Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giới trẻ truyền cảm hứng sống xanh

Tạp Chí Giáo Dục

Có nhiu cách đ gim thiu tác đng ô nhim môi trưng mà gii tr, đc bit là hc sinh, sinh viên đã và đang thc hin vi mong mun kết ni cng đng, chung tay truyn cm hng sng xanh. 

Hc sinh Trưng THPT chuyên Trn Đi Nghĩa trình bày d án

“Gim tht đ – Sng thêm xanh”

Vấn nạn ăn nhiều thịt ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe là chủ đề dự án do nhóm học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (Q.1, TP.HCM) thực hiện được cộng đồng quan tâm. Đây là một trong 6 dự án lọt vào vòng ươm tạo và được trao tặng vốn khởi động 1.000 USD từ UPSHIP – Dự án vươn lên cùng thanh thiếu niên TP.HCM hành động vì khí hậu (nằm trong khuôn khổ Sáng kiến thành phố thân thiện với trẻ em đang được triển khai tại TP.HCM với sự hỗ trợ của UNICEF).

Khánh Linh (đại diện nhóm) khẳng định: Bữa ăn của người Việt Nam nhiều thịt, ít rau xanh là một trong những nguyên nhân gây hại sức khỏe và môi trường. Theo khuyến cáo của Liên hiệp quốc, chế độ ăn giảm thịt là một bước cần thiết và quan trọng trong việc đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Hiện nay chế độ ăn của người Việt cũng “Tây hóa” với các loại thịt nướng, thức ăn nhanh…, và ăn nhiều thịt đến mức không cần thiết. Nguy hiểm hơn, Việt Nam hiện chưa có công nghệ tiên tiến để xử lý các tạp chất có trong thịt, gây nguy hiểm đến sức khỏe. Với thông điệp “Giảm thịt đỏ – Sống thêm xanh”, đối tượng mà nhóm muốn hướng đến là học sinh THPT và sinh viên để hình thành thói quen mới – ăn giảm thịt. Đây là những người phụ thuộc nhiều vào bữa ăn của gia đình, không làm chủ chế độ ăn của bản thân. Trong khi rất nhiều trong số này muốn thay đổi chế độ ăn thì không được sự ủng hộ từ người thân. Dự án này với mong muốn được sự chung tay, hỗ trợ truyền thông cũng như chia sẻ về chế độ dinh dưỡng của cộng đồng.

Nhóm hc sinh  cơ s bo tr Tho Đàn th nghim túi vi chng thm

Ông Trần Công Bình (đại diện UNICEF tại TP.HCM) đánh giá dự án này có tác động tích cực đến cộng đồng, trong đó phổ cập kiến thức cơ bản về cách sử dụng thực đơn giảm thịt một cách hiệu quả. Đồng thời kết nối cộng đồng hỗ trợ lẫn nhau về chế độ ăn giảm thịt nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe, giảm thiểu tác động tích cực đến môi trường.

Hiện nhóm đang thực hiện các kênh truyền thông, phổ cập kiến thức cho học sinh, sinh viên chưa hiểu hoặc hiểu sai về chế độ ăn giảm thịt; đồng thời tạo điều kiện cho những người đang có nhu cầu giảm thịt mà chưa biết bắt đầu từ đâu.

Túi vi thân thin môi trưng

Cũng với nỗ lực góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, thay đổi hành vi người tiêu dùng, nhóm học sinh đến từ Cơ sở bảo trợ Thảo Đàn hiến kế giải pháp thay thế túi ni-lông bằng túi vải được làm từ vật liệu phế thải. Đây là giải pháp cho vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa, xây dựng thói quen tiêu dùng giảm đồ nhựa được nhận vốn khởi động 1.000 USD. Trần Thu Trang (trưởng nhóm) chia sẻ, qua khảo sát học sinh THCS và THPT, tất cả đều cho rằng sử dụng túi ni-lông ảnh hưởng đến môi trường nhưng không có cách nào khác vì thiếu sản phẩm thay thế hoặc có nhưng giá rất cao, tuy nhiên không tiện lợi như đi mưa bị ướt, thiết kế không đẹp… Từ đó, nhóm nghiên cứu làm thế nào để khắc phục những nhược điểm trên bằng cách dùng vải đã sử dụng để thiết kế ra sản phẩm phù hợp với sở thích và cá tính của người sử dụng. Đặc biệt là sử dụng các hợp chất chống thấm thân thiện với môi trường. Mỗi thành viên trong nhóm có thế mạnh khác nhau như giỏi truyền thông, năng khiếu về thẩm mỹ, khéo tay, có kiến thức chuyên môn… và đặc biệt là yêu môi trường là điều kiện thuận lợi để phát triển sản phẩm.

Chia sẻ về hướng phát triển sản phẩm trong tương lai, nhóm cho biết mặc dù đã cho ra lò một số mẫu nhưng vẫn chưa hài lòng, hiện đang tìm hợp chất chống thấm khác tốt hơn. Trong thời gian tới sẽ hoàn thiện mẫu thử, xây dựng đội ngũ cố vấn kỹ thuật, may và thiết kế, lên kế hoạch truyền thông và nghiên cứu nhóm đối tượng mới.

T.Anh

 

Bình luận (0)