Y tế - Văn hóaThư giãn

“Giọng hát Việt nhí” hiếu thảo

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc đây, cu bé Nguyn Minh Nht ưc mơ làm bác sĩ đ cha bnh cho m. Ri em cht nhn ra rng, đi hát là vic em có th làm ngay đ thc hin ưc mơ ghép thn cho m, đ m nhanh khe li, đ m luôn hnh phúc vi cha và vi em.

Minh Nht tham gia “Ging hát Vit nhí 2018”

Tài không đi tui

Một buổi chiều hè muộn, khi người người tan tầm về với gia đình, cũng là lúc cha con em Nguyễn Minh Nhật (học sinh lớp 10A9, Trường THPT Võ Thị Sáu) túc trực ở Bệnh viện An Sinh (quận Phú Nhuận) để chờ mẹ chạy thận nhân tạo. Tranh thủ thời gian cậu bé chăm chú tìm kiếm những tấm hình ưng ý để làm MV tặng mẹ mừng ngày lễ Vu lan. Ở hành lang bệnh viện vắng tanh, anh Nguyễn Ngọc Thành (cha của Minh Nhật) kể về cậu con trai nhỏ với niềm tự hào pha lẫn niềm vui ánh lên trong khóe mắt. Khởi đầu của câu chuyện là mối tình tươi đẹp thời sinh viên giữa anh và người bạn học cùng lớp xinh xắn, nết na là chị Trần Thị Đức. Sau khi ra trường ít lâu, họ nên đôi và công tác chung trường với vai trò là giáo viên dạy toán. Vì cơ thể yếu, chưa muốn có con, nên ngày nhận tin vui khiến vợ chồng anh Thành vui ít buồn nhiều! Buồn, lo vì sợ ảnh hưởng đến con khi mẹ không được khỏe.

Trải qua hành trình mang thai vất vả trong cơ thể yếu ớt, nên ngày Minh Nhật chào đời “mẹ tròn con vuông” là một kỳ tích đối với vợ chồng chị Đức, anh Thành. Với trọng lượng 1,8kg, cậu bé phải nằm lồng kính 7 ngày. Khi con được 16 tháng cũng là lúc chị Đức nhập viện vì bệnh suy thận và hành trình chạy thận bắt đầu từ năm 2005. Tuy đau bệnh, nhưng chị Đức luôn dành cho con tình yêu tuyệt đối, cho con dòng sữa ấm, chăm con từng muỗng cháo đến từng chiếc răng sữa lung lay. Trong vòng tay cha mẹ thương mến, Minh Nhật lớn lên từng ngày, khỏe mạnh, ngoan ngoãn. Từ khi mới biết nói em đã bi bô theo những bài hát khi xem ti vi. Khi vào mẫu giáo, trường em dự thi một chương trình văn nghệ cấp thành phố. Đến ngày thi thì một thành viên trong đội văn nghệ vắng mặt, thế là Minh Nhật được cô sắp xếp “điền vào chỗ trống”. Kết quả là tiết mục dự thi của trường em đã rất thành công.

Ngưi con hiếu tho

Với chất giọng thiên phú đầy xúc cảm, ngọt ngào, Minh Nhật không chỉ dạn dĩ ở sân khấu học đường mà còn gây ấn tượng tốt khi hát theo yêu cầu ở phòng trà của ca sĩ Kiều Lệ vào cuối năm 2016. Cũng từ đó, chị đã trở thành “cô giáo” dạy hát cho cậu học trò nhỏ. Vào năm 2008, khi mẹ lâm bạo bệnh, em đã khóc và xin “mẹ đừng chết”. Lúc đó, trong thâm tâm cậu bé chỉ ước mơ làm bác sĩ để chữa bệnh cho mẹ, nhưng rồi cậu thấy rằng ca hát là việc em có thể làm ngay để cùng cha lo chi phí chạy chữa, ghép thận cho mẹ, và thực hiện ước mơ của mẹ là “được thấy con trên ti vi”, nên Minh Nhật âm thầm đăng ký tham gia chương trình “Giọng hát Việt nhí 2017”. Kết quả em bị loại từ vòng giấu mặt vì “vỡ giọng”. Với quyết tâm “thất bại ở đâu thì đứng lên ở đó”, cậu bé tiếp tục vào TP.HCM tham gia thi “Giọng hát Việt nhí 2018”.

Để tham gia cuộc thi này, cậu bé đã vào TP.HCM một mình, cho đến khi đậu vòng giấu mặt em mới cho cha mẹ hay tin. Thương con, cha mẹ em cũng khăn gói vào TP.HCM để đồng hành cùng con trai nhỏ. Ngày em tham gia vòng chung kết “Giọng hát Việt nhí” cũng là lúc mẹ em trải qua ca mổ tuyến cận giáp nguy hiểm. Trong cơn thập tử nhất sinh, anh Thành lại thủ thỉ vào tai vợ rằng: “Em hãy cố lên, con mình đang chờ em ở nhà”. Thật là kỳ diệu, tình yêu dành cho con đã giúp chị vượt qua cơn hiểm nghèo một cách diệu kỳ. Về phần Minh Nhật, khi lọt vào top 10 của “Giọng hát Việt nhí”, em buồn lắm vì không có tiền chữa bệnh cho mẹ. Nhưng cha mẹ đã giúp em vượt qua cảm giác hụt hẫng đó, vì chỉ cần em khỏe mạnh, học giỏi và chăm ngoan đã là niềm vui lớn nhất cho gia đình. Kể từ ngày mổ tuyến cận giáp, cơ thể khó hấp thụ canxi khiến mẹ em đi lại khó khăn hơn. Nên mỗi ngày, niềm vui của em là phụ mẹ lặt rau, rửa chén, phơi đồ, lau nhà để cha yên tâm chạy Grab. Khi mẹ vào viện chạy thận, sau giờ đi học nhạc, sau giờ chạy Grab, hai cha con lại tranh thủ vào bệnh viện để chờ đón mẹ về.

