Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Giới trẻ khao khát đóng góp cho cộng đồng

Tạp Chí Giáo Dục

Trong bi cnh Vit Nam đang th hin nhng tiếng nói và nhng cam kết mnh m hơn v các vn đ môi trưng, năng lưng cũng như mi quan tâm ln hơn ti các mc tiêu phát trin bn vng. Vy gii tr Vit Nam đang đt mình đâu và nhìn nhn mình như thế nào trưc rt nhiu thách thc v môi trưng, xã hi đó.


Các bn tr đng hành cùng chương trình “Vit Nam tái chế: Thu gom rác thi đin t đ bo v môi trưng”

Đây là vấn đề được trao đổi tại chuyên đề “Giới trẻ Việt và xu hướng tạo tác động xã hội” do Kênh nội dung về tạo tác động xã hội Dear Our community tổ chức mới đây.

ng đến vic làm có ích

Xã hội không ngừng phát triển đã khiến một số bạn trẻ thích hưởng thụ, chạy theo xu thế và có lối sống không lành mạnh. Ngược lại, cũng có rất nhiều bạn trẻ không ngừng học tập, luôn suy nghĩ đến người khác và làm những điều có ích cho xã hội. Từng thực hiện một khảo sát hồi năm 2021 về mối quan tâm của giới trẻ từ 18-29 tuổi trên khắp Việt Nam, chị La Ngọc Việt Thương (Giám đốc điều hành Công ty nghiên cứu thị trường Cimigo) cho biết, có tới 29% bạn trẻ quan tâm vấn đề giảm ô nhiễm môi trường; 26% quan tâm về bảo vệ thiên nhiên nói chung; 6/10 bạn trẻ mong muốn tạo sự khác biệt thông qua việc giúp đỡ người khác. Khảo sát cũng cho thấy giới trẻ ngày càng mong muốn, khao khát đóng góp nhiều hơn cho xã hội thông qua việc giải quyết những vấn đề đang tồn tại, từ đó đóng góp vào sự phát triển bền vững chung cho Việt Nam. “Giới trẻ hiện nay là thế hệ của công nghệ, internet nhưng lại có cái nhìn cấp tiến, nhạy cảm với những vấn đề xung quanh và muốn đóng góp cho cộng đồng. Trong đó, thế hệ gen Z (nhóm người được sinh trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2012 – PV) hiện nay có đặc điểm nổi bật đó là đặt mục tiêu rất rõ ràng và mong muốn hoàn thành trong ngắn hạn (trong khoảng 5 năm); tính độc lập cao hơn và tính sáng tạo cũng cao hơn”, chị Thương chia sẻ.

Ông Lê Xuân Dũng (Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM) khẳng định, khảo sát này có nét tương đồng với những gì mà trung tâm đã thực hiện và nhìn thấy. Cụ thể, qua những chương trình, hoạt động kết nối cộng đồng do trung tâm tổ chức cho học sinh, sinh viên, đa phần các em đều muốn tham gia. Trong đó, điều các em quan tâm nhiều nhất là hoạt động bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. “Tôi nhận thấy những chương trình, hoạt động ý nghĩa tổ chức không thiếu người tham gia. Vấn đề là phải tổ chức làm sao để đảm bảo uy tín, chất lượng để các em tham gia nhiều, lan tỏa điều tích cực cho xã hội”, ông Dũng bày tỏ.

Cũng theo ông Dũng, hiện nay giới trẻ có nhiều cơ hội. Để tạo ra giá trị cho cộng đồng, các em có thể tham gia các hoạt động tại nhà trường. Như vậy các em mới tích lũy được kiến thức, kỹ năng tương tác xã hội, tiếp xúc với nhiều người. Từ đó các em điều chỉnh được thái độ, thích ứng nhanh với môi trường mới và thấu hiểu xã hội hơn. Đó cũng là điểm mạnh để các bạn trẻ thích ứng nhanh với công việc, tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai. “Nhân lực thế hệ trẻ rất lớn. Nếu ngày xưa chứng tự kỷ, trầm cảm liên quan đến sức khỏe tâm thần thì hiện nay muôn hình vạn trạng, nhất là đối với những em sống khép mình, thụ động. Do đó, những dự án cộng đồng chính là nơi để các em chia sẻ với nhau”, ông Dũng nhìn nhận.


