Thưởng thức tài năng diễn xuất và giọng ca quyến rũ đến say lòng người của thế hệ nghệ sĩ vàng sân khấu cải lương, khán giả mộ điệu luôn tìm được những xúc cảm của riêng mình.
Cảm xúc ấy xuất phát từ tình yêu thương, sự trân trọng các nghệ sĩ tên tuổi – những hạt ngọc quý, vẫn đã và đang tiếp tục có nhiều đóng góp cho nghề, cho đời.
Sức hút nghệ sĩ tài danh
Giọng ca da diết buồn thương của “sầu nữ” Út Bạch Lan, lối luyến láy ngọt lịm, nghe nao lòng của NS Phượng Liên, chất giọng thổ đặc trưng của NSND Lệ Thủy, giọng hát khỏe khoắn đến lạ kỳ của NSƯT Minh Vương, phong cách ca cổ và diễn hài duyên dáng độc đáo của NSƯT Bảo Quốc, cùng sự cố gắng hết mình làm tròn vai diễn của NSƯT Thanh Sang, trong vở cải lương Nửa đời hương phấn – một trong những vở tuồng cải lương kinh điển, vừa được tái dựng và công diễn tại nhà hát Bến Thành, đã khiến bao khán giả lặng người. Trong hai suất diễn, những tràng pháo tay cứ vang lên rộn rã khắp khán phòng, nhiệt tình cổ vũ các nghệ sĩ tài danh sau mỗi câu vọng cổ vừa dứt, sau mỗi màn trình diễn thăng hoa, đầy tâm huyết.
Dẫu rằng, các tài danh sân khấu đã và đang bước vào độ tuổi U.70; vào đúng thời điểm công diễn, NS Phượng Liên đang chịu tang mẹ; NSƯT Thanh Sang sức khỏe không được ổn định… thế nhưng, với lối diễn xuất tự nhiên, diễn như không diễn, bằng giọng ca mượt mà, ngọt ngào, rất riêng, lời hát phát ra từ tâm, lối diễn xuất nhẹ nhàng, chân phương, các nghệ sĩ thế hệ vàng sân khấu cải lương đã và đang tiếp tục trao gửi niềm tin yêu, giữ gìn sự quý trọng của bao thế hệ khán giả với sân khấu. Tất cả đã góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị nghệ thuật độc đáo của nghệ thuật sân khấu cải lương miền Nam.
Đây không phải lần đầu tiên một vở cải lương kinh điển được tái dựng và đạt được thành công về mặt tổ chức, doanh thu. Bên cạnh sự đóng góp của dàn nghệ sĩ kỳ cựu của sân khấu cải lương, sự phối hợp làm việc nghiêm túc của cả ê kíp thực hiện chương trình đã tạo dựng một không gian sân khấu sang trọng.
Dẫu rằng, các tài danh sân khấu đã và đang bước vào độ tuổi U.70; vào đúng thời điểm công diễn, NS Phượng Liên đang chịu tang mẹ; NSƯT Thanh Sang sức khỏe không được ổn định… thế nhưng, với lối diễn xuất tự nhiên, diễn như không diễn, bằng giọng ca mượt mà, ngọt ngào, rất riêng, lời hát phát ra từ tâm, lối diễn xuất nhẹ nhàng, chân phương, các nghệ sĩ thế hệ vàng sân khấu cải lương đã và đang tiếp tục trao gửi niềm tin yêu, giữ gìn sự quý trọng của bao thế hệ khán giả với sân khấu. Tất cả đã góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị nghệ thuật độc đáo của nghệ thuật sân khấu cải lương miền Nam.
Đây không phải lần đầu tiên một vở cải lương kinh điển được tái dựng và đạt được thành công về mặt tổ chức, doanh thu. Bên cạnh sự đóng góp của dàn nghệ sĩ kỳ cựu của sân khấu cải lương, sự phối hợp làm việc nghiêm túc của cả ê kíp thực hiện chương trình đã tạo dựng một không gian sân khấu sang trọng.
Các nghệ sĩ tài danh trong vở cải lương Nửa đời hương phấn.
Ngọc quý ngày càng ít
Nghệ thuật sân khấu cải lương đã giúp mài giũa nhiều nghệ sĩ tài danh – những hạt ngọc quý. Nhưng theo thời gian, ngọc quý đang ngày càng hiếm đi. Trong khi đó, việc tìm kiếm, rèn giũa thêm những hạt ngọc mới lại vô cùng khó khăn. Đó thật sự là nỗi lo…
Những năm qua, sân khấu cải lương gặp lắm thăng trầm. Trong điều kiện thiếu thốn ấy, anh em nghệ sĩ sân khấu vẫn luôn cố gắng duy trì hoạt động, vất vả bươn chải với nghề để có thể xây dựng, tổ chức những đêm diễn phục vụ công chúng, giúp sân khấu sáng đèn. Tuy nhiên, với tình hình thực tế khi tài danh sân khấu ngày càng ít, một số ngôi sao sân khấu cải lương đã không còn, một số nghệ sĩ tên tuổi định cư ở nước ngoài, sân khấu trong nước hiếm hoi những tài năng trẻ đủ năng lực kế thừa… đã và đang khiến những người làm nghệ thuật và khán giả yêu quý loại hình sân khấu cải lương trăn trở.
