Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Giọt nước mắt ngày về của “Chung khờ”

Tạp Chí Giáo Dục

Mt ln đến nhà ch gái chơi, vì sc khe tinh thn không đưc bình thưng nên anh Trn Công Chung xã Hòa Khương, huyn Hòa Vang (TP.Đà Nng) không may đi lc. Cuc trùng phùng gia anh vi ngưi cha già và ch gái phi mt đến 18 năm ròng rã. Git nưc mt ngày v v òa trong nh thương và hnh phúc!


Chàng kh Trn Công Chung gc đu vào vai cha sau 18 năm xa cách

Chuyến đi chơi dài… 18 năm

Trần Công Chung (SN 1978) là con trai út trong gia đình có hai chị em. Từ nhỏ, Chung không may mắc căn bệnh chậm phát triển, nói không rõ âm. Năm 22 tuổi, sau một lần ốm nặng, sức khỏe của anh càng suy yếu. Hàng ngày, anh được cha và chị gái Trần Thị Thảo chăm sóc. Rồi chị Thảo theo chồng về sinh sống ở quận Cẩm Lệ. Nhớ chị, thi thoảng Chung đi bộ về thăm, chơi. Quãng đường từ Hòa Khương đến nhà chị gái chưa đầy 10km nhưng trong một lần đi thăm chị vào năm 2006, Chung bị lạc đường mãi đến 18 năm sau.

Chị Trần Thị Thảo rưng rưng nước mắt, kể lại: “Khi hay tin cha hỏi sao em đến nhà con chơi mà mãi không thấy về? Tim tôi thắt lại, nhanh chóng cùng cha và bà con cô bác đi tìm em. Đi hết các làng xóm ở địa phương, về thành phố rồi vào tận Quảng Nam. Ngày đó, chính quyền địa phương cùng chung tay hỗ trợ tìm kiếm, rồi thông báo tin tìm kiếm trên các phương tiện báo đài nhưng vẫn bặt vô âm tín”.


Ngưi thân và bà con li xóm vui mng đón Chung tr v

Không ai biết Chung đi đâu, người thân của anh chỉ biết nuôi hy vọng về một phép màu nào đó đưa anh trở về. Nỗi nhớ không cất thành lời, hằn sâu trên khóe mắt của ông Bốt và chị Thảo, nhất là lúc hai cha con cùng nhau ăn bữa cơm những ngày cận Tết. Tròn 18 năm ấy, mỗi bữa cơm dọn ra, người cha già Trần Công Bốt, năm nay 88 tuổi vẫn thường ngồi lặng đi, hướng đôi mắt trũng sâu ra ngõ. Ông mường tượng tiếng bước chân con trai trở về. Bữa cơm nào nước mắt ông cũng lặng lẽ rơi. “Tuổi già và điều kiện kinh tế khó khăn nên dù rất muốn tìm con, tôi cũng đành chấp nhận và chờ đợi mà thôi”, ông Bốt nói.

Tình ngưi trong ngôi ch nh

Tròn 26 tuổi, những bước chân lưu lạc đưa chàng khờ Trần Công Chung đến với ngôi chợ xép ở phường 6 (TP.Trà Vinh). Câu chuyện gom nhặt từ những cư dân xóm chợ kể, thấy chàng khờ đói rách nhưng hiền lành nên bà Mười cưu mang. Một thời gian sau, Chung có thêm nhiều người thân khác như ông Mười, mẹ Thảo, ngoại Hiền… Xóm chợ có bao nhiêu gia đình thì bấy nhiêu là người thân của Chung. Hàng ngày, Chung phụ các tiểu thương chợ dọn hàng. Tối, Chung được bố trí chỗ ngủ bên cạnh quầy tạp hóa của bà Hiền. “Suốt 8 năm nay, Chung ngủ ở đây. Tối nào, tôi cũng trông chừng nhắc nhở thằng nhỏ mắc mùng tránh muỗi, dặn dò đừng đi lung tung kẻo lạc rồi mới an tâm đi ngủ. Hai bà cháu có nhau, đêm đỡ buồn hơn”, giọng bà Hiền nghèn nghẹn.

