Ngày Tết, “tần suất” đi chơi và ăn uống của cả gia đình đều tăng lên. Với người lớn thì không ảnh hưởng nhiều, nhưng với các bé yêu, làm thế nào để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng cho bé là việc không hề đơn giản.
Cần cho trẻ ăn đủ bữa và đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe. Ảnh: minh họa – Internet |
Hạn chế trẻ ăn nhiều bánh kẹo hoặc đồ béo
Với những bé đang bú sữa mẹ, Tết sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bữa ăn vì nguồn dinh dưỡng chính này luôn được duy trì đều đặn.
Để đảm bảo đủ lượng sữa cho con, người mẹ cần ăn đúng bữa và đủ chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, người mẹ cố gắng uống nhiều nước và tránh thức khuya để có đủ sữa cho bé bú. Cho bé ăn và ngủ đúng giờ.
Đối với các bé đã ăn dặm, hoặc ăn uống bình thường như người lớn, có thể làm những món chế biến nhanh và vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bé như: bột sữa, trứng, cháo thịt (bò, lợn, gà) hay rau củ…
Những món thường gặp trong ngày Tết là giò chả, bánh chưng, mứt… Đây là các món chứa nhiều mỡ, có độ ngọt, chất béo cao. Những thức giàu năng lượng này rất dễ gây béo phì cho trẻ, nhất là với bé phàm ăn.
Bé cũng rất thích nhâm nhi bánh kẹo khi đi chúc Tết. Vì vậy, nên hạn chế cho con ăn vặt hoặc ăn quá nhiều đồ béo. Có thể nấu súp, bún hoặc miến để bé dễ tiêu hóa.
Cố gắng duy trì những bữa ăn chính của trẻ sao cho không có thay đổi nhiều so với những ngày bình thường.
Tết là dịp có nhiều loại thực phẩm khác nhau trong nhà, vì vậy trẻ có thể ăn được nhiều món ăn khác nhau trong bữa ăn chính. Ví dụ, thay vì bắt bé ăn hết một chén cơm, bạn có thể cho bé ăn nửa chén cơm rồi ăn thêm một mẩu bánh chưng hay một cục xôi gà, ly chè đậu…
Đối với trẻ béo phì, cần hạn chế mua dùng hay ít nhất phải quản lý chặt các thực phẩm ngọt (chocolate, bánh mứt…) và các món ăn béo (thịt mỡ, món chiên) ngoài tầm tay trẻ, khuyến khích trẻ giữ chế độ ăn kiêng như cũ.
Đối với trẻ cần tăng cân, các thực phẩm giàu năng lượng (ngọt, béo nhiều) cần khéo léo đưa vào các bữa ăn của chính và phụ của trẻ, tuyệt đối không cho trẻ ăn vặt.
Cần chú ý bổ sung lượng nước thường xuyên cho trẻ bằng sữa, nước lọc, hoặc hoa quả. … Tăng cường rau xanh và trái cây sẽ giúp trẻ có sức đề kháng chống bệnh tật, nhiễm trùng. Không để trẻ ăn quả lạnh vì bé sẽ bị buốt răng và rất dễ viêm họng.
Đề phòng nhiều bệnh “rình rập” trẻ
Một điều đặc biệt đáng lưu ý là do đang vào mùa của viêm dạ dày ruột do Rotavirus nên trẻ rất dễ mắc bệnh tiêu chảy. Tiêu chảy do Rotavirus lây lan rất nhanh, chủ yếu qua con đường phân – miệng và tay – miệng.
Vi-rút được thải ra ngoài theo phân của người bệnh và tồn tại rất lâu trong phân, ở bàn tay, trên sàn nhà, các đồ vật… bị nhiễm. Trẻ dễ dàng bị nhiễm bệnh do uống hoặc ăn phải thức ăn bị nhiễm bẩn qua do sờ chạm vào các bề mặt, các đồ vật (bàn ghế, đồ chơi, sàn nhà…) bị nhiễm bẩn
Các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ mắc bệnh, cần đưa ngay tới cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời, tránh mất nước, rối loạn điện giải và có thể tử vong.
Một bệnh trẻ dễ mắc thời điểm này là suyễn ở trẻ em còn gọi là bệnh hen phế quản (HPQ) là một bệnh mạn tính của đường hô hấp.