Nhìn vào thực tiễn, việc xã hội hóa nghệ thuật sân khấu từ kịch nói đến cải lương vẫn đang được các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân, anh chị em nghệ sĩ tâm huyết, tích cực đóng góp. Đặc biệt, sau những suất diễn thành công tái dựng những vở cải lương xưa với sự tham gia đông đảo của những nghệ sĩ cải lương tài danh sân khấu, cho thấy sự cuốn hút đặc biệt của sân khấu cải lương vẫn luôn hiện hữu, đông đảo khán giả vẫn yêu mến và ủng hộ sân khấu nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa Nam bộ này, dù ở nhiều chương trình, liveshow cải lương, giá vé bán ra khá cao.
Với những khởi sắc dù ít ỏi đã đạt được trong thời gian gần đây của sân khấu cải lương, rất cần sự quan tâm kịp thời của các đơn vị quản lý văn hóa, cơ quan quản lý sân khấu. Bằng những hành động thiết thực, những đơn vị này cần giúp đỡ nghệ thuật cải lương truyền thống có được sự chuyển mình với những thay đổi mạnh mẽ hơn, từ việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đủ điều kiện đáp ứng công việc tập luyện, biểu diễn phục vụ, đào tạo đội ngũ sáng tác kịch bản, đạo diễn sân khấu chất lượng cao; tổ chức dàn dựng những vở tuồng hay, hấp dẫn, tạo điều kiện để thế hệ nghệ sĩ trẻ tài năng có nhiều cơ hội phát huy sở trường. Ngoài ra, phải có chế độ ưu đãi và sự quan tâm chăm lo cho những nghệ sĩ tài danh, tên tuổi, lão thành, đã dành cả đời cống hiến cho sân khấu.
Những năm qua, sân khấu cải lương gặp lắm thăng trầm. Trong điều kiện thiếu thốn ấy, anh em nghệ sĩ sân khấu vẫn luôn cố gắng duy trì hoạt động, vất vả bươn chải với nghề để có thể xây dựng, tổ chức những đêm diễn phục vụ công chúng, giúp sân khấu sáng đèn. Tuy nhiên, với tình hình thực tế khi tài danh sân khấu ngày càng ít, một số ngôi sao sân khấu cải lương đã không còn, một số nghệ sĩ tên tuổi định cư ở nước ngoài, sân khấu trong nước hiếm hoi những tài năng trẻ đủ năng lực kế thừa… đã và đang khiến những người làm nghệ thuật và khán giả yêu quý loại hình sân khấu cải lương trăn trở.
Nhìn vào thực tiễn, việc xã hội hóa nghệ thuật sân khấu từ kịch nói đến cải lương vẫn đang được các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân, anh chị em nghệ sĩ tâm huyết, tích cực đóng góp. Đặc biệt, sau những suất diễn thành công tái dựng những vở cải lương xưa với sự tham gia đông đảo của những nghệ sĩ cải lương tài danh sân khấu, cho thấy sự cuốn hút đặc biệt của sân khấu cải lương vẫn luôn hiện hữu, đông đảo khán giả vẫn yêu mến và ủng hộ sân khấu nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa Nam bộ này, dù ở nhiều chương trình, liveshow cải lương, giá vé bán ra khá cao.
Với những khởi sắc dù ít ỏi đã đạt được trong thời gian gần đây của sân khấu cải lương, rất cần sự quan tâm kịp thời của các đơn vị quản lý văn hóa, cơ quan quản lý sân khấu. Bằng những hành động thiết thực, những đơn vị này cần giúp đỡ nghệ thuật cải lương truyền thống có được sự chuyển mình với những thay đổi mạnh mẽ hơn, từ việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đủ điều kiện đáp ứng công việc tập luyện, biểu diễn phục vụ, đào tạo đội ngũ sáng tác kịch bản, đạo diễn sân khấu chất lượng cao; tổ chức dàn dựng những vở tuồng hay, hấp dẫn, tạo điều kiện để thế hệ nghệ sĩ trẻ tài năng có nhiều cơ hội phát huy sở trường. Ngoài ra, phải có chế độ ưu đãi và sự quan tâm chăm lo cho những nghệ sĩ tài danh, tên tuổi, lão thành, đã dành cả đời cống hiến cho sân khấu.
Theo SGGP
Bình luận (0)