Ưc mong phép mu

Câu chuyện về cậu bé hiếu thảo, hát hay ngày càng lan truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đó chính là cơ duyên đưa em đến với những show diễn ở những sân khấu lớn của thành phố, với vai trò hát solo hoặc song ca cùng với các ca sĩ tên tuổi. Đặc biệt em còn tham gia chương trình từ thiện ở Bệnh viện Ung bướu đem niềm vui đến cho các bệnh nhi nghèo và nhiều chương trình thiện nguyện ở chùa để cầu mong cho mẹ được khỏi bệnh… Biết đến cậu bé hiếu thảo qua những trang báo, một tiểu thương tên Hằng tại tỉnh Tiền Giang đã tìm đến nhà trọ và trao tặng cho em khoản kinh phí để đầu tư dàn thu âm chất lượng. Cũng là người quý mến em một cách đặc biệt, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã âm thầm nhờ người liên lạc mời em đến phòng trà Đồng Dao. Tại đây ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã trao cho em 20 triệu đồng, là tiền cát-sê sau khi Minh Nhật biểu diễn nhạc phẩm “Đêm mưa nhớ mẹ”. Tiếp sau đó, nam ca sĩ còn thường xuyên cùng em hát song ca trong các show diễn của anh và hỗ trợ chi phí học nhạc cho em mỗi tháng 2 triệu đồng. Mỗi lần đi diễn về, em lại giúi tiền vào tay mẹ và nói: “Con biếu mẹ để dành uống thuốc, chữa bệnh”.

Minh Nht cùng ba m

Không ch là hc sinh gii trong 9 năm lin, Minh Nht còn là “cây văn ngh” ca lp, ca trưng, đưc thy yêu bn mến. Hc gii, v đp, hát hay và chính nim đam mê ca hát đã đưa Minh Nht đến vi nhiu gii thưng ca hát. Trong đó có gii xut sc ca Chương trình tài năng tui thơ khi đang là hc sinh lp 6 ca Trưng THCS Đng Đa, TP.Quy Nhơn; Gii quán quân cuc thi “Ai s là sao năm 2017”; lt vào top 10 “Ging hát Vit nhí 2018”. Cũng trong 2018, Minh Nht đt gii II cuc thi “Tiếng hát tui thơ” do tnh Bình Đnh t chc. Ngoài ra em còn là gương mt sáng giá đưc tnh chn tham gia biu din ti chương trình Festival bin Nha Trang và tham gia Liên hoan Búp sen hng trong nhiu năm lin.

Nói về chồng và con trai sau ca chạy thận vào lúc 20 giờ tối, chị Trần Thị Đức rưng rưng nước mắt xót xa khi chồng phải nghỉ dạy vì mình, phải vất vả chạy Grab tới 1-2 giờ khuya; còn con trai cũng phải theo cha mẹ sống tha phương trong căn nhà trọ chật chội. Nỗi trăn trở khiến chị thường xuyên mất ngủ, có đêm thức trắng. Và rồi sau hiệu ứng của bài đăng trên Báo Thanh niên, “cánh cửa hạnh phúc” như mở ra với gia đình chị, giúp chị có được những giấc ngủ ngon khi được các mạnh thường quân hỗ trợ về tài chính, việc làm cho chồng và những cơ hội mới cho con trai. Tuy nhiên, sau 2 tuần đứng lớp với vai trò là giáo viên dạy toán ở Trường THCS-THPT Hồng Hà, anh Thành đã xin nghỉ hẳn và tiếp tục chạy Grab để có thể chủ động thời gian chăm cho lo vợ. Bởi hiện nay vợ anh không thể tự đi đứng, mỗi khi ngồi xuống hoặc đứng lên phải có người hỗ trợ.

Nói về cơ hội ghép thận của chị Đức, có thể nói đang là điều xa vời, vì các anh chị em ruột của chị đều bị suy thận, trong đó có 3 người đã mất, nên cơ hội nhận tạng hiến từ người cùng huyết thống là “con số 0”. Chỉ còn hy vọng duy nhất là chờ nguồn tạng hiến theo nguyện vọng đã đăng ký ở Khoa Ghép tạng Bệnh viện Chợ Rẫy, nhưng lượt người đăng ký chờ tạng ghép trước chị Đức cũng không phải ít. Thế nên, việc cha con anh Thành có thể làm lúc này là mỗi ngày đều thức dậy sớm, thắp nhang cầu nguyện để chị có cơ hội được ghép thận sớm nhất có thể, vì như thế khả năng phục hồi xương của chị Đức sẽ khả quan hơn. Với tình yêu thương và niềm tin mạnh mẽ, dù biết rằng cơ hội đó là rất nhỏ, nhưng cả 3 người họ đều gieo hy vọng mỗi ngày. Chị Đức cho biết: “Sáng nào hai bố con cũng thức dậy sớm thắp nhang cầu nguyện cho tôi có cơ may được ghép thận. Nhiều người nói cơ hội này quá xa vời, nhưng chúng tôi vẫn hy vọng trong một vài phần trăm đó ông trời nhìn thấy, cảm động trước lòng chân thành của cả gia đình, nên biết đâu sẽ ban cho mình điều may mắn”.

Bích Vân

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)