Theo các bác sĩ, mỗi khi thời thiết thay đổi từ nắng ấm sang lạnh, gió mùa đông bắc, áp thấp nhiệt đới, ẩm ướt, trẻ cảm lạnh do mặc không đủ ấm, tắm khi có gió lùa, mặc quần áo bị ướt (do trẻ nghịch nước hoặc khi trẻ “tè ra quần” mà người lớn không biết…), viêm đường hô hấp do vi sinh vật (như viêm mũi họng, VA, viêm phế quản, tiểu phế quản), một số thức ăn (như tôm cua, ốc…), lông của một số động vật nuôi trong nhà (như chó, mèo…), khói thuốc lá, thuốc lào do người lớn phả ra một cách thường xuyên, khói bếp do đun rơm rạ, củi, rác, nhất là khói và khí của bếp than đá (than tổ ong)…hoặc đôi khi gắng sức (khóc, chạy nhảy nhiều, đùa nghịch quá mức…), cũng là một trong các nguy cơ cao làm cho trẻ có tiền sử bị HPQ tái phát.
Khi thấy trẻ có các biểu hiện xuất hiện khi gắng sức (khóc, chạy nhảy quá mức…) như: ho gà, nói được câu dài không bị ngắt quãng, dấu hiệu co kéo lồng ngực, hõm ức, hố thượng đòn, khó thở, ho khi nghỉ ngơi, cánh mũi phập phồng; trẻ nhỏ không thể bú được; hiện tượng co kéo lồng ngực, mũi ức, hố thượng đòn rất rõ; nhìn môi của trẻ thấy tím tái. Nói hoặc khóc rất khó khăn (chỉ từng từ một), trẻ khó thở dữ dội, không thể khóc hoặc nói…Cần cho trẻ đi khám bệnh, đặc biệt là khám bác sĩ chuyên khoa nhi, tuyệt đối không nên nghe theo mách bảo của bạn bè, người thân không có chuyên môn về y. Không nên tự mua thuốc để điều trị cho trẻ vì không những không khỏi, mà nhiều khi còn gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.
Khi thấy trẻ có các biểu hiện xuất hiện khi gắng sức (khóc, chạy nhảy quá mức…) như: ho gà, nói được câu dài không bị ngắt quãng, dấu hiệu co kéo lồng ngực, hõm ức, hố thượng đòn, khó thở, ho khi nghỉ ngơi, cánh mũi phập phồng; trẻ nhỏ không thể bú được; hiện tượng co kéo lồng ngực, mũi ức, hố thượng đòn rất rõ; nhìn môi của trẻ thấy tím tái. Nói hoặc khóc rất khó khăn (chỉ từng từ một), trẻ khó thở dữ dội, không thể khóc hoặc nói…Cần cho trẻ đi khám bệnh, đặc biệt là khám bác sĩ chuyên khoa nhi, tuyệt đối không nên nghe theo mách bảo của bạn bè, người thân không có chuyên môn về y. Không nên tự mua thuốc để điều trị cho trẻ vì không những không khỏi, mà nhiều khi còn gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.
Những lúc trẻ đang bị lên cơn HPQ không được tắm cho trẻ, tránh cho trẻ chơi, ngồi hoặc bế trẻ ra nơi có gió lùa sẽ làm cho trẻ bị lạnh đột ngột, cơn hen sẽ tăng nặng hơn.
Khi trẻ lên cơn hen nặng, hen cấp tính (khó thở gấp, dữ dội, môi tím, không bú được, không khóc được, nói ngắt quãng hoặc không nói được…) cần khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, tránh để xảy ra điều đáng tiếc.
Ngoài ra, còn một số bệnh về tai – mũi – họng khác mà trẻ thường mắc trong mùa này là viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm amidan… Trẻ bị viêm amidan cấp sẽ sốt cao từ 39 – 40 độ C, đau họng, khó nuốt, chảy nước miếng nhiều, mệt mỏi, biếng ăn, biếng chơi.
Để phòng tránh nhiễm bệnh cho trẻ, cha mẹ cần:
– Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là cổ, vùng ngực, tay, chân. Không để chân trẻ bị ẩm ướt hoặc bị lạnh, nhất là khi đi ngủ.
– Thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng, dạy trẻ đánh răng đúng cách, súc miệng bằng nước muối pha loãng.
– Tắm cho trẻ ở buồng không có gió lùa, tắm nước ấm, cần tắm nhanh, tắm xong phải lau khô người cho trẻ ngay, lau bằng khăn khô và mặc ngay quần áo cho trẻ.
– Tránh để trẻ đưa tay vào miệng, hạn chế cho trẻ chơi, thổi bong bóng. Khắc phục triệt để thói quen ngoáy mũi và mút tay của trẻ.
– Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
– Đảm bảo chế độ ăn của trẻ có dinh dưỡng đầy đủ, nhiều hoa quả và vitamin để tăng sức đề kháng.
– Theo dõi và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ tránh để những biến chứng không đáng có xảy ra khi trẻ mắc bệnh.
Khánh An / TPO
Bình luận (0)