Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Giới trẻ sáng tạo vì cộng đồng

Tạp Chí Giáo Dục

Vi s h tr ca UNICEF ti Vit Nam, nhiu d án sáng to xã hi ca thanh thiếu niên thúc đy hành đng vì khí hu ra đi. Nhng d án này đưc đánh giá là mang li tác đng xã hi tích cc.


Các nhóm thc hin d án đang trình bày ni dung d án ca mình vi ban giám kho

Đầu tiên là dự án “Xây dựng cộng đồng sử dụng đủ, tránh lượng thực phẩm dư thông qua ứng dụng kiểm soát lượng tồn dư hàng ngày”. Đây là một trong số các dự án có tính phát hiện, giúp giải quyết vấn đề xã hội. Dự án do nhóm sinh viên Trường ĐH Ngoại thương TP.HCM thực hiện. Với sứ mệnh trở thành một dự án tiên phong trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ giải quyết các vấn đề xã hội, mục tiêu giảm thiểu tối đa lượng thực phẩm thừa gây ô nhiễm môi trường bởi các hộ gia đình, cá nhân tiêu dùng. Trần Hồ Thúy Na (trưởng dự án) cho biết nhóm nghiên cứu sử dụng App LIMIFOOD – một ứng dụng di động trên hệ điều hành Android với những tính năng hiện có như ghi nhận các thực phẩm được nhập vào app, hiển thị thông báo nhằm nhắc nhở người dùng những thực phẩm sắp hết hạn nhưng chưa được sử dụng. Trong app có hơn 85% loại thực phẩm được nhập sẵn, kèm theo khuyến cáo về số ngày bảo quản an toàn theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Thứ hai là dự án “Ứng dụng các sản phẩm tận dụng bằng vải vụn thay thế túi ni-lông, túi nhựa cho học sinh trung học”. Đây là dự án của nhóm Cơ sở bảo trợ Thảo Đàn thực hiện, bao gồm các em học sinh – sinh viên đến từ Trường THPT Năng khiếu Thể dục Thể thao TP.HCM, Trung tâm GDTX Q.1, Trường THCS Hai Bà Trưng (Q.3) và Trường CĐ Nghề TP.HCM. Dự án giúp giải quyết vấn đề không mới nhưng có tính sáng tạo, mang lại tác động xã hội tích cực. Trần Thu Trang (học sinh Trường THPT Năng khiếu Thể dục Thể thao, trưởng dự án) chia sẻ: “Hàng ngày chứng kiến lượng lớn túi ni-lông dùng một lần rồi thải ra gây ô nhiễm môi trường, chúng em đưa ra giải pháp thay thế túi ni-lông bằng việc tận dụng vải vụn”. Được biết, đến nay nhóm nghiên cứu đã bán ra nhiều túi vải có thiết kế độc đáo. Đặc biệt, sản phẩm có lớp chống nước và có thể tự trang trí theo phong cách người sử dụng. “Giờ đây túi vải đã khác, nó đáp ứng như một túi nhựa thông thường nhưng thời gian sử dụng lâu hơn”, Thu Trang tự hào nói. Thứ ba là “Kênh truyền thông chia sẻ kiến thức cho giới trẻ về sử dụng thực phẩm xanh góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe”. Đây là dự án được thực hiện bởi các em học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (Q.1). Với việc xây dựng các chiến dịch truyền thông nhằm tăng nhận thức của cộng đồng giới trẻ về lợi ích của ăn nhiều rau, giảm thịt đối với môi trường, khí hậu và sức khỏe cá nhân thông qua tuyên truyền mạng xã hội, tổ chức workshop và các sự kiện cộng đồng. Đinh Kiều Nhi (thành viên thực hiện dự án) kỳ vọng: “Dự án này sẽ mang đến cho giới trẻ các kiến thức về thực vật, tự tin theo lối sống giảm thịt, tạo tác động tích cực đến khí hậu góp phần bảo vệ môi trường”. Thứ tư là dự án “Cải thiện chất lượng không khí thông qua sử dụng tảo trong lọc C02” do nhóm sinh viên năm 3 Trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐHQG TP.HCM) thực hiện. Trần Gia Linh (trưởng dự án) cho biết nhóm thực hiện dự án nhận thấy lượng khói thải từ xe máy tại TP.HCM rất nghiêm trọng và cần có một giải pháp thân thiện với môi trường. Theo đó, trong 6 tháng thực hiện dự án, nhóm đã có cơ hội thí nghiệm sản phẩm của mình dưới sự hỗ trợ của các giảng viên ĐH và chuyên gia. Hiện nay nhóm đang tiến hành nuôi cấy tảo và chuẩn bị đưa vào môi trường tự nhiên. Tảo được gắn ở ống bô xe máy, các màng lọc với nguyên liệu cốt lõi là tảo kết hợp với các chất hóa học khác tạo thành màng lọc hóa sinh có chức năng giữ lại khí CO2 thải ra từ bô xe. “Hiện tại nhóm đang trong quá trình nghiên cứu tạo ra sản phẩm và đã xây dựng được một mô hình đơn giản để nuôi tảo”, Gia Linh cho hay. Cuối cùng là dự án “Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người thu gom rác thông qua bảo hộ lao động và bảo hiểm sức khỏe tại quận Bình Tân” do nhóm học sinh Trường THCS Tân Tạo A (Q.Bình Tân) thực hiện. Dự án ra đời với mục tiêu chính là tạo ra sản phẩm bảo hộ phù hợp cho người thu gom rác; tuyên truyền hỗ trợ cộng đồng phân loại rác tại nhà đảm bảo môi trường cũng như góp phần tránh gây nguy hiểm. “Dự án được phát triển với mong muốn mang lại sự an toàn và gây quỹ hỗ trợ thăm khám sức khỏe người thu gom rác khi gặp rủi ro trong nghề nghiệp, đồng thời giúp môi trường trong sạch hơn”, Nguyễn Thị Thanh Trúc (trưởng dự án) cho biết.

Ông Trần Công Bình (đại diện UNICEF tại Việt Nam) đánh giá: Giải pháp mà các em học sinh – sinh viên đưa ra trong những dự án trên phần nào giải quyết được vấn đề mà toàn cầu quan tâm như ô nhiễm không khí, ô nhiễm chất thải nhựa… Các em không chỉ nói lên suy nghĩ của mình mà còn hành động trước vấn đề mà mọi người đang quan tâm. Các dự án sáng tạo xã hội này có tác động thúc đẩy hành động vì khí hậu của cộng đồng.

Bài, ảnh: Trn Tri

 

Bình luận (0)