thống kê, tại TP.HCM, tỷ lệ học sinh lớp 12 không đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT hàng năm rất ít. Do đó, Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình GDPT đa phần chỉ được cấp cho những học sinh trượt kỳ thi tốt nghiệp THPT. Năm học 2019-2020, TP.HCM có tỷ lệ 99,44% học sinh đậu tốt nghiệp THTP. Như vậy, chỉ có trên 0,5% học sinh được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình GDPT. Một cán bộ công tác tại Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết những học sinh trượt kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình GDPT. Dù không có giá trị như bằng tốt nghiệp THPT song với tấm giấy này, các em đủ điều kiện để tham gia vào các trường dạy nghề, tham gia vào các công ty tuyển dụng lao động phổ thông. “Không phải học sinh nào trượt tốt nghiệp cũng có mong muốn tiếp tục tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT vào năm sau để lấy bằng tốt nghiệp. Một bộ phận học sinh có nhu cầu rẽ sang các hướng khác như học nghề hay lao động sản xuất. Khi đó, Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình GDPT sẽ được xem như tấm giấy thông hành để nối dài cơ hội cho học sinh”, vị cán bộ này nói.

Nhìn từ thực tế nhà trường, cô Vũ Thị Ngọc Dung (Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1) cho biết nhiều năm nay tỷ lệ học sinh lớp 12 của trường đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT luôn là 100%, tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp cũng đạt mức 100%. “Mặc dù nhà trường chưa phải cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình GDPT cho học sinh nào nhưng quy định về điều này cho thấy tính cởi mở, linh hoạt của Luật Giáo dục 2019, hướng tới cá nhân người học nhiều hơn”, cô Dung đánh giá.

Trong khi đó, lãnh đạo một trường THPT tại Q.10 cho rằng quy định về việc được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình GDPT cho học sinh lớp 12 không dự thi tốt nghiệp THPT hoặc trượt kỳ thi này trước hết sẽ giúp nhiều cho những học sinh có lực học yếu, kém đỡ áp lực trong thi cử mà vẫn có cơ hội để tham gia học nghề, lao động. Xa hơn nữa, nếu lãnh đạo nhà trường biết tận dụng chính lợi thế cởi mở, nhân văn của quy định này thì còn giúp những học sinh có nguyện vọng đi du học đỡ “lấn cấn” rất nhiều điều. “Một số quốc gia, một số trường ĐH không có quy định cần bằng tốt nghiệp THPT của du học sinh. Do đó, với đối tượng học sinh có nhu cầu đi du học thì nhà trường nên tìm hiểu kỹ: các em du học ở quốc gia nào, trường nào để có sự tư vấn, hỗ trợ phù hợp, giảm bớt những áp lực thi cử không đáng có cho các em” vị lãnh đạo trường cho biết.

Bài, ảnh: Quang Long

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)