Nhiu bn tr mua tp, s tay ng h chương trình “Share to Smile” giúp tr em nghèo

Anh Đào Hải Nhật Tân (nhà sáng lập dự án Seesaw Vietnam – cung cấp các giải pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người trẻ) chia sẻ: “Thế hệ gen Z hiện nay không chỉ định vị mình là một cá nhân độc lập, đầy khác biệt mà còn đặt mình vào một bức tranh lớn hơn – bức tranh của thế hệ và vai trò của thế hệ gen Z với đất nước khi đứng trước nhiều thách thức khác nhau”.

Thay đi đ có nhân lc cht lưng

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, đến năm 2025, Việt Nam sẽ có gần 1/3 dân số trong độ tuổi lao động là thế hệ gen Z. Họ sẽ trở thành những nhà quản lý, lãnh đạo chủ chốt có mặt tại tất cả các khu vực, thành phần kinh tế, góp những tiếng nói và vai trò quan trọng để giải quyết nhiều thách thức đang hiện hữu. Chị Võ Ngọc Tuyền (nhà sáng lập và Giám đốc điều hành Dear Our Community) cho rằng trong tương lai giới trẻ không chỉ muốn có được công việc để đảm bảo về mặt tài chính mà còn muốn mang lại giá trị cho cộng đồng. Điều đó sẽ làm cho các công ty, tổ chức thay đổi sứ mệnh của mình. Đó là làm sao để xây dựng thương hiệu ngày càng mạnh; làm sao để gắn kết nhân viên với công ty; cuối cùng là làm thế nào để có trách nhiệm hơn với xã hội. Nếu thay đổi những lao động trẻ này mới gắn kết và giúp công ty, tổ chức phát triển. Vì áp lực bởi các bạn trẻ, các công ty, tổ chức sẽ nghĩ đến câu chuyện bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Khi thay đổi, các công ty, tổ chức này sẽ tìm nguồn nhân lực như thế để đáp ứng, qua đó tìm ra những người lãnh đạo tốt. “Nếu trước đây, người ta đánh giá năng lực qua trình độ thì ngày nay còn thêm yếu tố kỹ năng, đóng góp cho cộng đồng”, chị Tuyền nhấn mạnh.

Còn theo chị La Ngọc Việt Thương, các bạn trẻ hiện đề cập nhiều đến việc phát triển sự nghiệp bản thân. Điều này thể hiện ở một số khía cạnh: Thành công khi có công việc yêu thích; công việc đó không chỉ kiếm ra tiền mà còn thỏa mãn đam mê, từ đó đi đến độc lập về tài chính và tiếp tục đầu tư vào đam mê. Bên cạnh đó, những bạn trẻ này còn muốn thử thách bản thân và trải nghiệm những vấn đề mới để tạo giá trị cho bản thân, cộng đồng. “Về hạnh phúc cá nhân, các bạn muốn xây dựng gia đình riêng. Điều đó không có nghĩa là giá trị gia đình bị xáo mòn đi mà sẽ bồi đắp thêm qua những bữa cơm tối”, chị Thương nói.

Hiện nay giới trẻ rất sáng tạo, giỏi công cụ chuyển đổi số. Nhu cầu kết nối của giới trẻ cũng không còn ranh giới, nhất là những em giỏi ngoại ngữ và công nghệ. Điều đó đã giúp các em có thể kết nối với thế giới, giúp ích trong học tập, giao lưu trao đổi văn hóa và tạo ra giá trị cho bản thân, gia đình, xã hội.

Bài, ảnh: H.Trinh

Bình luận (0)