Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Giữ nghề truyền thống trong xu thế hội nhập

Tạp Chí Giáo Dục

Đ góp phn gi gìn ngh truyn thng hàng trăm năm, nhiu làng ngh tnh Qung Nam đã đưa ra gii pháp phát trin du lch cng đng thông qua các tour tham quan tri nghim v các làng ngh. Cách làm này không ch góp phn gi ngh mà còn m ra cơ hi phát trin các làng ngh mt cách bn vng hơn…

Nghề đan võng ngô đồng ở Cù Lao Chàm

Thm lng gi ngh

Có truyền thống lâu đời với nghề đan võng ngô đồng, dù nhiều thời điểm người dân làm nghề đối mặt với nguy cơ mai một, thất truyền. Dẫu vậy, vào thời điểm khó khăn nhất, người Cù Lao Chàm vẫn ấp ủ việc khơi dậy khát vọng hồi sinh làng nghề truyền thống. Bà Lê Thị Kề, một nghệ nhân đan võng tại xã Tân Hiệp, TP.Hội An chia sẻ: “Làng nghề đan võng ngô đồng ở Cù Lao Chàm ra đời từ hơn 300 năm trước. Ban đầu, người dân lấy vỏ cây ngô đồng bện lại thành những chiếc võng để ru con, để nằm nghỉ giấc giữa trưa hè nóng bỏng. Sau đó, võng được đan để bán đi nhiều nơi. Tôi lớn lên đã thấy người thân đan võng, rồi tôi cũng học nghề. Tầm 14, 15 tuổi, tôi đã biết se dây, đan từng mắt võng. Nghề đòi hỏi sự tỉ mẩn, kiên trì và công phu nhưng càng đan càng thấy thú vị và yêu nghề”.

Vào những ngày biển động, thuyền không thể vươn khơi đánh cá, bà Kề cũng như người dân ở Cù Lao Chàm ngồi bên hiên nhà, nghe tiếng sóng rì rào vỗ vào vách đá và đều tay se dây ngô đồng để đan võng, kiếm thêm thu nhập nuôi sống gia đình. Câu chuyện giữ nghề như một nốt trầm giữa chiều biển động “Một chiếc võng đan xong cũng mất hàng tháng trời nên lớp trẻ bây giờ khó theo nghề. Dù vậy, tui vẫn mong có người kế nghiệp để không thất truyền nghề của cha ông để lại”.

Ngược lên huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam), nơi đồng bào Cơ Tu bao đời nay duy trì nghề truyền thống dệt thổ cẩm. Với đồng bào, tấm thổ cẩm quan trọng không chỉ bởi làm nên những trang phục phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn là niềm tự hào của người Cơ Tu, là món của hồi môn ngày con gái đi lấy chồng, nên gia lập thất.

Chị Bhling Treng – một nghệ nhân giữ nghề dệt thổ cẩm ở xã Tà Lu, huyện Đông Giang bảo: “Tôi làm quen và biết dệt từ năm 15 tuổi. Trước đây, chủ yếu dệt quần, áo cho gia đình và bán cho bà con trong thôn, xã. Nhưng để giữ nghề thì đó không phải là cách tốt. Tôi nghĩ ra cách thành lập tổ dệt thổ cẩm Đhrồồng và từ đó góp phần cải thiện thu nhập cho chị em trong thôn. Dù còn nhiều khó khăn, khó nhất là đầu ra cho sản phẩm nhưng tôi luôn động viên chị em cố gắng giữ được nghề truyền thống này để không bị thất truyền”.

Gii pháp phát trin ngh truyn thng

Năm 2024, nghề thủ công truyền thống đan võng ngô đồng ở Cù Lao Chàm được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cù Lao Chàm được biết đến với danh xưng “hòn đảo hoa ngô đồng”. Ngô đồng là loài cây vững chãi mọc lên từ đá núi, càng khô cằn và nắng hạn hoa lại nở màu rực rỡ phủ bóng đỏ rực. Ngô đồng gắn liền với đời sống hàng ngày của người dân Cù Lao Chàm từ xa xưa với nghề đan võng.

Lễ hội mùa hoa ngô đồng góp thêm phần kích thích và thu hút khách du lịch đến với Cù Lao Chàm. Nghề đan võng ngô đồng trở thành một phần câu chuyện về đời sống, làng nghề và nét văn hóa đặc sắc trên xã đảo này. Bà Kề vui vẻ nói: “Từ ngày có khách du lịch, nghề đan võng ngô đồng được du khách khắp nơi biết đến. Người làm nghề nhờ thế cũng thấy phấn khởi hơn và hy vọng sẽ có nhiều lớp trẻ kế cận nhau giữ nghề”.

Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An cho biết, thành phố đang thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ người gìn giữ nghề truyền thống như thành lập hợp tác xã, vận động, khuyến khích người dân đa dạng hóa các sản phẩm từ cây ngô đồng phục vụ khách du lịch và nâng cao thu nhập, đồng thời quản lý, kiểm tra để bảo đảm việc khai thác cây ngô đồng phù hợp để phát triển du lịch bền vững cũng như giữ gìn nghề truyền thống đan võng.

Trở lại với câu chuyện hồi sinh nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Cơ Tu, ông A Vô Tô Phương, Chủ tịch UBND huyện Đông Giang cho biết, thời gian qua, chính quyền địa phương rất quan tâm việc bảo tồn, phát huy làng nghề truyền thống của địa phương. Trong đó, nghề thủ công như dệt thổ cẩm truyền thống của người Cơ Tu được xem là nghề mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống. Vì vậy, địa phương luôn khuyến khích và tạo điều kiện để bà con chung tay gìn giữ và phát triển nghề. Một trong những định hướng phát triển đó là làm nghề gắn với phát triển du lịch ở địa phương để cải thiện thu nhập cho người dân.

Ông Nguyễn Thanh Hồng – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam cho biết, du lịch cộng đồng kết hợp với các làng nghề truyền thống tại địa phương là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn, mỗi năm thu hút khoảng hơn 15% du khách đến tham quan và trải nghiệm. Để mở hướng phát triển du lịch cũng như góp phần hồi sinh nghề truyền thống, Quảng Nam cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề truyền thống.

Hiện toàn tỉnh Quảng Nam có tổng cộng 10 nghề truyền thống, 30 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận. Các làng nghề ngoài tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân còn giữ vai trò quan trọng trong bảo tồn không gian, nét đẹp văn hóa truyền thống và có tiềm năng phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Hàn Giang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)