Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giờ học toán bằng trò chơi dân gian: Kết hợp giáo dục hiện đại và di sản văn hóa truyền thống

Tạp Chí Giáo Dục

Trưng Tiu hc Trn Bình Trng (qun 5) va t chc chuyên đ thao ging vi ni dung “Tích hp trò chơi dân gian vào dy hc toán 5 đ phát huy năng lc hc sinh”. Dưi sng dn ca thy Nguyn Cát Lưng, bài hc “Em làm đưc nhng gì?” tr thành mt sân chơi sôi ni, lp hc bây gi không còn là nhng hàng ghế ngay ngn mà đã tr thành mt sân chơi va hc va chơi, thu hút s hng khi ca các em hc sinh.

Nhóm học sinh đang tập trung thực hiện bài tập với trò chơi ô ăn quan trong sự hào hứng và thích thú

Trong bối cảnh ngành giáo dục đang tích cực đổi mới theo hướng phát triển năng lực, chuyên đề này được đánh giá là một cách tiếp cận sáng tạo và hiệu quả. Không chỉ giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, các trò chơi dân gian như còn góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, tạo nên những trải nghiệm học tập thú vị và đầy ý nghĩa.

Sân trưng biến thành lp hc ngoài tri

Ngay từ đầu buổi học, thầy Nguyễn Cát Lượng giới thiệu các hoạt động của ngày hôm nay sẽ xoay quanh trò chơi dân gian “nhảy lò cò” – một trò chơi quen thuộc với hầu hết các em.

Với giờ học này, em Linh Đan – học sinh lớp 5/5, hào hứng chia sẻ: “Qua buổi học, em cảm thấy rất vui. Thay vì ngồi học như mọi khi, chúng em được vừa học vừa chơi. Dù hơi mệt vì chạy nhảy nhiều, nhưng em rất thích và không cảm thấy áp lực”.

Em Quốc Minh – một học sinh khác trong lớp, cũng bày tỏ sự phấn khích: “Những buổi học như thế này giúp em và các bạn làm việc theo nhóm tốt hơn. Bọn em vừa học vừa vận động, chơi các trò chơi dân gian vui lắm. Em mong sau này sẽ được học thêm nhiều tiết học như thế này nữa”.

Theo thầy Nguyễn Cát Lượng, việc đưa trò chơi vào bài học không chỉ giúp giảm áp lực cho học sinh mà còn cải thiện khả năng tiếp thu kiến thức. Trong tiết học toán hôm nay, các bài tập về phân số, hỗn số và đơn vị đo diện tích được lồng ghép khéo léo vào từng vòng chơi nhảy lò cò. Mỗi khi hoàn thành một bài toán, học sinh đánh dấu vào phiếu lò cò cá nhân của mình để theo dõi tiến độ. Nhóm trưởng sẽ thống kê số bài hoàn thành của các bạn trong nhóm, tạo cơ hội cho học sinh tự đánh giá năng lực của mình và đồng đội.

Thầy Nguyễn Cát Lượng hướng dẫn các em thực hành bài tập toán thông qua trò chơi dân gian

Việc học thông qua trò chơi không chỉ giúp củng cố kiến thức một cách sinh động mà còn rèn luyện nhiều kỹ năng quan trọng. Trò chơi dân gian mang lại không khí học tập tích cực, giúp các em tương tác với nhau nhiều hơn, từ đó tăng cường tinh thần hợp tác và đoàn kết. Đồng thời, những hoạt động này còn kích thích năng lực tự học và giải quyết vấn đề của học sinh.

Em Minh Quân – cũng là một học sinh lớp 5/5, chia sẻ: “Em rất vui khi được chơi các trò chơi dân gian như ô ăn quan và nhảy lò cò. Trước đây em chỉ biết chơi trong giờ giải lao, nhưng hôm nay được áp dụng vào học toán, em thấy môn học thú vị hơn rất nhiều”!

Phát trin năng lc và khuyến khích s sáng t

Một điểm đặc biệt của chuyên đề này là sự kết hợp giữa giáo dục hiện đại và di sản văn hóa truyền thống. Các trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là phương tiện hỗ trợ học tập mà còn giúp các em hiểu hơn về giá trị văn hóa dân tộc. Điều này góp phần nuôi dưỡng tình yêu và lòng tự hào dân tộc trong từng em học sinh.

Theo thầy Lượng, trong thời đại công nghệ số, khi trẻ em dễ dàng bị cuốn vào các trò chơi điện tử, việc khơi gợi niềm yêu thích với trò chơi dân gian là điều rất cần thiết. Không chỉ giúp các em vận động và phát triển tư duy, trò chơi dân gian còn mang lại những giá trị tinh thần sâu sắc.

“Qua tiết học hôm nay, tôi nhận thấy các em rất hứng thú. Việc kết hợp học và chơi giúp các em giải tỏa áp lực, học mà không thấy nặng nề. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong thời đại công nghệ số, khi trẻ em cần những trải nghiệm thực tế hơn là ngồi lì trước màn hình máy tính” – thầy chủ nhiệm Nguyễn Cát Lượng đúc kết.

Bên cạnh việc dạy học sinh kiến thức toán học, chuyên đề còn chú trọng phát triển năng lực tự học và tự đánh giá của các em. Những hoạt động trong tiết học giúp học sinh rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập, biết theo dõi và đánh giá tiến độ của bản thân.

Em Linh Đan – học sinh lớp 5/5 cảm thấy rất vui vì được vừa học vừa chơi

Học sinh có cơ hội bày tỏ ý kiến và tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề trong các trò chơi, từ đó phát triển tư duy sáng tạo và khả năng hợp tác. Sự linh hoạt trong cách tổ chức giảng dạy cũng tạo điều kiện cho những học sinh chậm tiến bộ bắt kịp với các bạn cùng lớp.

Buổi thao giảng không chỉ mang lại trải nghiệm thú vị cho học sinh mà còn mở ra những hướng đi mới trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Những tiết học kết hợp vui chơi – học tập như thế này không chỉ giúp các em tiếp thu kiến thức hiệu quả mà còn xây dựng một môi trường giáo dục thân thiện, gần gũi.

Các giáo viên hy vọng rằng phương pháp này sẽ được nhân rộng trong các trường học khác, tạo ra nhiều cơ hội cho học sinh được trải nghiệm những tiết học thú vị và bổ ích.

“Chúng em hy vọng sẽ có nhiều tiết học vui như thế này nữa. Mỗi lần học như vậy, em cảm thấy thời gian trôi rất nhanh và không còn lo lắng về bài tập khó” – em Linh Đan chia sẻ với nụ cười rạng rỡ.

Buổi thao giảng kết thúc trong không khí phấn khởi và sự hào hứng của cả học sinh và giáo viên. Những tiếng cười giòn tan, những bước chân nhảy lò cò đầy vui vẻ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người tham gia. Đây không chỉ là một tiết học toán, mà còn là “hành trình trải nghiệm” đầy cảm xúc, giúp học sinh hiểu rằng việc học không hề khô khan nếu biết cách biến nó thành niềm vui.

Ái Nhi

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)