Suốt những tháng năm đó, đôi ba lần Chung đi lạc rồi dăm bữa, nửa tháng lại tìm về với cư dân xóm chợ. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, mỗi người một tay chăm sóc Chung vượt qua ngày khốn khó. Thương Chung, một lần bà Hiền tìm cách liên lạc với tài khoản Facebook “Tuấn Vỹ kết nối yêu thương” để nhờ tìm kiếm người thân cho chàng khờ. “Nhiều đêm nghĩ, mình cao tuổi rồi, sau này một mình Chung ngủ lại chợ thì thương lắm nên tôi tìm gia đình cho cháu. Chung về, tôi rất buồn nhưng cũng mừng vì cháu tìm được người thân”, bà Hiền chia sẻ.

Hôm Chung về, bà con xóm chợ tập trung đông đủ để Chung nói lời tạm biệt. Áo quần, hành lý của Chung được mẹ Thảo (người chăm sóc và xem Chung như con) xếp đặt gọn gàng. “Nếu nhớ, hãy cứ trở lại nhé. Đây cũng là nhà của Chung”, bà con tiểu thương chợ phường 6 nhắn gửi.

Cuc trùng phùng sau 18 năm xa cách

Tuần trước, một người cháu trong gia đình ông Bốt tình cờ xem được video của tài khoản Facebook “Tuấn Vỹ kết nối yêu thương kể về một người đàn ông bị lạc gia đình đang sống ở chợ phường 6 (TP.Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh). Người đàn ông đó chỉ biết mình tên là Chung nhưng không nhớ đến từ đâu. Bà Sốt (cô ruột của anh Chung) cùng xem và thấy giống đứa cháu của mình bị thất lạc cách đây 18 năm nên vội vàng đến nhà anh trai là ông Bốt để lục tìm ảnh của anh Chung. Từ đó, những dòng tin nhắn kết nối với chủ kênh Facebook “Tuấn Vỹ kết nối yêu thương” được gia đình nhanh chóng thực hiện. Đồng thời, gia đình chuyển hình ảnh cho Hội đồng hương Đà Nẵng tại TP.HCM để nhờ trợ giúp. Đích thân ông Trần Hùng Phong – Chủ tịch Hội đồng hương Đà Nẵng tại TP.HCM cùng hai người bạn tức tốc về Trà Vinh để xác minh. Khi các thông tin đều trùng khớp, chị Thảo cùng người thân trong gia đình đã vào tận Trà Vinh để nhận diện và đón em trai trở về.

Chung không có căn cước công dân, ông Phong đã đứng ra bảo lãnh. Kèm theo hành lý ngày về là cuốn sổ tiết kiệm 30 triệu đồng của Hội đồng hương gửi tặng. Vé máy bay và chi phí đón Chung về được nhóm Kết nối yêu thương Hòa Vang hỗ trợ.

Chiu 12-3, ông Tô Văn Hùng – Bí thư huyn Hòa Vang (TP.Đà Nng) đã đến thăm và tng quà cho gia đình anh Trn Công Chung. Đng thi đ ngh UBND xã Hòa Khương nhanh chóng làm các th tc cp căn cưc công dân và h tr kinh phí đ anh Chung và gia đình sn đnh cuc sng.

Kể từ sau buổi chiều 12-3, khi Chung trở về, căn nhà nhỏ của ông Bốt ở thôn Phú Sơn Tây, xã Hòa Khương, có rất đông người dân đến thăm hỏi và chúc mừng sự đoàn tụ của gia đình. Ông Bốt phấn khởi vô ra, chuẩn bị cho Chung vài món ăn quê nhà, gợi cho Chung nhớ về bà con lối xóm. “Gần hai chục năm mong ngóng, chừ con về rồi, tui có ra đi cũng yên lòng”, ông Bốt nói.

Chung gục đầu vào vai ông Bốt, tiếng gọi “ba” thân thương suốt 18 năm im bặt được cất lên thành lời. Không ai nghĩ một chàng khờ lại nhớ rõ gương mặt người thân khi lần đầu được nhìn qua tấm ảnh. Tình thân ruột rà đã vượt qua mọi không gian, thời gian và cả sự khiếm khuyết để giúp Chung lại gần với cha, không cần sự gắn kết ngoại cảnh.

18 năm trước, giọt nước mắt của ông Bốt và chị Thảo chảy dài trong nhung nhớ, xót xa và âu lo. Bây giờ, qua ngần ấy thời gian, những giọt nước mắt của họ lại tiếp tục rơi, nhưng đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc buổi trùng phùng!

Thiên Phúc

Bình luận (0)