Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Giúp bé có một chế độ ăn chuẩn

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Những thói quen ăn uống thiếu khoa học dễ khiến sức khỏe bé bị ảnh hưởng xấu. Bằng những cách đơn giản dưới đây, mẹ sẽ dễ dàng giúp bé có một chế độ ăn “chuẩn không cần chỉnh”.

Ăn vặt
Bé ăn vặt cả ngày sẽ “ngang dạ” và không cảm thấy đói vào những bữa ăn chính. Chính việc nhai “nhóp nhép” đồ ăn (kể cả những thực phẩm tốt cho sức khỏe) sẽ khiến bé không cảm giác được khi nào mình thật sự đói. Điều mẹ cần làm là:
Thiết lập một lịch trình cụ thể: Thay vì cho bé ăn vặt cả ngày, các mẹ có thể xen kẽ những bữa ăn nhẹ vào giữa sáng và trưa, giữa trưa và tối và trước khi đi ngủ nếu bé đói.
Thêm món ăn nhẹ cho bé: Bữa ăn nhẹ có chứa protein và chất béo sẽ giúp bé no lâu hơn. Một số món ăn mẹ nên tham khảo cho bé như: Bánh quy giòn, vài lát táo, sữa chua hương vị trái cây.
Để đồ ăn khỏi tầm nhìn của bé: Mẹ nên để đồ ăn tránh tầm nhìn và tầm tay của bé.
Uống nhiều nước ép trái cây
Một lượng nhỏ nước ép trái cây nguyên chất rất tốt cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, uống nhiều nước ép khiến bé dễ bị tiêu chảy. Điều mẹ cần làm là:
Không dùng cốc: Cho nước hoa quả vào tách nhỏ đặt tại bàn cho bé, bé sẽ dần dần bỏ thói quen uống quá nhanh và quá nhiều.
Cho bé uống nước lọc: Sau những giờ bé hoạt động thể thao, mẹ nên cho bé uống nước lọc. Nước ép trái cây nên để dành cho bé uống khi không quá khát. Điều đó sẽ giúp bé không bị mất thói quen uống nước lọc và “sa đà” vào nước trái cây.
Pha loãng: Mẹ nên pha thêm nước vào nước ép trái cây với tỉ lệ 1:1. Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé uống nhiều hơn 2 cốc nước mỗi ngày.
Dùng quá nhiều đường
Trẻ nhỏ vốn rất yêu thích những đồ ăn ngọt. Việc thêm đường vào những món ăn tráng miệng hay đồ ăn nhẹ có thể cung cấp thêm calo nhưng không chứa nhiều dinh dưỡng cho bé. Điều mẹ cần làm là:
Giới hạn: Thay vì giảm một cách đột ngột lượng đường cho bé, mẹ hãy đưa ra một sự “thương lượng” với bé về việc tiêu thụ đồ ngọt. Các mẹ có thể hỏi bé: “Con muốn ăn đồ ngọt bây giờ hay sau bữa ăn tối?”
Tìm hiểu về đường: Các mẹ nên tìm hiểu hàm lượng đường trong những thực phẩm mà bé ăn, nhất là trong những món ăn chúng ta ít để ý tới như ngũ cốc ăn sáng hay hoa quả.
Ăn nhiều Carbohydrat
Bé thường không thích ăn các loại thịt và đây là nguyên chính khiến bé thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng như kẽm, sắt. Điều mẹ cần làm là:
Làm mềm thịt: Bé thường không thích ăn thịt bởi chúng dai, mất nhiều thời gian để nhai. Đó là lý do vì sao bé thích các loại thịt được băm nhỏ. Mẹ có thể om thịt với nước dùng trong chảo hay đun đến khi thịt mềm để bé dễ ăn hơn.
Cung cấp protein: Nếu bé không thích ăn thịt, mẹ nên cho bé ăn những loại thực phẩm khác như trứng, đậu, các sản phẩm từ sữa ít chất béo… Bé mới biết đi cần khoảng 16g protein mỗi ngày (bé trước tuổi đến trường cần 24g).
Tăng cường Carbohydrat: Mẹ nên cho bé ăn những loại thực phẩm đóng gói bổ sung nhiều chất xơ, vitamin E, Magiê…
Ăn nhiều rau quả
Rau quả chứa nhiều vitamin, chất xơ, rất tốt để bé có một cơ thể khỏe mạnh. Các mẹ nên tạo cho bé thói quen ăn rau củ ngay từ nhỏ để hình thành nên thói quen tốt sau này. Điều mẹ cần làm là:
Không sợ chất béo: Thêm một chút chất béo lành mạnh sẽ khiến rau củ có mùi thơm hơn, giúp cơ thể bé hấp thu thêm nhiều vitamin. Một muỗng cà phê bơ thực vật hay phô mai ít chất béo có thể bổ sung thêm 50 calo và ít gam chất béo.
Tạo món đặc biệt: Mẹ có thể cho bé ăn một đĩa các loại rau như món khai vị trộn cùng dầu, đậu, vừng, chanh và tỏi trong khi đang chuẩn bị bữa tối. Bé sẽ thích thú chúng hơn những món ăn chỉ có nguyên rau xanh.
Tạo cho bé sự thoải mái: Đừng nên áp đặt bé ăn bất cứ loại rau củ nào. Bằng cách giới thiệu những món rau mới hoặc tranh thủ nói về vai trò hay lợi ích của rau cho bé hiểu, bạn sẽ giúp bé quen và tự tạo cho mình thói quen ăn uống nhiều rau xanh.
Thanh Ngọc (TPO)

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)