Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Gieo niềm tin cho trẻ mồ côi

Tạp Chí Giáo Dục

Hơn 20 năm công tác Trưng Ph thông Hermann Gmeiner Đà Nng, thy giáo Nguyn Vit Tun – T trưng T KHXH không ch mit mài gieo nên nhng mm ch xanh tươi mà thy còn là mt ngưi cha, ngưi bn luôn đng hành bên nhng hc sinh m côi đến t làng SOS Đà Nng đ bi đp tình thương cho các em!

Thy Tun luôn dy hc bng c tm lòng yêu thương hc trò

1. Tròn 37 năm theo nghề giáo với hơn 20 năm có lẽ trụ lại với các học trò Trường Phổ thông Hermann Gmeiner Đà Nẵng, thầy Nguyễn Việt Tuấn – giáo viên môn tiếng Anh – Tổ trưởng Bộ môn KHXH bảo rằng, ngoài chuyên môn vững vàng, người thầy ở ngôi trường này cũng như bao ngôi trường khác, phải có một tấm lòng thật sự yêu thương, hiểu và chia sẻ để chắp cánh cho những đứa trẻ mồ côi chịu nhiều thiệt thòi bước ra khỏi cổng làng SOS để hòa nhịp cùng bạn bè ở khắp nơi, trên giảng đường đại học và thậm chí ở những vị trí việc làm đáng mơ ước.

Sinh ra và lớn lên ở thành phố Đà Nẵng. Năm 1981, tốt nghiệp ĐH Sư phạm Huế, chuyên ngành tiếng Anh, thầy Tuấn tình nguyện lên Tây Nguyên và giảng dạy ở Kon Tum. 5 năm hoàn thành nghĩa vụ lên với vùng cao, thầy trở về công tác tại một trường THPT công lập thuộc huyện Hòa Vang (Đà Nẵng). Trải qua đôi lần luân chuyển công tác, năm 1998, khi Trường Phổ thông Hermann Gmeiner thành lập, thầy được mời về giảng dạy tại trường. “Nhận nhiệm vụ rồi trực tiếp đứng lớp ở trường thực tế có nhiều sự khác biệt so với tưởng tượng của mình”, thầy Tuấn nhớ lại. Sự khác biệt đầu tiên ấy là nhiều học trò ở trường hầu hết bị sốc tâm lý do trải qua những cú sốc về mất mát gia đình. Lực học của các em vì thế khá đuối vì thiếu sự tập trung. Nhiều đêm trắng, thầy vắt tay lên trán suy nghĩ để tìm cách. Không có cách nào khác bằng sự mở lòng đón nhận các em, bù đắp một phần mất mát để các em cởi mở hơn.

Cách ấy được thầy thực hiện ngay hôm sau. Những đứa trẻ lầm lì ương bướng qua một lần thuyết phục không được, thầy thuyết phục lần hai và nhiều lần sau nữa. Cứ theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”, thầy mở lòng tâm tư với học trò như một người bạn thân để chia sẻ nỗi đau cũng như giúp trò vượt qua. “Sau mỗi lần trò chuyện như thế, trò chuyên tâm hơn vào việc học và thành tích ngày càng được cải thiện”, thầy Tuấn kể.

“Dạy trẻ mồ côi trước hết phải nhẫn nại, phải biết cách dỗ dành trước khi dạy các em”, thầy Tuấn nói. Trong trí nhớ của thầy, những ngày đầu về với trường, lớp thầy dạy có một cậu học trò luôn tỏ ra buồn bã, không học, không chép bài và cũng không làm bài tập. Thầy lân la hỏi chuyện mãi, cậu học trò mới mở lòng kể rằng nhiều đêm em không ngủ được vì nhớ mẹ. Thầy nghe trò nói, nước mắt rơm rớm. Thế là thầy đổi từ nghiêm khắc sang sẻ chia. Thầy thường xuyên động viên. Vui nhất là sau đó cậu học trò nghe lời và tập trung học hành, đỗ đạt. Chuyện dỗ dành trẻ với thầy cũng là chuyện thường xuyên như cơm bữa. Làng SOS cách đó vài trăm mét in dấu chân thầy qua nhiều năm với bao nhiêu lần đi tận từng nhà tìm hiểu tâm tư học trò và chia sẻ, động viên các em như một người cha, người bạn thân thiết.

2. Ở trường, thầy Tuấn còn là một giáo viên vững chuyên môn, nghiệp vụ. Ngoài những tiết học trên trường, thầy Tuấn luôn là giáo viên tiên phong trong các tiết dạy phụ đạo miễn phí cho các em làng SOS. Khi gặp một học sinh chưa bắt nhịp học tập, thầy tìm về đến tận nhà các mẹ ở làng để tìm hiểu tâm tư các em, đồng thời phối hợp đưa ra các phương pháp động viên nhằm hỗ trợ kịp thời giúp các em học tốt.

Thầy Tuấn còn được biết đến là một giáo viên dạy bồi dưỡng môn tiếng Anh cấp thành phố cho học sinh có kết quả tốt. Đơn cử như năm học 2016-2017, có 3/3 học sinh đều đạt giải. Tổ chức hoạt động có hiệu quả Câu lạc bộ Tiếng Anh cho học sinh trường. Qua đó, góp phần duy trì bền vững chất lượng dạy học, tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh của trường ngang bằng với tỷ lệ chung của thành phố Đà Nẵng. Nhiều năm liền thầy được tập thể tín nhiệm bầu làm tổ trưởng. Những danh hiệu thi đua luôn có thầy góp mặt. Đơn cử như Bằng khen của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bằng khen của UBND TP.Đà Nẵng, giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ II – năm 2017 và gần đây nhất là vinh dự có mặt trong danh sách các giáo viên được vinh danh tại thủ đô Hà Nội nhân dịp 20-11.

20 năm miệt mài gieo chữ, với phương châm dạy học bằng lòng nhân ái, thầy đã gieo niềm tin và chắp cánh ước mơ cho hàng trăm đứa trẻ mồ côi lớn lên từ làng SOS Đà Nẵng. Thầy kể, ngần ấy thời gian, với mỗi học trò là một kỉ niệm, nhưng kỉ niệm hạnh phúc nhất đối với thầy là đã động viên, góp phần khuyến khích một cậu học trò làng SOS đạt thành tích học tập tốt, nhận học bổng du học Nga và trở về quê có công ăn việc làm ổn định.

Thầy bảo, nếu so sánh mức lương hẳn thầy đã rời đi từ lâu lắm nhưng thầy vẫn ở lại, vẫn gắn bó với trẻ làng SOS. Niềm vui của thầy là dõi theo những học trò vượt qua sốc tâm lý, trưởng thành rồi trở về thăm lại thầy cô. Đó là phần thưởng lớn nhất của nghề chèo đò đưa trò sang bờ sông chữ!

Bài, nh: Phan Vĩnh Yên

Nói v thy Nguyn Vit Tun, Phó Hiu trưng nhà trưng Dương Hin Quang cho biết, thy Tun là mt giáo viên có chuyên môn gii, là đng nghip hòa đng, luôn là tm gương đin hình đ đng nghip tr noi theo. Nhiu năm lin dn dt t KHXH đt danh hiu t lao đng xut sc. Vi vai trò mt ngưi thy, thy Tun luôn hết mình và dy hc bng c tm lòng dành cho tr m côi.

 

Bình luận (0)