Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

“Giữ thế” cho nông sản

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhóm mặt hàng nông sản chủ chốt của Việt Nam, như: cà phê, cao su, hạt tiêu… đang hưởng mức giá cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nội địa lại đang mất dần thế chủ động “sân nhà”.

Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA) cho biết, giá cà phê hiện nay rất cao, tại thị trường London là 2.600 USD/tấn cà phê Robusta, giá cà phê hạt trong nước trên 46.000 đồng/kg.

Theo dự báo, giá cà phê sẽ còn ở mức cao đến cuối niên vụ. Với giá cao su luôn ở mức cao từ cuối năm ngoái tới nay, Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo xuất khẩu cao su năm nay có khả năng vượt 3 tỷ USD, tăng hơn 600 triệu USD so với năm ngoái, mức cao nhất từ trước tới nay.
Giá hạt tiêu đã tăng kỷ lục trong những ngày qua sau khi có tin thị trường Trung Quốc “khát” hạt tiêu và nhiều thương nhân Trung Quốc vào tận các vùng tiêu ở Tây Nguyên để gom hàng.
Giá hạt tiêu xô tại Chư Sê, Gia Lai đã lên tới 110.000 đồng/kg và tại Châu Đức, Bà Rịa – Vũng Tàu là 112.000 đồng/kg tiêu đen trong khi chỉ vài ngày trước, giá tiêu đen còn ở mức 101.000 – 103.000 đồng/kg, tăng kỷ lục từ trước tới nay.
Giá các loại nông sản này cao như vậy, nhưng người trồng hiện vẫn chịu cảnh bán vội, ngay cả các đại lý, công ty thu mua trong nước cũng chung hoàn cảnh, chịu sức ép ngày càng lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Trước sức ép ngày càng tăng từ các doanh nghiệp nước ngoài, Bộ Công Thương vừa buộc phải có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, VICOFA rà soát lại việc thu mua và xuất khẩu nông, lâm sản của các DN có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực nông, lâm sản.
Công văn này được đưa ra sau khi Bộ Công Thương nhận được phản ánh từ VICOFA về hiện tượng một số DN có vốn đầu tư nước ngoài thu mua cà phê để xuất khẩu vượt quá phạm vi quy định của Nhà nước.
Theo VICOFA, sản lượng cà phê của Việt Nam vẫn đang đảm bảo, nhưng về lâu dài ngành sản xuất cà phê phải đối mặt nhiều khó khăn: diện tích tái canh cà phê là vấn đề được quan tâm nhiều nhất với trên 137.000 ha, phải thay trong vòng 10 năm, nên cần lượng vốn rất lớn và phải làm từng bước, nếu không tái canh hoặc tái canh không hợp lý, sản lượng cà phê sẽ giảm mạnh trong những năm tới.
Theo đó, cần quy hoạch và ổn định diện tích trồng cà phê ở mức 500.000 ha, sản lượng đạt 1 – 1,2 triệu tấn/niên vụ và cân đối giữa cà phê Robusta với cà phê Aribica ở vùng cao (giá Aribica gần gấp 3 lần giá Robusta).

HẢI ANH / DNSG

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)