Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giờ học sử – địa – GDCD từ… triển lãm biển đảo

Tạp Chí Giáo Dục

Mi đây, gn 1.700 hc sinh Trưng THPT Hip Bình (TP.Th Đc) ln đu tiên đưc xem trin lãm v bin đo Vit Nam ti sân trưng. Hot đng ý nghĩa này do Chi đoàn giáo viên nhà trưng phi hp vi t s – đa – giáo dc công dân t chc, mang li nhiu điu b ích cho hc sinh.


Em Trung Nghĩa (hc lp 11A6 Trưng THPT Hip Bình) tương tác vi thuyết minh viên ca Bo tàng Lch s TP.HCM ti trin lãm

Theo đó, 20 pano có nội dung về biển đảo Việt Nam, về chủ quyền biển đảo của Việt Nam… đã được nhà trường đặt hàng Bảo tàng Lịch sử TP.HCM thực hiện được trưng bày tại triển lãm. Mỗi pano trở thành một góc nhìn trực quan, sinh động, cung cấp thêm kiến thức về chủ quyền biên giới biển đảo Việt Nam đến mỗi học sinh trong trường. Cô Lê Thị Mỹ Duyên (Bí thư Chi đoàn giáo viên nhà trường) chia sẻ, triển lãm về biển đảo Việt Nam là dịp để học sinh trong trường hiểu thêm, yêu thêm và tự hào hơn về biển đảo quê hương. Từ đó nâng cao hơn nữa trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ, giữ gìn một phần “máu thịt” chủ quyền thiêng liêng của dân tộc. “Biển đảo Việt Nam là một phần “máu thịt” của Tổ quốc. Biển thiêng liêng là vậy, biết bao thế hệ cha anh đã ngã xuống để bảo vệ biển đảo quê hương. Do vậy, việc bảo vệ sự trường tồn của biển đảo quê hương là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Trong đó không thể thiếu được vai trò của thế hệ trẻ, của mỗi học sinh. Muốn bảo vệ, giữ gìn biển đảo quê hương thì trước hết chúng ta phải hiểu, phải có kiến thức…”, cô Mỹ Duyên nhấn mạnh.

Lần đầu tiên được “mắt thấy, tai nghe” những kiến thức, hình ảnh về chủ quyền biển đảo Việt Nam một cách đầy đủ nhất, Trung Nghĩa (học lớp 11A6) nhận thấy những kiến thức, hình ảnh ấy vô cùng hữu ích. Vì vậy, em đã mạnh dạn đặt câu hỏi cho thuyết minh viên của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM: “Hơn bao giờ hết, chúng em ý thức được trách nhiệm của mình đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của dân tộc, trên cả không gian mạng và đời thực. Thế hệ trẻ chúng em có thể dùng những cơ sở dẫn chứng nào để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với bạn bè quốc tế và giải thích cho mọi người hiểu?”. Trước câu hỏi này, ông Nguyễn Hữu Lộc (thuyết minh viên Bảo tàng Lịch sử TP.HCM) chia sẻ, triển lãm “Biển đảo Việt Nam qua tư liệu và hình ảnh” của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM sẽ đưa người xem tiếp cận vấn đề chủ quyền biển đảo thông qua các khía cạnh: Khái quát về biển và đảo của Việt Nam (người xem sẽ có cái nhìn tổng quan về các khu vực biển của Việt Nam, Việt Nam hiện quản lý bao nhiêu đảo trên biển Đông); Văn hóa biển trong tâm thức người Việt Nam (thông qua các truyền thuyết, tín ngưỡng dân gian, hoa văn thể hiện trên trống đồng Đông Sơn); Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thực hiện một cách ổn định và hòa bình qua các thời kỳ lịch sử; Các bản đồ cổ của Việt Nam, phương Tây thể hiện các góc nhìn đa diện về Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam.

ĐY MNH GIÁO DC LCH S DÂN TC TRONG NHÀ TRƯNG

Cô Lê Thị Ngọc Anh (Hiệu trưởng Trường THPT Hiệp Bình) thông tin, công tác giáo dục lịch sử dân tộc cho học sinh luôn được nhà trường chú trọng, trở thành một phần xuyên suốt trong việc giáo dục đạo đức, lối sống với mỗi học sinh. Để học sinh hiểu, tự hào về lịch sử dân tộc, ý thức hơn trách nhiệm của bản thân trong học tập và xây dựng đất nước, nhà trường thiết kế đa dạng các hoạt động nhằm thu hút học sinh. Không chỉ đổi mới phương pháp giảng dạy, lồng ghép ở các bộ môn, nội dung giáo dục lịch sử dân tộc còn được cụ thể hóa qua các hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường một cách trực quan, sinh động. “Trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế như hiện nay, với sự phát triển không ngừng của mạng xã hội, mỗi học sinh càng phải ý thức rõ về trách nhiệm của bản thân trong bảo vệ chủ quyền dân tộc. Muốn làm được như vậy, trước hết các em phải có kiến thức, góc nhìn đầy đủ về chủ quyền, lịch sử dân tộc. Thông qua các hoạt động giáo dục, nhà trường sẽ cung cấp thêm cho học sinh những kiến thức này, mở rộng thế giới quan với các em…”, cô Ngọc Anh chia sẻ.


H
c sinh Trưng THPT Hip Bình thích thú xem các hình nh bin đo Vit Nam

Ông Lộc khẳng định, khi hiểu đầy đủ những kiến thức trên, mỗi học sinh sẽ có đầy đủ dẫn chứng, lập luận để khẳng định với bạn bè quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. “Các em cần dùng hai cơ sở để tuyên truyền: Thứ nhất là bằng chứng lịch sử thông qua các bản đồ cổ của Việt Nam, những hình ảnh tư liệu chụp lại người Việt Nam sống và làm việc trên đảo qua các thời kỳ, lời kể của những nhân chứng lịch sử từng làm việc trên đảo. Thứ hai là công pháp quốc tế thông qua Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, theo đó các nước ven bờ sẽ đệ trình đường cơ sở để xác định các vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”, ông Lộc nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Quang Long

 

 

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)