Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giữ đạo làm thầy

Tạp Chí Giáo Dục

C Thng Phm Văn Đng đã tng nói: “Ngh dy hc là ngh cao quý nht trong nhng ngh cao quý”…

Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý

1.Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, nhắc lại một câu chuyện cũ, không phải để đánh giá, phê phán mà để cùng nhau xem xét, cùng gìn giữ phẩm chất cao quý như lời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong việc có giáo viên xin tiền cha mẹ học sinh lớp mình dạy để mua máy vi tính khi bị mất.

Truyền thông và mạng xã hội có nhiều ý kiến và đa số lên án hành vi này của giáo viên. Phần ít cho là cô xin chứ cô không có quyền lực gì ép buộc, trù dập gây tổn hại học sinh và họ cho rằng khi mất đi một phương tiện dạy học trong lúc giáo dục đang thực hiện phương pháp hiện đại nên cô bức bách mở lời xin, nếu có phụ huynh không đồng ý thì cô không nhận. Việc này coi như giáo viên có sai, nhưng bị chê trách nặng nề thì cũng là một điều đáng tiếc.

2.Giáo dục tiểu học TP.HCM đã thực hiện các chuyên đề do Bộ GD-ĐT phát động và hướng dẫn như Quyền trẻ em, Trường học thân thiện – Học sinh tích cực và hiện nay đang xây dựng Trường học hạnh phúc. Tất cả là để hỗ trợ giáo dục học sinh.

Trong trường học, người có vai trò quan trọng nhất là hiệu trưởng. Hiệu trưởng có kinh nghiệm và được học tập, đào tạo từ Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục. Hiệu trưởng đã từng bước trưởng thành từ tổ trưởng, phó hiệu trưởng để là người đứng đầu trong một ngôi trường. Hiệu trưởng phải biết rõ từng giáo viên của trường mình về trình độ đào tạo, thời gian giảng dạy và kết quả học tập của học sinh, mức độ tín nhiệm của phụ huynh, uy tín với đồng nghiệp và cả quan hệ xã hội ở nơi cư trú. Đồng thời hiệu trưởng cũng cần biết rõ gia cảnh, quãng đường đến trường và phương tiện đi lại của giáo viên; biết những bạn bè thân thiết trong trường và cá tính của mỗi giáo viên. Điều này giúp cho ban lãnh đạo nhà trường bố trí giáo viên dạy khối nào, lớp nào hợp lý và mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.

Ngoài ra, trong sinh hoạt tổ khối, sự gần gũi hiểu biết lẫn nhau luôn là mối dây chia sẻ, tương trợ trong học thuật lẫn đời sống.

Trường học còn có tổ chức công đoàn luôn theo sát để hỗ trợ các hoàn cảnh khi người thầy lâm vào hoàn cảnh khó khăn.

Giáo viên phải có một trái tim biết yêu thương học trò như người mẹ hiền

Thế nhưng, khi giáo viên mất máy vi tính, mất một phương tiện dạy học trong thời đại công nghệ thông tin đang tiến từng ngày thì nhà trường gồm ban lãnh đạo, tổ chuyên môn, công đoàn có được giáo viên báo cáo không? Tất cả đã có động thái gì để giúp cho giáo viên? Sao để người thầy tự mình đứng trên lớp vận động phụ huynh? Khi sự việc phát hiện có gặp ngay giáo viên để tìm hiểu và giải quyết không?…

Các cấp quản lý, khi chuyện xảy ra mới lên tiếng. Có thể là hơi chậm. Nếu tìm hiểu tức thì để nhìn thấy nguyên nhân, hiểu rõ hoàn cảnh và có ngay biện pháp xử lý hợp lý, kịp thời thì tốt biết mấy. Đây mới là quản lý giáo dục, là bảo vệ cho giáo viên, cho nhà trường và để giáo dục luôn là niềm tin cho xã hội.

3.Dân gian có câu: “Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”.

Các bậc phụ huynh không đồng ý với giáo viên thì có thể gặp hiệu trưởng trình bày, nêu ý kiến phản đối. Tạo ra làn sóng trên truyền thông về người thầy thiếu tính sư phạm trong lúc xin đóng góp mua máy vi tính cũng là một niềm đau mà giáo dục phải đón nhận.

Không thể bênh vực cho sự thiếu đúng đắn đó của người thầy. Người thầy đã nhận bằng tốt nghiệp thì phải thấm vào trái tim hai chữ sư phạm. Đấy là giới hạn mà người dạy học không được vượt qua. Hệ thống quản lý giáo dục cũng nên làm cho sự việc nhỏ này nhỏ hơn. Trường học được coi là ngôi đền trí tuệ thì đạo làm thầy phải hết sức gìn giữ và tu luyện.

Tiếng gọi Thầy

Các em ơi! Trong cuộc đời dạy học

Đến với trường, tôi dành hết thương yêu

Như hạnh phúc của cuộc đời mình vậy

Nghe tiếng gọi Thầy cao quý biết bao nhiêu.

                                                Lê Ngc Đip

Tinh thần tôn sư trọng đạo là truyền thống của người Việt Nam xưa nay. Thiếu niềm tin vào người thầy thì học sinh dù đỗ đạt cũng chẳng đem lại một công dân tốt cho xã hội. Trong giáo dục, người thầy có vị trí tối cao với học trò.

“Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Vì vậy, người thầy phải luôn giữ “đạo làm thầy” để được xã hội và học trò tôn trọng. Người thầy phải luôn học tập, có ý tứ khi đi đứng và ăn mặc chỉnh tề, nói năng thì nhẹ nhàng. Ai cũng dễ dàng nhận ra đó là thầy giáo đang dạy dỗ con em mình cả đạo đức và tri thức. Ngoài xã hội, khi nhìn một người đi mua hàng ngoài chợ, cùng gia đình hay bạn bè ăn uống, đang chạy xe trên phố, ai ai cũng có thể thấp thoáng nhận ra phong thái của người thầy.

Dù biết rằng mọi việc trên đời này đều không hoàn hảo nên mỗi nhà giáo phải gìn giữ, nhắc nhở nhau. Các nhà quản lý luôn giúp cho giáo viên hạn chế vi phạm để nhà giáo trở thành một lương sư.

Một người đi học, thi vào trường sư phạm, thành giáo viên đi dạy học thì không phải là việc khó. Nhưng để có một trái tim biết yêu thương học trò như người mẹ hiền và luôn gìn giữ đạo làm thầy thì phải biết bao nỗ lực trong mồ hôi và đôi khi có cả nước mắt…

ThS. Lê Ngc Đip
(Nguyên Trưởng phòng Giáo dục, Sở GD-ĐT TP.HCM)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)