Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Giới trẻ tìm về tranh kiếng dân gian Việt Nam

Tạp Chí Giáo Dục

Bo tàng M thut TP.HCM va t chc thành công trin lãm “Tranh kiếng dân gian Vit Nam”. Điu đc bit mà chúng tôi nhìn thy trin lãm là nhiu bn tr, c hc sinh, sinh viên tìm đến đ tham quan, thưng lãm. Trong đó có nhng bn rt am hiu v tranh kiếng và cho rng đó là nét văn hóa ca ngưi dân Nam b mà gii tr ngày nay cn tìm hiu đ gi gìn, phát huy.


Nhng bàn th đưc trang trí bi tranh kiếng cách đây hơn mt thp k

Ngm li không gian xưa thi hin đi

Triển lãm trưng bày hơn 70 tác phẩm tranh kiếng thuộc nhiều đề tài giúp khách tham quan lớn tuổi cảm thấy rất thân quen, gần gũi nhưng cũng không ít người thấy lạ mắt.

Thế hệ ông bà, cha mẹ chúng ta đã rất quen thuộc với tranh kiếng. Loại tranh này mang đậm nét văn hóa Nam bộ và trở thành sản phẩm không thể thiếu trong phần lớn các gia đình nơi đây. Theo thời gian, tranh kiếng không còn được ưa chuộng trong những ngôi nhà hiện đại. Điều này khiến cho tranh kiếng mai một dần và người trẻ không có cơ hội được tiếp xúc nhiều. Chính vì vậy, triển lãm “Tranh kiếng dân gian Việt Nam” giữa lòng TP.HCM hiện đại đã tạo sức hút lớn đối với các bạn.

Say sưa ngắm từng bức tranh kiếng, em Bùi Nguyễn Ngươn Thái (học sinh Trường THPT Hiệp Bình, TP.Thủ Đức) cho biết, em đã từng thấy tranh kiếng được treo ở nhà ngoại nhưng dần tranh cũ, hư và được gia đình ngoại thay thế bằng những bức tranh được vẽ trực tiếp lên tường hoặc tranh 3D hiện đại. Khi biết đến triển lãm tranh kiếng, Thái đã tranh thủ đến tham quan, tìm hiểu. Đối với Thái, mỗi bức tranh đều mang những nét độc đáo riêng mà chỉ có loại tranh này mới có thể lột tả hết được nét độc đáo và ý nghĩa của nó. Trong số những bức tranh được trưng bày, có nhiều bức tranh làm Thái ấn tượng như: Bức tranh “Bát Tiên” của nhà sưu tập Trần Xuân Duy; tranh “Quan Công” của nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa; tranh “Tử vi trấn trạch” của nhà sưu tập Trần Trọng Khải. “Nhờ được xem lại những tác phẩm tranh kiếng độc đáo trong không gian xưa giúp em chiêm nghiệm được những giá trị về văn hóa, nghệ thuật của dân tộc mình. Qua đó, em còn thấy được sự giao thoa văn hóa giữa người Kinh và Khmer từ đó thấy được sự gắn bó giữa các dân tộc”, Thái chia sẻ.


Em Nguyn Đc Huy đang ngm nhìn li tranh ca mình trưng bày ti Bo tàng M thut TP.HCM

Đứng giữa không gian với nhiều tác phẩm tranh kiếng, em Nguyễn Thị Ngọc Linh (sinh năm 1996) cảm giác như đang đứng trước gian nhà của ông bà nội được cất cách đây hơn một thập kỷ. 

Ngọc Linh cho biết, quê em ở miền Tây nên từ nhỏ em đã quen thuộc với tranh kiếng, trong đó có những bức tranh em từng thấy được trang trí ở nhà nội. Trong ký ức tuổi thơ của Linh, tranh kiếng là vật để trang trí, giúp ngôi nhà trở nên sáng và đẹp hơn. Tuy nhiên, khi em lớn, ngôi nhà xưa cũ của ông bà đã xiêu vẹo thay vào đó là ngôi nhà khang trang, tường được dán bằng những viên gạch có hoa văn bắt mắt. Những bức tranh kiếng thì bị ố vàng, vỡ khung nên không còn sử dụng được nữa. “Đã nhiều năm rồi em mới có dịp ngắm nhìn lại tranh kiếng một thời em đã rất quen thuộc. Em thấy triển lãm rất hay và mong có nhiều cơ hội để có thể tìm hiểu nhiều hơn để biết về văn hóa của dân tộc mình”, Linh bày tỏ.

Lan ta đến gii tr

Không ít người cho rằng, thời công nghệ 4.0 đã khiến giới trẻ lãng quên văn hóa truyền thống. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bạn dù bộn bề với công việc, cuộc sống nhưng vẫn dành thời gian sưu tầm những hiện vật đang dần mai một theo thời gian để lưu giữ. Điển hình như em Nguyễn Đức Huy (sinh năm 1997, TP.HCM) – bạn trẻ có hơn 10 năm đi khắp tỉnh Nam bộ để sưu tầm tranh kiếng mang về sửa chữa lại và lưu giữ.

Huy kể, hơn 10 năm trước, em đã có duyên biết đến nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Ngọc Trảng, từ đó em bắt đầu say mê văn hóa. Qua tìm hiểu từ sách vở, các nhà nghiên cứu, Huy nhận thấy được nét độc đáo từ tranh kiếng. “Lúc này, tranh kiếng đã bị bỏ đi rất nhiều. Em thấy những người không dùng tranh kiếng nữa hay mang bỏ ở ven đường, đình, miếu… Thấy tiếc nên em mang về nhà sửa lại”, Huy chia sẻ.


Các bn tr tham quan tranh kiếng

Theo Huy, mỗi tranh kiếng được vẽ ở phía sau tấm kiếng nên việc lau chùi ở phía ngoài đơn giản. Vì vậy, em chỉ có việc vệ sinh mặt chính của tranh, chỗ nào bị hư hỏng em tìm nguyên liệu để phục hồi lại để làm sao giữ được nguyên bản của tấm tranh đó.

Hiện tại, Huy đã sưu tầm hàng trăm tấm tranh kiếng. Mỗi khi có triển lãm, Huy đều mang tranh của mình đóng góp và giới thiệu cho các bạn trẻ. Đầu tháng 10-2019, Huy đã ra mắt công chúng triển lãm cá nhân tại TP.HCM. Tại đây, Huy giới thiệu bộ sưu tập hơn 60 tấm tranh kiếng của mình đến với người yêu mến các giá trị dân gian. Với khán giả trẻ, triển lãm đã mang đến cái nhìn mới mẻ về một loại hình nghệ thuật đang dần bị lãng quên. Trong triển lãm “Tranh kiếng dân gian Việt Nam” tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM vừa qua, Huy đã trưng bày 7 tấm tranh của mình, trong đó có bức “Quan Âm Bồ Tát” được thực hiện vào năm 1960.

Đam mê đã dẫn lối Huy đi theo con đường thiết kế chuyên nghiệp. Công việc không chỉ hỗ trợ Huy trong việc phục dựng lại tranh kiếng mà còn giúp em kiếm được thu nhập. “Em mong các bạn trẻ dù ở thời đại nào thì cũng nên tìm hiểu về văn hóa của dân tộc. Nếu không có cơ hội biết nhiều thì chúng ta cũng biết chút ít hay ở một khía cạnh nào đó để có thể giới thiệu lại cho các em hoặc bạn bè quốc tế, giúp văn hóa của dân tộc được giữ gìn và phát huy”, Huy bày tỏ.

Kiu Khánh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)